Giải dù lượn đường trường Putaleng mở rộng năm 2020 (Putaleng XC open 2020) được UBND tỉnh Lai Châu tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu những nét đặc sắc, giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hoá, con người Lai Châu. Năm nay, có 63 phi công dù lượn quy tụ về thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường để so tài. Các phần thi được tổ chức từ ngày 25-27/12. .Cánh dù bay trên đồi hoa của bản du lịch cộng đồng Sì Thâu ChảiCuộc thi dù lượn được tổ chức tại điểm bay Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu, Tam Đường) và điểm kết thúc là sân vận động huyện Tam Đường. Điểm bay Sì Thâu Chải nổi tiếng là điểm lý tưởng bởi đáp ứng đủ nhiều điều kiện để phi công thỏa sức thể hiện các màn trình diễn kỹ thuật cao, được bay cao, bay xa, thưởng ngoạn khung cảnh tự nhiên và có cơ hội phá vỡ những kỷ lục dù lượn cá nhân đường trường. Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng động viên các phi công trước giờ bay
Bay trên "nóc nhà thứ hai của Đông Dương"
Ghi nhận của VietNamNet tại điểm bay Sì Thâu Chải chiều 25/12, các phi công chính thức thực hiện các bài thi của mình. Hàng chục cánh dù lượn với màu sắc sặc sỡ, bay trên những ngọn núi của huyện Tam Đường đã thu hút nhiều ánh nhìn.
Phóng tầm mắt từ điểm cao của bản Sì Thâu Chải, những cánh dù lượn đủ sắc màu bay giữa nền trời xanh trong, hòa với cảnh sắc núi rừng Tây Bắc. Có những khoảnh khắc, du khách òa lên khi chứng kiến những cánh dù như đang bay thật gần với mặt trăng.Tại buổi thăm và động viên các phi công trước giờ thi, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng cho biết, tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển các loại hình du lịch và các môn thể thao mạo hiểm. Ảnh: Chị Vũ Đoàn Thùy Dương thực hiện phần thi tại giải năm nay
"Chúng tôi mong rằng các phi công Việt Nam và quốc tế sẽ biết đến giải thi đấu dù lượn quốc tế đường trường Putaleng và Lai Châu nhiều hơn. Giải năm nay quy tụ được hàng chục phi công trong nước và quốc tế, đây là cơ hội để các phi công dù lượn được giao lưu, học hỏi, trải nghiệm, góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của bộ môn dù lượn ở Việt Nam và tăng cường hội nhập với các hoạt động thể thao trong khu vực Đông Nam Á và Thế giới", ông Dũng chia sẻ. Ảnh: Những cánh dù lượn như đang bay xung quanh mặt trăngTại giải đấu năm nay, các phi công tranh tài ở hai nội dung là cá nhân và đồng đội. Ở nội dung cá nhân tất cả các phi công đều được tham dự giải còn nội dung đồng đội (mỗi đội năm phi công) sẽ lấy điểm bốn phi công đạt thành tích cao nhất. Ảnh: Hàng chục cánh dù lượn bay trên bầu trời huyện Tam ĐườngLà một trong số ít các nữ phi công tham gia cuộc thi lần này, chị Vũ Đoàn Thùy Dương cho biết, dù đã bay ở Lai Châu lần thứ hai nhưng mỗi lần đều mang đến cho chị những xúc cảm đặc biệt. "Điểm bay cất cánh từ bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, vượt qua chặng đường dài, được bay dọc những dãy núi cao, ngắm những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp cho tôi cảm giác lâng lâng khó tả. Quá trình bay, tôi chứng kiến nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ; ngoài ra, thời tiết lần này cũng ủng hộ nên các bài thi được thực hiện khá thuận lợi", chị Dương chia sẻ.. Ảnh: Thiếu nữ người Dao ngồi xem các phi công thực hiện phần bài thiCòn anh Tan Mickey, phi công người Singapore cho biết đã có những cung bậc cảm xúc đặc biệt sau những giờ bay trên đỉnh Putaleng. "Có nhiều bạn bè tôi cũng muốn tham dự giải nhưng vì dịch Covid-19, họ không thể đến đây. Sau khi thực hiện phần bài thi, tôi nhận thấy rằng, nơi đây không chỉ mang nét đẹp hoang sơ mà còn có địa hình rất thích hợp với những vận động viên thích trải nghiệm, khám phá", anh Tan Mickey nói. Ảnh: Thỏa giấc mơ chinh phục "nóc nhà thứ hai của Đông Dương"
