Báo cáo của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về quy trình thực hiện công tác hạ giải điện Thái Hòa cho thấy, công trình được đơn vị thi công là Công ty cổ phần Tu bổ di tích Huế chụp ảnh hiện trạng, đo vẽ, can dập lại hoa văn trang trí trên cột thếp vàng hình rồng, hoa văn trang trí bờ mái, đo vẽ ghi nhận các thông số kỹ thuật của hệ khung gỗ, kết cấu mái…Đơn vị thi công cũng đánh dấu vị trí trên từng cấu kiện gỗ, các con giống và ô hộc bờ nóc, bờ quyết trước khi hạ giải theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Các cấu kiện được đánh dấu không làm ảnh hưởng đến hiện trạng và được giữ trong suốt quá trình thi công.Đối với chiếc Bửu tán và bục đặt ngai vàng, đây là hai hạng mục vẫn còn nguyên vẹn nên không can thiệp, được bao bọc bằng hệ khung thép, lợp tôn bảo quản nguyên vị trí trong suốt quá trình thi công. Đơn vị thi công chỉ tháo dỡ 3 bộ cửa võng khu vực Bửu tán để chuyển vào kho bảo quản.Để bảo vệ nền gạch di tích, Công ty cổ phần Tu bổ di tích Huế đã đưa ra giải pháp làm sàn bảo vệ theo quy trình tẩy sạch nền gạch, quét lớp sơn chống thấm, trải một lớp nilon và lớp cao su, làm hệ khung gỗ, lát thép tấm lên trên. Đồng thời, bao bọc cột rồng, mái lưa bằng nilon xốp và khung gỗ, các con rồng bậc cấp được bọc bằng mút xốp và bảo vệ khung gỗ bên ngoài.Hiện nay, đơn vị thi công đang tiến hành hạ giải phần mái ngói, tháo dỡ từng ô pháp lam trang trí trên bờ nóc, cổ diềm công trình; hạ giải các ô hộc bờ nóc, bờ quyết, cổ diềm, đầu hồi, các con giống trang trí xuống khỏi công trình; tháo dỡ hệ vách ván, liên ba, ngưỡng cửa. Sau khi lắp dựng nhà bao che mới tiến hành hạ giải kết cấu mái gỗ gồm cột kèo, xuyên, trến, đòn tay…Theo đơn vị thi công trùng tu, điện Thái Hòa là di tích có giá trị quan trọng nên quá trình hạ giải công trình được tiến hành hết sức cẩn trọng, công phu. Tất cả đều được tiến hành theo quy trình đã được phê duyệt.Sau khi hạ giải xong toàn bộ công trình, đơn vị thi công sẽ tiến hành phân loại, đánh giá sơ bộ chất lượng các cấu kiện, sau đó trình hội đồng đánh giá di tích xem xét và đưa ra giải pháp tu bổ.Đối với các cấu kiện được đánh giá hư hỏng hoàn toàn thì phục hồi mới. Các cấu kiện hư hỏng ít sẽ xử lý vệ sinh nối vá, nối mộng thay cốt ốp mang, nối chân cột, đuôi kèo, đầu kèo. Đối với các cấu kiện còn tốt sẽ được vệ sinh để tái sử dụng.Trước đó, điện Thái Hòa thuộc Đại nội Huế được Bộ VH-TT&DL chấp thuận cho tỉnh TT-Huế triển khai trùng tu, với tổng kinh phí 150 tỷ đồng. Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. Đây là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của nhà vua, hoàng thân, quốc thích và các đại thần.Công trình xây dựng vào tháng 2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805. Ban đầu, điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng 45 mét về phía tây bắc. Tháng 3/1833, khi điều chỉnh quy hoạch và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại nội, vua Minh Mạng cho dời điện Thái Hòa về phía nam, xây dựng đồ sộ, nguy nga hơn.Qua 22 lần trùng tu, do yếu tố thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng của thời tiết, đặc biệt là đợt mưa bão dồn dập cuối năm 2020, di tích đặc biệt điện Thái Hòa xuống cấp nghiêm trọng, một số cấu kiện gỗ đã mục ruỗng, không đảm bảo an toàn. Do đó, việc đầu tư trùng tu, tôn tạo công trình là hết sức cấp thiết. >>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Trùng tu Điện Thái Hòa (Thừa Thiên - Huế) gắn với lịch sử 200 năm (Nguồn: THĐT).
