Trong số nhiều ngôi đình, chùa thì Tổ đình Phúc Khánh luôn được xem là tâm điểm của mùa Vu lan. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)19 giờ tối, Đại lễ mới chính thức bắt đầu nhưng từ chiều, nhiều người đã tập trung kín sân đình Phúc Khánh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Rút kinh nghiệm nhiều năm trước phải chờ lâu vái vọng ngoài đường, nhiều người dân đã chuẩn bị cả ghế để tham dự nghi lễ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)So với lễ dâng sao giải hạn vào đầu năm tại thì lượng người tham gia không thể sánh bằng nhưng số người tham dự lễ Vũ lan tại chùa Phúc Khánh cũng đông nghịt khiến cả một đoạn đường Tây Sơn bị tắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Rằm tháng Bảy không chỉ là ngày lễ Vu lan mà còn là ngày xá tội vong nhân. Dù được cử hành trong cùng ngày Rằm nhưng ý nghĩa, mục đích lại rất khác nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo để cầu siêu cho cha mẹ, tổ tiên được siêu thoát; là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Hàng ngàn người dân đã tập trung đông nghịt trước con ngõ 382 Tây Sơn để thực hành nghi lễ Vu lan báo hiếu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Vu lan báo hiếu là một trong những ngày lễ truyền thống được xem trọng nhất của Phật giáo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Ngoài ý nghĩa tôn giáo, đây cũng là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành. Vì thế, ngày lễ này càng được xem trọng nhiều hơn và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Vốn là một ngôi chùa linh thiêng vào bậc nhất Hà Nội, hằng năm vào Rằm tháng Giêng và tháng Bảy âm lịch, chùa Phúc Khánh luôn đông phật tử đến đăng ký làm lễ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Trong hơn một tiếng đồng hồ, cả khu vực Ngã Tư Sở nơi vốn ồn ào, vội vã bỗng tĩnh lặng lạ thường. Người ta chỉ còn nghe thấy tiếng tụng kinh vẳng vẳng phát ra từ trong chùa và tiếng tụng kinh của Phật tử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Những em nhỏ được cha mẹ đưa đến để làm lễ báo hiếu bậc sinh thành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Với quan niệm 'âm siêu dương thái', cõi âm có siêu thoát mới có thể phù hộ cho cõi dương thịnh vượng, nội dung chính của Đại lễ Vu lan tại Tổ đình Phúc Khánh sẽ chủ yếu là tụng kinh để cầu nguyện cho hương hồn những người đã khuất được siêu thoát, cầu cho Quốc thái dân an và nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn cha mẹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong số nhiều ngôi đình, chùa thì Tổ đình Phúc Khánh luôn được xem là tâm điểm của mùa Vu lan. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
19 giờ tối, Đại lễ mới chính thức bắt đầu nhưng từ chiều, nhiều người đã tập trung kín sân đình Phúc Khánh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Rút kinh nghiệm nhiều năm trước phải chờ lâu vái vọng ngoài đường, nhiều người dân đã chuẩn bị cả ghế để tham dự nghi lễ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
So với lễ dâng sao giải hạn vào đầu năm tại thì lượng người tham gia không thể sánh bằng nhưng số người tham dự lễ Vũ lan tại chùa Phúc Khánh cũng đông nghịt khiến cả một đoạn đường Tây Sơn bị tắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Rằm tháng Bảy không chỉ là ngày lễ Vu lan mà còn là ngày xá tội vong nhân. Dù được cử hành trong cùng ngày Rằm nhưng ý nghĩa, mục đích lại rất khác nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo để cầu siêu cho cha mẹ, tổ tiên được siêu thoát; là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng ngàn người dân đã tập trung đông nghịt trước con ngõ 382 Tây Sơn để thực hành nghi lễ Vu lan báo hiếu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Vu lan báo hiếu là một trong những ngày lễ truyền thống được xem trọng nhất của Phật giáo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài ý nghĩa tôn giáo, đây cũng là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành. Vì thế, ngày lễ này càng được xem trọng nhiều hơn và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Vốn là một ngôi chùa linh thiêng vào bậc nhất Hà Nội, hằng năm vào Rằm tháng Giêng và tháng Bảy âm lịch, chùa Phúc Khánh luôn đông phật tử đến đăng ký làm lễ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong hơn một tiếng đồng hồ, cả khu vực Ngã Tư Sở nơi vốn ồn ào, vội vã bỗng tĩnh lặng lạ thường. Người ta chỉ còn nghe thấy tiếng tụng kinh vẳng vẳng phát ra từ trong chùa và tiếng tụng kinh của Phật tử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những em nhỏ được cha mẹ đưa đến để làm lễ báo hiếu bậc sinh thành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với quan niệm 'âm siêu dương thái', cõi âm có siêu thoát mới có thể phù hộ cho cõi dương thịnh vượng, nội dung chính của Đại lễ Vu lan tại Tổ đình Phúc Khánh sẽ chủ yếu là tụng kinh để cầu nguyện cho hương hồn những người đã khuất được siêu thoát, cầu cho Quốc thái dân an và nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn cha mẹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)