Putaleng là đỉnh núi nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, được mệnh danh là "nóc nhà thứ hai của Đông Dương" với độ cao 3.049m. Mấy năm trở lại đây, địa danh Putaleng đã được các phi công trong nước, Quốc tế khám phá và yêu thích, bởi so với các điểm bay dù lượn trong cả nước, hiếm những nơi có điều kiện địa hình điểm bay đủ tốt để phi công có thể thực hiện chuyến bay đường dài. Ảnh: Đa phần các phi công đều chia sẻ cảm xúc tuyệt vời sau nhiều giờ bay trên đỉnh Putaleng
Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố như những dãy núi đá cao, trải dài, là điểm bay an toàn, ấn tượng, phi công có cơ hội thể hiện khả năng kỹ thuật cao, bay dọc trên sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, thưởng ngoạn khung cảnh tự nhiên, ngắm đời sống dân sinh từ trên cao, đồng thời có cơ hội phá vỡ những kỷ lục dù lượn cá nhân đường trường tại đây. Ảnh: Một phi công trước giờ xuất phátTheo giới chuyên môn nhận định, đây là điểm bay có chất lượng chuyên môn cao, đủ điều kiện để trở thành điểm bay tầm cỡ quốc gia, thậm chí là quốc tế. Ảnh: Điểm Sì Thâu Chải được biết đến là nơi lý tưởng để thi nhảy dù lượnThời tiết tại Lai Châu năm nay thuận lợi khiến việc cất cánh dễ dàng hơnMãn nhãn cánh dù lượn bay trên đỉnh Putaleng ở Lai ChâuHình ảnh đẹp trên bầu trời Tam ĐườngChiêm ngưỡng cánh dù lượn trên đỉnh Putaleng ở Lai ChâuPutaleng có đủ điều kiện để trở thành điểm bay tầm cỡ quốc gia, thậm chí là quốc tế
Cảnh sắc Tam Đường vẫn giữ được nét hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng đầy thử thách với các phi công
Giải dù lượn đường trường Putaleng mở rộng năm 2020 (Putaleng XC open 2020) được UBND tỉnh Lai Châu tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu những nét đặc sắc, giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hoá, con người Lai Châu. Năm nay, có 63 phi công dù lượn quy tụ về thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường để so tài. Các phần thi được tổ chức từ ngày 25-27/12. .Cánh dù bay trên đồi hoa của bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải
Cuộc thi dù lượn được tổ chức tại điểm bay Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu, Tam Đường) và điểm kết thúc là sân vận động huyện Tam Đường. Điểm bay Sì Thâu Chải nổi tiếng là điểm lý tưởng bởi đáp ứng đủ nhiều điều kiện để phi công thỏa sức thể hiện các màn trình diễn kỹ thuật cao, được bay cao, bay xa, thưởng ngoạn khung cảnh tự nhiên và có cơ hội phá vỡ những kỷ lục dù lượn cá nhân đường trường. Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng động viên các phi công trước giờ bay
Bay trên "nóc nhà thứ hai của Đông Dương"
Ghi nhận của VietNamNet tại điểm bay Sì Thâu Chải chiều 25/12, các phi công chính thức thực hiện các bài thi của mình. Hàng chục cánh dù lượn với màu sắc sặc sỡ, bay trên những ngọn núi của huyện Tam Đường đã thu hút nhiều ánh nhìn.
Phóng tầm mắt từ điểm cao của bản Sì Thâu Chải, những cánh dù lượn đủ sắc màu bay giữa nền trời xanh trong, hòa với cảnh sắc núi rừng Tây Bắc. Có những khoảnh khắc, du khách òa lên khi chứng kiến những cánh dù như đang bay thật gần với mặt trăng.
