Sáng 14/2, Cục Đường sắt, Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia, Cục CSGT và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ GTVT kiểm tra tại điểm nóng về an toàn đường sắt tại xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đây là điểm mới phát sinh ít nhất 26 lối đi dân sinh dịp trước Tết nguyên đán Đinh Dậu.Cục trưởng Đường sắt Vũ Quang Khôi (đứng giữa) ngán ngẩm nhìn hiện trường cung đường. Ông Khôi yêu cầu các cơ quan chuyên môn ghi nhận kỹ lưỡng hiện trường, thống kê các hiện tượng phát sinh mới.Trong ảnh là một trong lối đi dân sinh trái phép rộng hơn 3 mét, ô tô có thể đi vào.Có những điểm chỉ vài mét đã có một lối đi qua đường sắt. Nhìn nền đường sắt như thế này, hành khách đi tàu khó có thể yên tâm. Theo Cục Đường sắt, 2 năm qua, nhờ nỗ lực của nhiều cơ quan, địa phương, toàn quốc chỉ mới xoá được 32 lối đi dân sinh (trong tống số hơn 4.000 lối đi được quản lý) nhưng chỉ riêng Hà Nam đã phát sinh thêm tổng cộng ít nhất 34 lối đi dân sinh trái phép.Nhiều người trong đoàn công tác bất ngờ khi phát hiện nhiều tảng đá lớn, nặng hàng tấn được đặt ngay trong nền đường, sát mép đường tàu.Theo quy định, hành lang an toàn giao thông đường sắt đạt tiêu chuẩn phải cách đường ray hơn 5 m. Tuy nhiên, các tảng đá lớn này chỉ cách đường sắt có điểm chỉ vài chục cm.Hiện nay, trách nhiệm chính trong giám sát không để phát sinh lối đi dân sinh, bảo vệ hàng lang an toàn giao thông đường sắt thuộc về chính quyền địa phương. Trong cuộc họp sau đó với đại diện Sở GTVT và các huyện trên địa bàn (lãnh đạo huyện Thanh Liêm – nơi xảy ra hiện tượng này vẫn không có mặt), ông Khôi đề nghị trong 24 giờ phải di dời các khối đá, nếu không có thể xảy ra tai nạn khó lường và thực hiện ngay việc rào chắn các lối đi dân sinh.Đây là điểm người dân kinh doanh non bộ, đá cảnh. Đoàn công tác cũng lo ngại, các tảng đá kê kích không vững sẽ dễ bị cuốn vào tàu khi tàu chạy qua.Dù khu vực đất này thuộc hành lang an toàn đường sắt, đất không được phép xây dựng nhưng chính quyền địa phương vẫn để người dân xây dựng nhà cửa, cửa hàng và đặt đá non bộ với khối lượng lớn để kinh doanh.Một trong những nguyên nhân được đoàn công tác đưa ra là do các đơn vị làm hộ lan đường bộ trên tuyến QL 21 đã dễ dàng chấp thuận để người dân mở lối đi dân sinh, không phối hợp chặt chẽ với ngành đường sắt khi thực hiện dự án.
Sáng 14/2, Cục Đường sắt, Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia, Cục CSGT và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ GTVT kiểm tra tại điểm nóng về an toàn đường sắt tại xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đây là điểm mới phát sinh ít nhất 26 lối đi dân sinh dịp trước Tết nguyên đán Đinh Dậu.
Cục trưởng Đường sắt Vũ Quang Khôi (đứng giữa) ngán ngẩm nhìn hiện trường cung đường. Ông Khôi yêu cầu các cơ quan chuyên môn ghi nhận kỹ lưỡng hiện trường, thống kê các hiện tượng phát sinh mới.
Trong ảnh là một trong lối đi dân sinh trái phép rộng hơn 3 mét, ô tô có thể đi vào.
Có những điểm chỉ vài mét đã có một lối đi qua đường sắt. Nhìn nền đường sắt như thế này, hành khách đi tàu khó có thể yên tâm. Theo Cục Đường sắt, 2 năm qua, nhờ nỗ lực của nhiều cơ quan, địa phương, toàn quốc chỉ mới xoá được 32 lối đi dân sinh (trong tống số hơn 4.000 lối đi được quản lý) nhưng chỉ riêng Hà Nam đã phát sinh thêm tổng cộng ít nhất 34 lối đi dân sinh trái phép.
Nhiều người trong đoàn công tác bất ngờ khi phát hiện nhiều tảng đá lớn, nặng hàng tấn được đặt ngay trong nền đường, sát mép đường tàu.
Theo quy định, hành lang an toàn giao thông đường sắt đạt tiêu chuẩn phải cách đường ray hơn 5 m. Tuy nhiên, các tảng đá lớn này chỉ cách đường sắt có điểm chỉ vài chục cm.
Hiện nay, trách nhiệm chính trong giám sát không để phát sinh lối đi dân sinh, bảo vệ hàng lang an toàn giao thông đường sắt thuộc về chính quyền địa phương. Trong cuộc họp sau đó với đại diện Sở GTVT và các huyện trên địa bàn (lãnh đạo huyện Thanh Liêm – nơi xảy ra hiện tượng này vẫn không có mặt), ông Khôi đề nghị trong 24 giờ phải di dời các khối đá, nếu không có thể xảy ra tai nạn khó lường và thực hiện ngay việc rào chắn các lối đi dân sinh.
Đây là điểm người dân kinh doanh non bộ, đá cảnh. Đoàn công tác cũng lo ngại, các tảng đá kê kích không vững sẽ dễ bị cuốn vào tàu khi tàu chạy qua.
Dù khu vực đất này thuộc hành lang an toàn đường sắt, đất không được phép xây dựng nhưng chính quyền địa phương vẫn để người dân xây dựng nhà cửa, cửa hàng và đặt đá non bộ với khối lượng lớn để kinh doanh.
Một trong những nguyên nhân được đoàn công tác đưa ra là do các đơn vị làm hộ lan đường bộ trên tuyến QL 21 đã dễ dàng chấp thuận để người dân mở lối đi dân sinh, không phối hợp chặt chẽ với ngành đường sắt khi thực hiện dự án.