“Không ý thức được việc nhận 21,5 tỷ đồng là vi phạm pháp luật”: Bị cáo Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bị cáo buộc nhận hối lộ 37 lần của 13 doanh nghiệp, tổng số 21,5 tỷ đồng trong quá trình cấp phép các chuyến bay giải cứu cho doanh nghiệp khai trước tòa. “Nhận quà cảm ơn 5 tỷ, 9 lần”: Bị cáo Trần Văn Tân, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khai tại tòa: “Bị cáo đã nhận "quà cảm ơn" từ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng như cáo buộc. Theo đó, bị cáo đã nhận 9 lần, với tổng số tiền 5 tỷ đồng. Bị cáo nhận thức được rằng đây là tiền của doanh nghiệp không phải ngân sách nhà nước. Khi tới gặp, bị cáo Hằng nói cám ơn và quà sinh nhật. Bị cáo nghĩ đã nhận lần 1 rồi, trả lại là rất khó. Bị cáo đã dùng tiền vào việc rất ý nghĩa". “Bị cáo nhận được tiền đem về nhà, vợ chỉ biết cầm cất đi”: Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án, lên tới 253 lần, với tổng cộng 42,6 tỷ đồng đã khai: “Sau khi thỏa thuận về số tiền cụ thể, bị cáo cung cấp số tài khoản của mẹ vợ bị cáo để các doanh nghiệp chuyển tiền vào đó. Đối với tiền mặt, bị cáo mang về nhà, vợ bị cáo chỉ biết cầm cất đi, không rõ nguồn tiền từ đâu, không biết tiền gì”. Trước đó, Kiên cũng khẳng định không đưa cho ai, không bị ai tác động đến lời khai của mình. Dùng tiền nhận hối lộ đi đầu tư bất động sản: Bị cáo Phạm Trung Kiên cũng thừa nhận: “Khi vụ án xảy ra, bị cáo đã trả lại cho một số người 12 tỷ, bị cáo dùng 2 tỷ cho mục đích cá nhân, cho một người chú ở Thái Bình vay 10 tỷ, còn lại mua đất đai. Có 2 mảnh đất ở Ba Vì và Hoài Đức bị cáo đã bán để khắc phục hậu quả, còn mảnh đất ở Mũi Né chưa giao dịch được". “Không nhớ được số lần đưa, số tiền đưa từng lần”: Đối chất với Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Thái Hòa, bị cáo Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khai có nhớ thư ký đưa cho một vài lần gì đó tại thời điểm đang công tác, còn trong phong bì bao nhiêu thì lâu không nhớ. Đối với số tiền mà các bị cáo khác đưa, ông Dũng không nhớ được các nội dung này, không nhớ được số lần đưa, số tiền đưa từng lần. "Đề nghị Viện Kiểm sát giúp cho các bị cáo khác, các người đưa hỗ trợ bị cáo để bị cáo có lời khai chính xác nhất", bị cáo Chử Xuân Dũng nói. “Doanh nghiệp lợi dụng tặng hối lộ để tăng giá chuyến bay”: Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao thừa nhận, trong quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, bị cáo đã nhận hối lộ 32 lần từ 8 cá nhân đại diện doanh nghiệp. “Việc nhận tiền này là nguyên nhân để các doanh nghiệp lợi dụng tăng giá chuyến bay, làm mất uy tín của Nhà nước”, bị cáo Hương Lan khai.
