|
Công trình Hàm Cá Mập |
Ông Bộ trưởng Xây dựng Ngô Xuân Lộc lần ấy chia sẻ với chúng tôi chuyện ông Sáu từng rất phiền lòng khi chứng kiến những lệch lạc bất ổn của vài công trình xây cất hiện đại quanh Hồ Hoàn Kiếm. Ông Sáu không chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.
Nghịch chuế là khối nhà dài thượt Dây thép- Bưu điện. Là hình khối nhất là mặt tiền trụ sở UBND Thành phố Hà Nội. Rồi những đường nét thô vụng ở Khách sạn Hà Nội Vàng…
Tôi không có cái mắn được ké vào những chia sẻ, luận bàn quanh chuyện này. Chỉ biết ông Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc phải ký vào một công văn có cái tiêu đề.
Quyết định
Về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực hồ Gươm và phụ cận, thành phố Hà Nội (Công văn mang số 448/ BXD/HTQH). Trong công văn ấy điểm nhấn thế này.
… Xem xét lại các công trình kiến trúc mới xây dựng, có ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, bố cục không gian như: nhà Bưu điện Trung ương, trụ sở UBND thành phố, nhà số 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng, Khách sạn Vàng... để có biện pháp khắc phục phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố.
Tiếp thu triển khai công văn ấy, hơn hai tháng sau, ngày 24/10/1996, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định mời năm đơn vị có uy tín chuyên môn tham gia lập phương án cải tạo kiến trúc công trình nói trên, gồm Bộ Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Cty Kiến trúc ADC Hà Nội.
Quá bức xúc, tác giả thiết kế công trình đã lặng lẽ sang làng gốm Bát Tràng thửa về 4 con cóc sành khổng lồ đem gắn vào nóc cột ở thế ngước lên trời. Con cóc là cậu ông Trời mà chẳng kiện được ai. Nó cứ ngước cổ lên kêu trời. Một thời gian sau người ta phải gỡ 4 cậu ông trời đó đi!
Năm tháng cứ lừng lững trôi. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhưng thể hiện quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt khi ấy đã không được thực hiện.
Việc ấy như để giải mã thêm cái câu mà người ta từng dở thật dở đùa về sức ỳ của việc quản trị một đô thị lớn như Hà Nội là Hà Nội không vội được đâu!
Trước thời điểm đó cũng có một chuyện lạ. Ấy là công trình Hàm Cá Mập!
Công trình “Hàm Cá Mập” là một trung tâm thương mại được xây dựng trên nền Nhà xe điện cũ và Bách hóa Bờ Hồ, khởi công năm 1991.
Năm 1993, công trình đã thi công gần xong phần thô. Thời điểm ấy tác giả công trình là kiến trúc sư (KTS) có tay nghề vững và có thâm niên phải đi công tác một thời gian ở Vinh (Nghệ An). Lúc về Hà Nội, thấy công trình của mình bị bọc kín bằng vải dứa, nhiều chỗ bị đập nham nhở để cơi rộng ra. Vị KTS này tá hỏa vội vã coi xét rồi ngồi… khóc!
Ông quá uất ức vì không hiểu tại sao phía chủ đầu tư lại có cách đối xử dã man như vậy với tác phẩm kiến trúc, với tác giả thiết kế như thế.
Rồi ông cũng biết, chủ đầu tư đã yêu cầu một KTS khác thay đổi thiết kế để thỏa mãn sự tham lam của họ. Sự tham ấy là làm biến dạng thiết kế để tăng diện tích sử dụng nên phần choán ra Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục rất thô kệch xấu xí! Người ta đã táo tợn mở rộng công trình mà không hề hỏi ý kiến tác giả của nó.
Việc tham nhũng không gian kiến trúc tự ý cơi nới này của chủ đầu tư mấy chục năm sau lại lặp lại ở nhiều công trình kiến trúc đường Lê Văn Lương như dư luận đang dậy sóng những ngày này!
