Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ấp Thiềng Liềng là ấp đảo nhỏ còn hoang sơ, mộc mạc, có núi Giồng Chùa, ngọn núi đá duy nhất của TPHCM và những cánh đồng muối trắng xóa… cùng nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Theo trang tin điện tử Đảng bộ TPHCM, ấp Thiềng Liềng hiện có khoảng 211 hộ với hơn 10.000 người, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh bắt thủy hải sản, nuôi hàu ở cửa sông. Ảnh: Lê Dân NamDu khách được tìm hiểu về quy trình làm muối của người dân ấp đảo, và trải nghiệm một số thao tác cơ bản. Ảnh: Lê Dân NamNhững ngày đầu tháng 3, ấp đảo Thiềng Liềng đang vào mùa thu hoạch muối bởi thời tiết bắt đầu nắng gắt. Tại đây, du khách được xem các công đoạn cào muối, đưa lên xe rùa cất vào kho và… “săn” những bức ảnh ruộng muối trắng tinh giữa trời nắng trong veo. Ảnh: Lê Dân NamNhững ngày đầu tháng 3, ấp đảo đang vào mùa thu hoạch muối bởi thời tiết bắt đầu nắng gắt. Ảnh: Lê Dân NamNgười dân tất bật vào mùa thu hoạch muối. Ảnh: Lê Dân NamNgười dân Thiềng Liềng làm muối từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm. Đây là một trong ba ấp ở xã đảo Thạnh An làm nghề muối, với gần 400ha ruộng, mỗi năm sản xuất hơn 20.000 tấn muối. Ảnh: Lê Dân NamẤp Thiềng Liềng còn có núi Giồng Chùa, là ngọn núi đá duy nhất của TPHCM, có cánh đồng muối bạt ngàn, trắng xóa… và hầu như khói bụi và không có bến xe. Ảnh: Lê Dân NamVẻ đẹp thanh bình, yên ảo nơi ấp đảo. Ảnh: Lê Dân NamNgười dân trên đảo Thiềng Liềng hiếu khách, luôn chào hỏi với nụi cười tươi trên môi và tận tình chỉ dẫn đường đi và các điểm tham quan cho du khách. Sự vui vẻ, hồ hởi của người dân dường như giúp du khách quên đi cái nắng gắt nơi ấp đảo xa xôi. Ảnh: Lê Dân NamNgười dân đưa muối lên xe rùa và cất vào kho. Khi được hỏi về cảm nhận khi thấy du khách phương xa ghé thăm, người dân Thiềng Liềng chia sẻ mang đầy hy vọng về sự phát triển du lịch của quê nhà. Những đoàn xe đạp của du khách rong ruổi trên đường như hứa hẹn mang đến cho người dân nơi đây nguồn sinh kế mới – dựa vào du lịch cộng đồng. Ảnh: Lê Dân NamThiềng Liềng được xem là sản phẩm du lịch cộng đồng đúng nghĩa đầu tiên của TPHCM. Ảnh: Lê Dân NamCả đảo Thiềng Liềng chỉ có một đường độc đạo hình oval dài 4km uốn quanh ruộng muối, sông rạch và rừng ngập mặn. Để đến được ấp đảo Thiềng Liềng, du khách có thể đến Cần Giờ, ra bến đò sang đảo Thạnh An và từ đây đi vỏ lãi đến Thiềng Liềng. Ngoài ra, du khách có thế đi đến chân cầu Long Giang Xây hoặc cầu Dân Xây, gửi xe rồi đi ca-nô qua ấp đảo. Ảnh: Lê Dân NamRuộng muối Thiềng Liềng như chiếc gương khổng lồ, giúp du khách “thả dáng” check-in đầy ấn tượng. Ảnh: Lê Dân NamDu khách hào hứng chụp ảnh. Cuối năm 2022, Sở Du lịch TPHCM và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch đã thực hiện nhiều chuyến khảo sát để triển khai kế hoạch “Phát triển điểm đến ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ thành sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng, giá trị tự nhiên và văn hóa đặc trưng Cần Giờ”. Ảnh: Lê Dân NamCổng chào du lịch Thiềng Liêng đơn giản như gần gũi, thân thiện với môi trường. Người dân tham gia làm du lịch cộng đồng từ trước đến nay chủ yếu làm nghề muối. Vì thế, tất cả ẩm thực, thức uống trong tour đều do chính người dân bản địa tự tay làm, nấu, chế biến với cách làm thủ công, nguyên liệu có sẵn trong vườn. Trong đó có các món như sâm sâm, bánh lọt, nước nha đam, hay các ẩm thực vùng biển như cá kèo bông đỏ, hàu…Ảnh: Lê Dân NamMón bánh lọt thơm ngon do người dân Thiềng Liêng chế biến. Ảnh: Lê Dân NamDu khách có thể trải nghiệm ngâm chân thư giãn khi đến Thiềng Liềng. Ảnh: Lê Dân NamSơ đồ tuyến điểm du lịch Thiềng Liềng. Hiện, ấp Thiềng Liềng có khoảng 16 điểm đến với các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và văn hóa của người dân vùng biển như ẩm thực và thức uống vùng biển, không gian nghề muối, không gian hoài niệm, homestay, đờn ca tài tử, ngâm chân thư giãn… Tất cả các sản phẩm du lịch này do chính các hộ dân và cư dân đang sinh sống tại ấp đảo Thiềng Liềng thực hiện. Ảnh: Lê Dân Nam
Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ấp Thiềng Liềng là ấp đảo nhỏ còn hoang sơ, mộc mạc, có núi Giồng Chùa, ngọn núi đá duy nhất của TPHCM và những cánh đồng muối trắng xóa… cùng nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Theo trang tin điện tử Đảng bộ TPHCM, ấp Thiềng Liềng hiện có khoảng 211 hộ với hơn 10.000 người, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh bắt thủy hải sản, nuôi hàu ở cửa sông. Ảnh: Lê Dân Nam
Du khách được tìm hiểu về quy trình làm muối của người dân ấp đảo, và trải nghiệm một số thao tác cơ bản. Ảnh: Lê Dân Nam
Những ngày đầu tháng 3, ấp đảo Thiềng Liềng đang vào mùa thu hoạch muối bởi thời tiết bắt đầu nắng gắt. Tại đây, du khách được xem các công đoạn cào muối, đưa lên xe rùa cất vào kho và… “săn” những bức ảnh ruộng muối trắng tinh giữa trời nắng trong veo. Ảnh: Lê Dân Nam
Những ngày đầu tháng 3, ấp đảo đang vào mùa thu hoạch muối bởi thời tiết bắt đầu nắng gắt. Ảnh: Lê Dân Nam
Người dân tất bật vào mùa thu hoạch muối. Ảnh: Lê Dân Nam
Người dân Thiềng Liềng làm muối từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm. Đây là một trong ba ấp ở xã đảo Thạnh An làm nghề muối, với gần 400ha ruộng, mỗi năm sản xuất hơn 20.000 tấn muối. Ảnh: Lê Dân Nam
Ấp Thiềng Liềng còn có núi Giồng Chùa, là ngọn núi đá duy nhất của TPHCM, có cánh đồng muối bạt ngàn, trắng xóa… và hầu như khói bụi và không có bến xe. Ảnh: Lê Dân Nam
Vẻ đẹp thanh bình, yên ảo nơi ấp đảo. Ảnh: Lê Dân Nam
Người dân trên đảo Thiềng Liềng hiếu khách, luôn chào hỏi với nụi cười tươi trên môi và tận tình chỉ dẫn đường đi và các điểm tham quan cho du khách. Sự vui vẻ, hồ hởi của người dân dường như giúp du khách quên đi cái nắng gắt nơi ấp đảo xa xôi. Ảnh: Lê Dân Nam
Người dân đưa muối lên xe rùa và cất vào kho. Khi được hỏi về cảm nhận khi thấy du khách phương xa ghé thăm, người dân Thiềng Liềng chia sẻ mang đầy hy vọng về sự phát triển du lịch của quê nhà. Những đoàn xe đạp của du khách rong ruổi trên đường như hứa hẹn mang đến cho người dân nơi đây nguồn sinh kế mới – dựa vào du lịch cộng đồng. Ảnh: Lê Dân Nam
Thiềng Liềng được xem là sản phẩm du lịch cộng đồng đúng nghĩa đầu tiên của TPHCM. Ảnh: Lê Dân Nam
Cả đảo Thiềng Liềng chỉ có một đường độc đạo hình oval dài 4km uốn quanh ruộng muối, sông rạch và rừng ngập mặn. Để đến được ấp đảo Thiềng Liềng, du khách có thể đến Cần Giờ, ra bến đò sang đảo Thạnh An và từ đây đi vỏ lãi đến Thiềng Liềng. Ngoài ra, du khách có thế đi đến chân cầu Long Giang Xây hoặc cầu Dân Xây, gửi xe rồi đi ca-nô qua ấp đảo. Ảnh: Lê Dân Nam
Ruộng muối Thiềng Liềng như chiếc gương khổng lồ, giúp du khách “thả dáng” check-in đầy ấn tượng. Ảnh: Lê Dân Nam
Du khách hào hứng chụp ảnh. Cuối năm 2022, Sở Du lịch TPHCM và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch đã thực hiện nhiều chuyến khảo sát để triển khai kế hoạch “Phát triển điểm đến ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ thành sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng, giá trị tự nhiên và văn hóa đặc trưng Cần Giờ”. Ảnh: Lê Dân Nam
Cổng chào du lịch Thiềng Liêng đơn giản như gần gũi, thân thiện với môi trường. Người dân tham gia làm du lịch cộng đồng từ trước đến nay chủ yếu làm nghề muối. Vì thế, tất cả ẩm thực, thức uống trong tour đều do chính người dân bản địa tự tay làm, nấu, chế biến với cách làm thủ công, nguyên liệu có sẵn trong vườn. Trong đó có các món như sâm sâm, bánh lọt, nước nha đam, hay các ẩm thực vùng biển như cá kèo bông đỏ, hàu…Ảnh: Lê Dân Nam
Món bánh lọt thơm ngon do người dân Thiềng Liêng chế biến. Ảnh: Lê Dân Nam
Du khách có thể trải nghiệm ngâm chân thư giãn khi đến Thiềng Liềng. Ảnh: Lê Dân Nam
Sơ đồ tuyến điểm du lịch Thiềng Liềng. Hiện, ấp Thiềng Liềng có khoảng 16 điểm đến với các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và văn hóa của người dân vùng biển như ẩm thực và thức uống vùng biển, không gian nghề muối, không gian hoài niệm, homestay, đờn ca tài tử, ngâm chân thư giãn… Tất cả các sản phẩm du lịch này do chính các hộ dân và cư dân đang sinh sống tại ấp đảo Thiềng Liềng thực hiện. Ảnh: Lê Dân Nam