Tối 25/8 (15 tháng 7 Âm lịch), hàng nghìn người đổ đến các ngôi chùa trên địa bàn TP HCM để cầu bình an cho người thân và thể hiện sự tôn kính đối với các bậc sinh thành.Tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) số lượng người đến chùa rất đông do rơi vào dịp cuối tuần. Tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) hàng nghìn người cũng đến đây để tham dự Lễ Vu Lan và lễ thả hoa đăng xuống sông Sài Gòn. Ảnh: Liêu Lãm/Zing.Lễ Vu Lan cũng là dịp để mỗi chúng ta suy nghĩ về cách ứng xử, đạo làm con đối với các bậc sinh thành.
“Đối với tôi, ngày nào cũng là ngày Vu Lan. Ba mẹ là tất cả, còn ba mẹ là còn niềm vui, hạnh phúc. Bản thân tôi không dám làm ba mẹ buồn lòng”, anh Nguyễn Chí Toàn ngụ quận 2, chia sẻ. Các bạn trẻ tình nguyện chuyển hoa đăng của các Phật tử thả xuống sông. “Những điều ba mẹ cần rất đơn giản không có to lớn gì cả nhưng đôi khi tôi hay vô tâm, 4, 5 ngày không gọi điện về nhà khiến ba mẹ lo lắng. Cuộc đời của bố mẹ không lúc nào là không lo lắng cho các con”, chị Trần Thị Quỳnh quê Quảng Ngãi tâm sự. Những ước nguyện được ghi trên những cánh hoa đăng với mong ước gia đình bình an, yêu thương hòa thuận lẫn nhau.Hoa đăng trong đêm Vu Lan rực sáng dòng sông ở Sài Gòn.Đạo hiếu luôn có sẵn trong tâm thức của mỗi người, đứng đầu tiên trong đạo làm người.Chính vì vậy, dù cuộc sống có thay đổi và hiện đại như thế nào đi nữa thì chữ “Hiếu” vẫn luôn vẹn nguyên ý nghĩa với mỗi con người.Đêm hoa đăng ở TP HCM.Người theo đạo phật tin rằng, nghi thức thả đèn hoa đăng sẽ giúp cho ước nguyện của mình được chư Phật chứng giám. Và cũng theo quan niệm nhà phật, những ngọn nến là biểu tượng cho trí tuệ và ánh sáng chân lý phá tan màn vô minh u ám.
Tối 25/8 (15 tháng 7 Âm lịch), hàng nghìn người đổ đến các ngôi chùa trên địa bàn TP HCM để cầu bình an cho người thân và thể hiện sự tôn kính đối với các bậc sinh thành.
Tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) số lượng người đến chùa rất đông do rơi vào dịp cuối tuần.
Tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) hàng nghìn người cũng đến đây để tham dự Lễ Vu Lan và lễ thả hoa đăng xuống sông Sài Gòn. Ảnh: Liêu Lãm/Zing.
Lễ Vu Lan cũng là dịp để mỗi chúng ta suy nghĩ về cách ứng xử, đạo làm con đối với các bậc sinh thành.
“Đối với tôi, ngày nào cũng là ngày Vu Lan. Ba mẹ là tất cả, còn ba mẹ là còn niềm vui, hạnh phúc. Bản thân tôi không dám làm ba mẹ buồn lòng”, anh Nguyễn Chí Toàn ngụ quận 2, chia sẻ.
Các bạn trẻ tình nguyện chuyển hoa đăng của các Phật tử thả xuống sông. “Những điều ba mẹ cần rất đơn giản không có to lớn gì cả nhưng đôi khi tôi hay vô tâm, 4, 5 ngày không gọi điện về nhà khiến ba mẹ lo lắng. Cuộc đời của bố mẹ không lúc nào là không lo lắng cho các con”, chị Trần Thị Quỳnh quê Quảng Ngãi tâm sự.
Những ước nguyện được ghi trên những cánh hoa đăng với mong ước gia đình bình an, yêu thương hòa thuận lẫn nhau.
Hoa đăng trong đêm Vu Lan rực sáng dòng sông ở Sài Gòn.
Đạo hiếu luôn có sẵn trong tâm thức của mỗi người, đứng đầu tiên trong đạo làm người.
Chính vì vậy, dù cuộc sống có thay đổi và hiện đại như thế nào đi nữa thì chữ “Hiếu” vẫn luôn vẹn nguyên ý nghĩa với mỗi con người.
Đêm hoa đăng ở TP HCM.
Người theo đạo phật tin rằng, nghi thức thả đèn hoa đăng sẽ giúp cho ước nguyện của mình được chư Phật chứng giám. Và cũng theo quan niệm nhà phật, những ngọn nến là biểu tượng cho trí tuệ và ánh sáng chân lý phá tan màn vô minh u ám.