Báo cáo của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về quy trình thực hiện công tác hạ giải điện Thái Hòa cho thấy, công trình được đơn vị thi công là Công ty cổ phần Tu bổ di tích Huế chụp ảnh hiện trạng, đo vẽ, can dập lại hoa văn trang trí trên cột thếp vàng hình rồng, hoa văn trang trí bờ mái, đo vẽ ghi nhận các thông số kỹ thuật của hệ khung gỗ, kết cấu mái…
Đơn vị thi công cũng đánh dấu vị trí trên từng cấu kiện gỗ, các con giống và ô hộc bờ nóc, bờ quyết trước khi hạ giải theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Các cấu kiện được đánh dấu không làm ảnh hưởng đến hiện trạng và được giữ trong suốt quá trình thi công.
Đối với chiếc Bửu tán và bục đặt ngai vàng, đây là hai hạng mục vẫn còn nguyên vẹn nên không can thiệp, được bao bọc bằng hệ khung thép, lợp tôn bảo quản nguyên vị trí trong suốt quá trình thi công. Đơn vị thi công chỉ tháo dỡ 3 bộ cửa võng khu vực Bửu tán để chuyển vào kho bảo quản.
Để bảo vệ nền gạch di tích, Công ty cổ phần Tu bổ di tích Huế đã đưa ra giải pháp làm sàn bảo vệ theo quy trình tẩy sạch nền gạch, quét lớp sơn chống thấm, trải một lớp nilon và lớp cao su, làm hệ khung gỗ, lát thép tấm lên trên. Đồng thời, bao bọc cột rồng, mái lưa bằng nilon xốp và khung gỗ, các con rồng bậc cấp được bọc bằng mút xốp và bảo vệ khung gỗ bên ngoài.
Hiện nay, đơn vị thi công đang tiến hành hạ giải phần mái ngói, tháo dỡ từng ô pháp lam trang trí trên bờ nóc, cổ diềm công trình; hạ giải các ô hộc bờ nóc, bờ quyết, cổ diềm, đầu hồi, các con giống trang trí xuống khỏi công trình; tháo dỡ hệ vách ván, liên ba, ngưỡng cửa. Sau khi lắp dựng nhà bao che mới tiến hành hạ giải kết cấu mái gỗ gồm cột kèo, xuyên, trến, đòn tay…
Theo đơn vị thi công trùng tu, điện Thái Hòa là di tích có giá trị quan trọng nên quá trình hạ giải công trình được tiến hành hết sức cẩn trọng, công phu. Tất cả đều được tiến hành theo quy trình đã được phê duyệt.
Sau khi hạ giải xong toàn bộ công trình, đơn vị thi công sẽ tiến hành phân loại, đánh giá sơ bộ chất lượng các cấu kiện, sau đó trình hội đồng đánh giá di tích xem xét và đưa ra giải pháp tu bổ.
Đối với các cấu kiện được đánh giá hư hỏng hoàn toàn thì phục hồi mới. Các cấu kiện hư hỏng ít sẽ xử lý vệ sinh nối vá, nối mộng thay cốt ốp mang, nối chân cột, đuôi kèo, đầu kèo. Đối với các cấu kiện còn tốt sẽ được vệ sinh để tái sử dụng.
Trước đó, điện Thái Hòa thuộc Đại nội Huế được Bộ VH-TT&DL chấp thuận cho tỉnh TT-Huế triển khai trùng tu, với tổng kinh phí 150 tỷ đồng. Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. Đây là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của nhà vua, hoàng thân, quốc thích và các đại thần.
Công trình xây dựng vào tháng 2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805. Ban đầu, điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng 45 mét về phía tây bắc. Tháng 3/1833, khi điều chỉnh quy hoạch và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại nội, vua Minh Mạng cho dời điện Thái Hòa về phía nam, xây dựng đồ sộ, nguy nga hơn.
Qua 22 lần trùng tu, do yếu tố thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng của thời tiết, đặc biệt là đợt mưa bão dồn dập cuối năm 2020, di tích đặc biệt điện Thái Hòa xuống cấp nghiêm trọng, một số cấu kiện gỗ đã mục ruỗng, không đảm bảo an toàn. Do đó, việc đầu tư trùng tu, tôn tạo công trình là hết sức cấp thiết.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Trùng tu Điện Thái Hòa (Thừa Thiên - Huế) gắn với lịch sử 200 năm (Nguồn: THĐT).