“Phải bán nhà để đưa hối lộ”: Bị cáo Trần Thị Mai Xa – Giám đốc Công ty Masterlife bị cáo buộc đã đưa hối lộ hơn 8,1 tỷ đồng cho 8 cá nhân có thẩm quyền. Khai tại tòa, Xa cho biết, phải bán nhà để có tiền chung chi cho các cá nhân có thẩm quyền.“Bị cáo đã phải bán nhà để mua lại công văn trị giá 2,2 tỷ đồng”, Xa nói đồng thời cho biết phải chấp nhận chi tiền, nếu không làm vậy thì sẽ không được cấp phép các chuyến bay. “Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bảo không được đưa tiền nữa, nhưng đưa thì vẫn nhận”: Bị cáo Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty An Bình, bị cáo buộc đã đưa hối lộ hơn 34 tỷ đồng khai đưa cho ông Tô Anh Dũng 8 lần với tổng 8,5 tỷ đồng. "Bị cáo đưa tiền thì nhiều lãnh đạo chưa biết đưa bao nhiêu. Ông Tô Anh Dũng có bảo lần sau không được đưa tiền nữa, nhưng bị cáo đưa thì ông Dũng vẫn nhận", bị cáo Mơ khai. “Cục Lãnh sự không bảo hộ dân mà hành dân”: Đào Minh Dương, Chủ tịch Công ty Vijasun khai bị 2 người ép đưa tiền là Vũ Anh Tuấn, cựu Phó phòng thuộc Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an và Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế. Dương khai, tại Bộ Y tế: "Kiên quát và bảo các anh làm ăn phải nộp mỗi người mấy triệu. Tôi biết các anh đưa tiền cho anh Tuấn thì cũng phải đưa cho tôi 150 triệu một chuyến". “Vũ Anh Tuấn nói: “Em không cần tiền của các anh nhưng các anh không đưa để em đưa sếp, chuyến bay không được duyệt”. Dương cũng khai: "Cục Lãnh sự gây khó khăn. Công dân ở nước ngoài muốn về phải trả tiền nhà, xin nghỉ việc, gửi đồ đạc mà cứ mai bay nay mới biết mình được về là hành hạ họ. Cục Lãnh sự không bảo hộ công dân mà là hành dân". “Không giảm tiền "bôi trơn" vì "có barem rồi": Đối chất trước tòa về việc Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế phủ nhận lời khai của một số doanh nghiệp về việc bị ra giá "bôi trơn" 150 triệu một chuyến bay và quát tháo yêu cầu phải chi tiền, bị cáo Lê Hồng Sơn, Tổng giám đốc Công ty Blue Sky khai, do thời gian quá lâu không nhớ cụ thể câu nói của Kiên nhưng nhớ rằng khi đề nghị giảm giá xuống 100 triệu một chuyến bay thì Kiên nói không được vì "có barem rồi". (Ảnh: VOV) “Vì thương người, tin người nên mới thế này”: Cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị cáo buộc môi giới hối lộ 2,65 triệu USD để chạy án cho Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Công ty Blue Sky nói rằng: “Bị cáo rất ân hận về những hành vi của mình. Bị cáo có quá trình công tác 44 năm, cũng từng trực tiếp là Thủ trưởng cơ quan điều tra mà lại mắc sai lầm. Vì thương người và quá tin người nên bị cáo vô tình môi giới cho hoạt động hối lộ. Bị cáo rất ân hận. Nay tuổi bị cáo đã cao, 62 tuổi rồi và lại từng bị bệnh hiểm nghèo ung thư thực quản. Mong HĐXX xem xét để cho hưởng khoan hồng. "Bây giờ VKS chỉ cần nêu được một chứng cứ cho thấy tôi sai, tôi nhận tội luôn": Bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an) bị cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” kêu oan tại tòa và phủ nhận lời khai của bị cáo Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thị Thanh Hằng về việc đưa tiền hối lộ cho bị cáo. “'Trong quá trình trao đổi, giao dịch, chưa bao giờ tôi nhận 1 khoản tiền nào Tuấn chuyển cho. Tôi không bao giờ nói về tiền nong, bởi ngay từ đầu đã thống nhất chuyện của Hằng là không cần bất cứ thứ gì''. Bị cáo Hưng "thách" VKS: "Bây giờ VKS chỉ cần nêu được một chứng cứ cho thấy tôi sai, tôi nhận tội luôn". >>> Mời độc giả xem thêm video Vụ “chuyến bay giải cứu”: Choáng váng số tiền tỷ nhận hối lộ
“Không ý thức được việc nhận 21,5 tỷ đồng là vi phạm pháp luật”: Bị cáo Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bị cáo buộc nhận hối lộ 37 lần của 13 doanh nghiệp, tổng số 21,5 tỷ đồng trong quá trình cấp phép các chuyến bay giải cứu cho doanh nghiệp khai trước tòa.
