Truyền thống làm muối tại xã Bạch Long (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đã có từ hàng trăm năm nay. Nơi đây là một trong các xã sở hữu cánh đồng muối lớn nhất miền Bắc với diện tích lên đến 230 ha.
Thâm niên hơn 50 năm gắn bó với nghề, ông Lương Cao Sơn (71 tuổi, xã Bạch Long) cho biết, để làm ra hạt muối, những diêm dân phải một nắng hai sương, làm việc hết sức vất vả. Không phơi trực tiếp nước biển như ở miền Trung hay miền Nam mà phải thêm công đoạn phơi cát và lọc cát để tăng nồng độ mặn. Sau khi cát được phơi khô bề mặt, từng hạt cát sẽ kết tinh thành những hạt muối trắng nhỏ li ti. Lúc này sẽ thu cát thành từng luống rồi xúc lên xe cút kít đổ vào chạt để lọc lấy nước mặn.Tiếp đó là công đoạn phơi nước chạt trên sân phơi và thu hoạch muối. Theo ông Vũ Văn Nam, công đoạn đổ nước chạt cũng phải được tính toán kỹ càng. Lượng nước phải tùy thuộc vào mức độ nắng để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu đổ quá nhiều, muối sẽ không khô và không thể thu hoạch. Nếu ít, muối sẽ bị khê hoặc không kết tinh được.Đủ nắng, từ 6 đến 8 tiếng muối sẽ kết tinh thành hạt.Sau một ngày lao động vất vả, đây là thời điểm diêm dân thu hoạch những mẻ muối thắng lợi.Những hạt muối trắng ngần như những hạt ngọc trời ban.Những đống muối đã được lọc kĩ các tạp chất, diêm dân sẽ vun thành từng chóp rồi xúc lên xe cút kít.Những chuyến xe cút kít đầy ắp muối được đưa vào nhà chứa để bảo quản và chờ bán.Hàng ngày, lái buôn sẽ đến tận ruộng muối để thu mua. Cũng có một số hộ tự đem ra thị trường bán lẻ. Hiện toàn xã có khoảng 6 doanh nghiệp thu mua, chế biến muối, nhưng diêm dân chọn bán cho các thương lái vì được giá cao hơn.Theo ông Sơn, nghề làm muối phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nếu trời nắng to sẽ thu hoạch được nhiều. Nếu thời tiết không ủng hộ, trời mưa là mất trắng. Mùa làm muối của diêm dân xã Bạch Long bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 8 hàng năm.Nghề làm muối vất vả, nhưng giá cả lại thấp và bấp bênh. Nắng nhiều thì cả ngày làm quần quật trên cánh đồng, mỗi diêm dân cũng chỉ thu được từ 100.000 - 200.000 đồng. Vì thế số người làm muối ngày càng giảm, lao động trẻ không còn mặn mà với nghề. Về Bạch Long bây giờ, không khó để nhìn thấy những thửa ruộng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, sân phơi nứt nẻ, xuống cấp.Những hạt muối mặn mòi vị biển, mặn chát vị mồ hôi, người dân xã Bạch Long có câu: "Đời ông cho chí đời cha; Có cái đống cát cứ se ra se vào".Trao đổi với PV Báo Tri thức & Cuộc sống, ông Phạm Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Long cho biết: Hiện tại, địa phương còn khoảng 498 hộ gắn bó với nghề muối với diện tích khoảng 1430 sào (tương đương 51,48 ha). Lượng lao động ngày càng giảm, nguyên nhân do thời tiết nắng mưa thất thường khiến sản lượng kém, giá muối rẻ, thu nhập thấp không tương xứng với sức lao động bỏ ra nên nhiều người, đa số là lớp trẻ chọn làm việc tại khu công nghiệp, thu nhập cao và ổn định hơn.“Để gỡ một phần khó khăn cho diêm dân, hỗ trợ họ duy trì nghề muối, xã đã cho quy hoạch lại vùng sản xuất muối. Những vùng sản xuất kém hiệu quả được chuyển đổi sang đất trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay đất chuyển đổi vẫn trong diện quy hoạch chưa được phê duyệt khiến nhiều khu đất bị bỏ hoang. Về phía địa phương cũng khuyến khích người dân tu sửa lại ruộng đồng, làm muối lại cho đến khi quy hoạch được phê duyệt”, ông Quang cho biết.>>> Mời độc giả xem thêm video Kỳ lạ cây đơn độc mọc trên đảo muối giữa Biển Chết:
Truyền thống làm muối tại xã Bạch Long (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đã có từ hàng trăm năm nay. Nơi đây là một trong các xã sở hữu cánh đồng muối lớn nhất miền Bắc với diện tích lên đến 230 ha.