Tại buổi thăm và động viên các phi công trước giờ thi, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng cho biết, tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển các loại hình du lịch và các môn thể thao mạo hiểm. Ảnh: Chị Vũ Đoàn Thùy Dương thực hiện phần thi tại giải năm nay
"Chúng tôi mong rằng các phi công Việt Nam và quốc tế sẽ biết đến giải thi đấu dù lượn quốc tế đường trường Putaleng và Lai Châu nhiều hơn. Giải năm nay quy tụ được hàng chục phi công trong nước và quốc tế, đây là cơ hội để các phi công dù lượn được giao lưu, học hỏi, trải nghiệm, góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của bộ môn dù lượn ở Việt Nam và tăng cường hội nhập với các hoạt động thể thao trong khu vực Đông Nam Á và Thế giới", ông Dũng chia sẻ. Ảnh: Những cánh dù lượn như đang bay xung quanh mặt trăng
Tại giải đấu năm nay, các phi công tranh tài ở hai nội dung là cá nhân và đồng đội. Ở nội dung cá nhân tất cả các phi công đều được tham dự giải còn nội dung đồng đội (mỗi đội năm phi công) sẽ lấy điểm bốn phi công đạt thành tích cao nhất. Ảnh: Hàng chục cánh dù lượn bay trên bầu trời huyện Tam Đường
Là một trong số ít các nữ phi công tham gia cuộc thi lần này, chị Vũ Đoàn Thùy Dương cho biết, dù đã bay ở Lai Châu lần thứ hai nhưng mỗi lần đều mang đến cho chị những xúc cảm đặc biệt. "Điểm bay cất cánh từ bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, vượt qua chặng đường dài, được bay dọc những dãy núi cao, ngắm những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp cho tôi cảm giác lâng lâng khó tả. Quá trình bay, tôi chứng kiến nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ; ngoài ra, thời tiết lần này cũng ủng hộ nên các bài thi được thực hiện khá thuận lợi", chị Dương chia sẻ.. Ảnh: Thiếu nữ người Dao ngồi xem các phi công thực hiện phần bài thi
Còn anh Tan Mickey, phi công người Singapore cho biết đã có những cung bậc cảm xúc đặc biệt sau những giờ bay trên đỉnh Putaleng. "Có nhiều bạn bè tôi cũng muốn tham dự giải nhưng vì dịch Covid-19, họ không thể đến đây. Sau khi thực hiện phần bài thi, tôi nhận thấy rằng, nơi đây không chỉ mang nét đẹp hoang sơ mà còn có địa hình rất thích hợp với những vận động viên thích trải nghiệm, khám phá", anh Tan Mickey nói. Ảnh: Thỏa giấc mơ chinh phục "nóc nhà thứ hai của Đông Dương"
Putaleng là đỉnh núi nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, được mệnh danh là "nóc nhà thứ hai của Đông Dương" với độ cao 3.049m. Mấy năm trở lại đây, địa danh Putaleng đã được các phi công trong nước, Quốc tế khám phá và yêu thích, bởi so với các điểm bay dù lượn trong cả nước, hiếm những nơi có điều kiện địa hình điểm bay đủ tốt để phi công có thể thực hiện chuyến bay đường dài. Ảnh: Đa phần các phi công đều chia sẻ cảm xúc tuyệt vời sau nhiều giờ bay trên đỉnh Putaleng
Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố như những dãy núi đá cao, trải dài, là điểm bay an toàn, ấn tượng, phi công có cơ hội thể hiện khả năng kỹ thuật cao, bay dọc trên sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, thưởng ngoạn khung cảnh tự nhiên, ngắm đời sống dân sinh từ trên cao, đồng thời có cơ hội phá vỡ những kỷ lục dù lượn cá nhân đường trường tại đây. Ảnh: Một phi công trước giờ xuất phát
Theo giới chuyên môn nhận định, đây là điểm bay có chất lượng chuyên môn cao, đủ điều kiện để trở thành điểm bay tầm cỡ quốc gia, thậm chí là quốc tế. Ảnh: Điểm Sì Thâu Chải được biết đến là nơi lý tưởng để thi nhảy dù lượn
Thời tiết tại Lai Châu năm nay thuận lợi khiến việc cất cánh dễ dàng hơn
Mãn nhãn cánh dù lượn bay trên đỉnh Putaleng ở Lai Châu
Hình ảnh đẹp trên bầu trời Tam Đường
Chiêm ngưỡng cánh dù lượn trên đỉnh Putaleng ở Lai Châu
Putaleng có đủ điều kiện để trở thành điểm bay tầm cỡ quốc gia, thậm chí là quốc tế
Cảnh sắc Tam Đường vẫn giữ được nét hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng đầy thử thách với các phi công