“Nhận quà cảm ơn 5 tỷ, 9 lần”: Bị cáo Trần Văn Tân, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khai tại tòa: “Bị cáo đã nhận "quà cảm ơn" từ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng như cáo buộc. Theo đó, bị cáo đã nhận 9 lần, với tổng số tiền 5 tỷ đồng. Bị cáo nhận thức được rằng đây là tiền của doanh nghiệp không phải ngân sách nhà nước. Khi tới gặp, bị cáo Hằng nói cám ơn và quà sinh nhật. Bị cáo nghĩ đã nhận lần 1 rồi, trả lại là rất khó. Bị cáo đã dùng tiền vào việc rất ý nghĩa".
“Bị cáo nhận được tiền đem về nhà, vợ chỉ biết cầm cất đi”: Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án, lên tới 253 lần, với tổng cộng 42,6 tỷ đồng đã khai: “Sau khi thỏa thuận về số tiền cụ thể, bị cáo cung cấp số tài khoản của mẹ vợ bị cáo để các doanh nghiệp chuyển tiền vào đó. Đối với tiền mặt, bị cáo mang về nhà, vợ bị cáo chỉ biết cầm cất đi, không rõ nguồn tiền từ đâu, không biết tiền gì”. Trước đó, Kiên cũng khẳng định không đưa cho ai, không bị ai tác động đến lời khai của mình.
Dùng tiền nhận hối lộ đi đầu tư bất động sản: Bị cáo Phạm Trung Kiên cũng thừa nhận: “Khi vụ án xảy ra, bị cáo đã trả lại cho một số người 12 tỷ, bị cáo dùng 2 tỷ cho mục đích cá nhân, cho một người chú ở Thái Bình vay 10 tỷ, còn lại mua đất đai. Có 2 mảnh đất ở Ba Vì và Hoài Đức bị cáo đã bán để khắc phục hậu quả, còn mảnh đất ở Mũi Né chưa giao dịch được".
“Không nhớ được số lần đưa, số tiền đưa từng lần”: Đối chất với Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Thái Hòa, bị cáo Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khai có nhớ thư ký đưa cho một vài lần gì đó tại thời điểm đang công tác, còn trong phong bì bao nhiêu thì lâu không nhớ. Đối với số tiền mà các bị cáo khác đưa, ông Dũng không nhớ được các nội dung này, không nhớ được số lần đưa, số tiền đưa từng lần. "Đề nghị Viện Kiểm sát giúp cho các bị cáo khác, các người đưa hỗ trợ bị cáo để bị cáo có lời khai chính xác nhất", bị cáo Chử Xuân Dũng nói.
“Doanh nghiệp lợi dụng tặng hối lộ để tăng giá chuyến bay”: Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao thừa nhận, trong quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, bị cáo đã nhận hối lộ 32 lần từ 8 cá nhân đại diện doanh nghiệp. “Việc nhận tiền này là nguyên nhân để các doanh nghiệp lợi dụng tăng giá chuyến bay, làm mất uy tín của Nhà nước”, bị cáo Hương Lan khai.
“Phải bán nhà để đưa hối lộ”: Bị cáo Trần Thị Mai Xa – Giám đốc Công ty Masterlife bị cáo buộc đã đưa hối lộ hơn 8,1 tỷ đồng cho 8 cá nhân có thẩm quyền. Khai tại tòa, Xa cho biết, phải bán nhà để có tiền chung chi cho các cá nhân có thẩm quyền.“Bị cáo đã phải bán nhà để mua lại công văn trị giá 2,2 tỷ đồng”, Xa nói đồng thời cho biết phải chấp nhận chi tiền, nếu không làm vậy thì sẽ không được cấp phép các chuyến bay.
“Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bảo không được đưa tiền nữa, nhưng đưa thì vẫn nhận”: Bị cáo Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty An Bình, bị cáo buộc đã đưa hối lộ hơn 34 tỷ đồng khai đưa cho ông Tô Anh Dũng 8 lần với tổng 8,5 tỷ đồng. "Bị cáo đưa tiền thì nhiều lãnh đạo chưa biết đưa bao nhiêu. Ông Tô Anh Dũng có bảo lần sau không được đưa tiền nữa, nhưng bị cáo đưa thì ông Dũng vẫn nhận", bị cáo Mơ khai.
“Cục Lãnh sự không bảo hộ dân mà hành dân”: Đào Minh Dương, Chủ tịch Công ty Vijasun khai bị 2 người ép đưa tiền là Vũ Anh Tuấn, cựu Phó phòng thuộc Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an và Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế. Dương khai, tại Bộ Y tế: "Kiên quát và bảo các anh làm ăn phải nộp mỗi người mấy triệu. Tôi biết các anh đưa tiền cho anh Tuấn thì cũng phải đưa cho tôi 150 triệu một chuyến". “Vũ Anh Tuấn nói: “Em không cần tiền của các anh nhưng các anh không đưa để em đưa sếp, chuyến bay không được duyệt”. Dương cũng khai: "Cục Lãnh sự gây khó khăn. Công dân ở nước ngoài muốn về phải trả tiền nhà, xin nghỉ việc, gửi đồ đạc mà cứ mai bay nay mới biết mình được về là hành hạ họ. Cục Lãnh sự không bảo hộ công dân mà là hành dân".
“Không giảm tiền "bôi trơn" vì "có barem rồi": Đối chất trước tòa về việc Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế phủ nhận lời khai của một số doanh nghiệp về việc bị ra giá "bôi trơn" 150 triệu một chuyến bay và quát tháo yêu cầu phải chi tiền, bị cáo Lê Hồng Sơn, Tổng giám đốc Công ty Blue Sky khai, do thời gian quá lâu không nhớ cụ thể câu nói của Kiên nhưng nhớ rằng khi đề nghị giảm giá xuống 100 triệu một chuyến bay thì Kiên nói không được vì "có barem rồi". (Ảnh: VOV)
“Vì thương người, tin người nên mới thế này”: Cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị cáo buộc môi giới hối lộ 2,65 triệu USD để chạy án cho Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Công ty Blue Sky nói rằng: “Bị cáo rất ân hận về những hành vi của mình. Bị cáo có quá trình công tác 44 năm, cũng từng trực tiếp là Thủ trưởng cơ quan điều tra mà lại mắc sai lầm. Vì thương người và quá tin người nên bị cáo vô tình môi giới cho hoạt động hối lộ. Bị cáo rất ân hận. Nay tuổi bị cáo đã cao, 62 tuổi rồi và lại từng bị bệnh hiểm nghèo ung thư thực quản. Mong HĐXX xem xét để cho hưởng khoan hồng.
"Bây giờ VKS chỉ cần nêu được một chứng cứ cho thấy tôi sai, tôi nhận tội luôn": Bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an) bị cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” kêu oan tại tòa và phủ nhận lời khai của bị cáo Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thị Thanh Hằng về việc đưa tiền hối lộ cho bị cáo. “'Trong quá trình trao đổi, giao dịch, chưa bao giờ tôi nhận 1 khoản tiền nào Tuấn chuyển cho. Tôi không bao giờ nói về tiền nong, bởi ngay từ đầu đã thống nhất chuyện của Hằng là không cần bất cứ thứ gì''. Bị cáo Hưng "thách" VKS: "Bây giờ VKS chỉ cần nêu được một chứng cứ cho thấy tôi sai, tôi nhận tội luôn".
>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ “chuyến bay giải cứu”: Choáng váng số tiền tỷ nhận hối lộ