Thâm niên hơn 50 năm gắn bó với nghề, ông Lương Cao Sơn (71 tuổi, xã Bạch Long) cho biết, để làm ra hạt muối, những diêm dân phải một nắng hai sương, làm việc hết sức vất vả. Không phơi trực tiếp nước biển như ở miền Trung hay miền Nam mà phải thêm công đoạn phơi cát và lọc cát để tăng nồng độ mặn.
Sau khi cát được phơi khô bề mặt, từng hạt cát sẽ kết tinh thành những hạt muối trắng nhỏ li ti. Lúc này sẽ thu cát thành từng luống rồi xúc lên xe cút kít đổ vào chạt để lọc lấy nước mặn.
Tiếp đó là công đoạn phơi nước chạt trên sân phơi và thu hoạch muối. Theo ông Vũ Văn Nam, công đoạn đổ nước chạt cũng phải được tính toán kỹ càng. Lượng nước phải tùy thuộc vào mức độ nắng để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu đổ quá nhiều, muối sẽ không khô và không thể thu hoạch. Nếu ít, muối sẽ bị khê hoặc không kết tinh được.
Đủ nắng, từ 6 đến 8 tiếng muối sẽ kết tinh thành hạt.
Sau một ngày lao động vất vả, đây là thời điểm diêm dân thu hoạch những mẻ muối thắng lợi.
Những hạt muối trắng ngần như những hạt ngọc trời ban.
Những đống muối đã được lọc kĩ các tạp chất, diêm dân sẽ vun thành từng chóp rồi xúc lên xe cút kít.
Những chuyến xe cút kít đầy ắp muối được đưa vào nhà chứa để bảo quản và chờ bán.
Hàng ngày, lái buôn sẽ đến tận ruộng muối để thu mua. Cũng có một số hộ tự đem ra thị trường bán lẻ. Hiện toàn xã có khoảng 6 doanh nghiệp thu mua, chế biến muối, nhưng diêm dân chọn bán cho các thương lái vì được giá cao hơn.
Theo ông Sơn, nghề làm muối phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nếu trời nắng to sẽ thu hoạch được nhiều. Nếu thời tiết không ủng hộ, trời mưa là mất trắng. Mùa làm muối của diêm dân xã Bạch Long bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 8 hàng năm.
Nghề làm muối vất vả, nhưng giá cả lại thấp và bấp bênh. Nắng nhiều thì cả ngày làm quần quật trên cánh đồng, mỗi diêm dân cũng chỉ thu được từ 100.000 - 200.000 đồng. Vì thế số người làm muối ngày càng giảm, lao động trẻ không còn mặn mà với nghề. Về Bạch Long bây giờ, không khó để nhìn thấy những thửa ruộng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, sân phơi nứt nẻ, xuống cấp.
Những hạt muối mặn mòi vị biển, mặn chát vị mồ hôi, người dân xã Bạch Long có câu: "Đời ông cho chí đời cha; Có cái đống cát cứ se ra se vào".
Trao đổi với PV Báo Tri thức & Cuộc sống, ông Phạm Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Long cho biết: Hiện tại, địa phương còn khoảng 498 hộ gắn bó với nghề muối với diện tích khoảng 1430 sào (tương đương 51,48 ha). Lượng lao động ngày càng giảm, nguyên nhân do thời tiết nắng mưa thất thường khiến sản lượng kém, giá muối rẻ, thu nhập thấp không tương xứng với sức lao động bỏ ra nên nhiều người, đa số là lớp trẻ chọn làm việc tại khu công nghiệp, thu nhập cao và ổn định hơn.
“Để gỡ một phần khó khăn cho diêm dân, hỗ trợ họ duy trì nghề muối, xã đã cho quy hoạch lại vùng sản xuất muối. Những vùng sản xuất kém hiệu quả được chuyển đổi sang đất trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay đất chuyển đổi vẫn trong diện quy hoạch chưa được phê duyệt khiến nhiều khu đất bị bỏ hoang. Về phía địa phương cũng khuyến khích người dân tu sửa lại ruộng đồng, làm muối lại cho đến khi quy hoạch được phê duyệt”, ông Quang cho biết.
>>> Mời độc giả xem thêm video Kỳ lạ cây đơn độc mọc trên đảo muối giữa Biển Chết: