Theo ghi nhận của PV Dân Việt, ngày 28/9, khu dân cư gần chân cầu Long Biên ngập tràn rác thải, các đồ vật bị đọng lại sau khi nước lũ rút.Vào sâu trong khu dân cư ven sông Hồng, đồ đạc của các hộ dân tại đây vẫn còn ngổn ngang, cuộc sống của họ chưa thể trở lại bình thường. Bà Trần Thị Ba ( 77 tuổi, Quê Nam Định) cho biết: “Cơn bão đi qua đã làm ngập nhà tôi, hôm nay nắng ráo tôi mang đồ đạc ra rửa, nhìn đồ đạc trong nhà ngổn ngang tôi chẳng biết bắt đầu dọn dẹp từ đâu”.Các mạnh thường quân xuống hỗ trợ người dân sau mưa lũ.Tại các mố trụ chống va đập cạnh cầu Long Biên dòng chảy đã giảm.Khu vực vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng bị xóa sổ sau mưa lũ.Hàng nghìn gốc đào dưới chân cầu Nhật Tân bị bao phủ trong bùn đất.Người dân đốt bỏ hàng nghìn gốc đào sau lũ. Người dân Nhật tân cho biết, hàng ngày, họ tỉ mỉ tưới nước, bón phân, tỉa cành, mong chờ những bông hoa đào nở rộ vào dịp Tết. Thế nhưng, cơn lũ bất ngờ đã cướp đi tất cả, để lại những gốc đào trơ trụi, khiến người dân làng đào trắng tay.Nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng nề.Người dân bắt đầu trồng lại từng cây giống nhỏ.Ông Nguyễn Văn Mạnh cho biết: "Cơn bão đã cuốn trôi lớp phù sa màu mỡ, khiến đất đai trở nên cằn cỗi. Nhưng chúng tôi không nản lòng, mà cố gắng cày xới, bón phân, làm tơi đất để xây dựng lại làng đào".Khu vực Chương Dương Độ, bến tàu du lịch sông Hồng bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường. Nơi đây từng ngập sâu 3 đến 4 mét, hàng trăm hộ dân đã phải di tản để đảm bảo an toàn do lũ lụt.Các công viên ven sông Hồng hoạt động bình thường trở lại. Trong ảnh là khu vực phố Phúc Tân.Khu vực bãi đá sông Hồng tan hoang sau lũ.Hiện, ban quản lý khu vui chơi đang tái thiết, dọn dẹp sau lũ.Có thể nói, khu vực ven sông Hồng đoạn đi qua Hà Nội bị ảnh hưởng rất nặng nề do lũ lụt, từ những ruộng rau, cây đến các công trình xây dựng, vui chơi... đều bị hư hỏng.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, ngày 28/9, khu dân cư gần chân cầu Long Biên ngập tràn rác thải, các đồ vật bị đọng lại sau khi nước lũ rút.
Vào sâu trong khu dân cư ven sông Hồng, đồ đạc của các hộ dân tại đây vẫn còn ngổn ngang, cuộc sống của họ chưa thể trở lại bình thường. Bà Trần Thị Ba ( 77 tuổi, Quê Nam Định) cho biết: “Cơn bão đi qua đã làm ngập nhà tôi, hôm nay nắng ráo tôi mang đồ đạc ra rửa, nhìn đồ đạc trong nhà ngổn ngang tôi chẳng biết bắt đầu dọn dẹp từ đâu”.
Các mạnh thường quân xuống hỗ trợ người dân sau mưa lũ.
Tại các mố trụ chống va đập cạnh cầu Long Biên dòng chảy đã giảm.
Khu vực vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng bị xóa sổ sau mưa lũ.
Hàng nghìn gốc đào dưới chân cầu Nhật Tân bị bao phủ trong bùn đất.
Người dân đốt bỏ hàng nghìn gốc đào sau lũ. Người dân Nhật tân cho biết, hàng ngày, họ tỉ mỉ tưới nước, bón phân, tỉa cành, mong chờ những bông hoa đào nở rộ vào dịp Tết. Thế nhưng, cơn lũ bất ngờ đã cướp đi tất cả, để lại những gốc đào trơ trụi, khiến người dân làng đào trắng tay.
Nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Người dân bắt đầu trồng lại từng cây giống nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Mạnh cho biết: "Cơn bão đã cuốn trôi lớp phù sa màu mỡ, khiến đất đai trở nên cằn cỗi. Nhưng chúng tôi không nản lòng, mà cố gắng cày xới, bón phân, làm tơi đất để xây dựng lại làng đào".
Khu vực Chương Dương Độ, bến tàu du lịch sông Hồng bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường. Nơi đây từng ngập sâu 3 đến 4 mét, hàng trăm hộ dân đã phải di tản để đảm bảo an toàn do lũ lụt.
Các công viên ven sông Hồng hoạt động bình thường trở lại. Trong ảnh là khu vực phố Phúc Tân.
Khu vực bãi đá sông Hồng tan hoang sau lũ.
Hiện, ban quản lý khu vui chơi đang tái thiết, dọn dẹp sau lũ.
Có thể nói, khu vực ven sông Hồng đoạn đi qua Hà Nội bị ảnh hưởng rất nặng nề do lũ lụt, từ những ruộng rau, cây đến các công trình xây dựng, vui chơi... đều bị hư hỏng.