Tác giả KTS nọ đã viết đơn kiện lên thành phố ( Hiện người viết bài này vẫn còn lưu lại bản sao lá đơn khiếu nại và thanh minh của ông KTS này)!
Nhưng những lá đơn kêu cứu khẩn thiết ấy đã rơi vào vô vọng và im lặng!
Sự việc còn diễn biến kinh khủng hơn khi người ta chẳng biết nghĩ ngợi thế nào cho… sơn màu đen sì lên toàn bộ công trình. Thảm họa dư luận chính ở thời điểm này. Có lẽ vì thế mà cái tên “Hàm Cá Mập” ra đời? Dù về hình thức trông nó chỉ hao hao “hàm cá mập” mà giống “hàm cá nhà táng” thì đúng hơn!
Quá bức xúc, tác giả thiết kế công trình đã lặng lẽ sang làng gốm Bát Tràng thửa về 4 con cóc sành khổng lồ đem gắn vào nóc cột ở thế ngước lên trời. Con cóc là cậu ông Trời mà chẳng kiện được ai. Nó cứ ngước cổ lên kêu trời. Một thời gian sau người ta phải gỡ 4 cậu ông trời đó đi!
Thực trạng chuế nghịch của Hàm Cá Mập và những lá đơn của vị KTS nọ cũng có chút tác dụng!
Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ra tay với công trình Hàm Cá Mập - sự “kết hợp sai giấy phép (Nhà xe điện cũ) và không giấy phép (Bách hóa Bờ Hồ).
Đúng ngày 19/8/1996 (cùng thời điểm với công văn của Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc về việc xử lý những kiến trúc, thiết kế có ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, bố cục không gian như: nhà Bưu điện Trung ương, trụ sở UBND thành phố, nhà số 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng, Khách sạn Vàng…) Thủ tướng Chính phủ đã ra thông báo số 64/TB ngày 19/8/1996: “Yêu cầu UBND TP Hà Nội xử lý nghiêm khắc đối với chủ đầu tư công trình này, thiết lập lại kỷ cương quản lý xây dựng thành phố, buộc chủ đầu tư phải sửa kiến trúc công trình (về hình khối và chiều cao cho phù hợp với cảnh quan chung). Xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật nếu thấy cần thiết để đề cao kỷ cương trật tự”.
Thế rồi như mọi người đã biết những quyết định của Thủ tướng đã không được triển khai trên thực tế!
Có lẽ cũng phải biên lại một việc buồn khác về sự xây cất ở Hà thành thời điểm ấy.
Đó là dự án về tòa nhà 16 Lê Thái Tổ “Khách sạn Hà Nội Vàng”, một công trình nếu thực hiện sẽ đè nát không gian kiến trúc Hồ Gươm. Nó đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận và được báo chí ghi nhận là sự kiện thứ 6 trong 10 sự kiện Văn hóa và Báo chí năm 1996, với 103 bài báo của các cơ quan công luận.
Sang năm 1997, còn có thêm 39 bài nữa về dự án này nâng tổng số lên 142 bài. Có lẽ đây là kỷ lục về một sự kiện mà báo chí đồng loạt lên tiếng phản đối (trích tài liệu riêng của PGS. TS Hà Đình Đức).
Sau gần 10 năm từ liên doanh lòng vòng với các nhà đầu tư nước ngoài sau cùng lại thuộc về Tập đoàn Bảo Việt và VP Bank. Công trình nay cũng đã hoàn thành nhưng hẵng còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận về kiến trúc!
Nhân đây cũng phải mở thêm một cái ngoặc. Sức ỳ cùng độ lỳ của công trình Hàm Cá Mập dường như đã gặp… may? Sau gần 30 năm, tòa nhà Hàm Cá Mập nay đã trở thành một điểm nhấn kiến trúc quan trọng ở khu vực Hoàn Kiếm, một dấu hiệu nhận biết Hà Nội trong nhiều thước phim tài liệu quốc tế, một địa điểm uống cà phê và check-in của du khách.
Thật chả biết thế nào mà lần? Có phải người Hà Nội mau quên lẫn mau quen không nhỉ?
(Còn nữa)