Tối 28/9, nhiều khu vực ở phía Đông TP.HCM có mưa rất lớn. Cơn mưa như trút nước khiến hàng loạt tuyến đường trên địa bàn các quận 2, 9, Thủ Đức...ngập sâu trong biển nước mênh mông.Hàng trăm người dân phải bì bõm lội qua các tuyến đường chìm trong biển nước giữa cơn mưa để trở về nhà.Trên đường Võ Văn Ngân, tại khu vực trước Nhà Thiếu nhi Thủ Đức (đoạn từ nút giao đường số 6 đến Nhà Thiếu nhi, thuộc phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức), nước mưa lênh láng như con sông khiến người tham gia giao thông khốn đốn.Điều khá bất ngờ là ngay tại vị trí nói trên, TP.HCM vừa đưa vào sử dụng hồ điều tiết chống ngập thông minh để giải quyết tình trạng ngập tại khu vực này.Hồ điều tiết chống ngập thông minh do Công ty Sekisui (Nhật Bản) và một đối tác Việt Nam đã thi công lắp đặt vào đầu tháng 8 vừa qua (ảnh nhỏ). Thế nhưng trong cơn mưa tối 18/9, tình trạng ngập nặng vẫn tái diễn.Nước vẫn ngập lênh láng, thậm chí có chỗ sâu gần lút cả bánh xe làm hàng loạt phương tiện chết máy...Nhiều người phải khốn đốn lội nước giữa cơn mưa, dù tại khu vực này có hồ điều tiết thông minh chống ngập vừa mới đưa vào sử dụng.Có mặt tại khu vực nói trên, PV Kiến Thức ghi nhận nước mưa rút rất chậm, thậm chí sau khi mưa dứt hơn 20 phút nhưng mặt đường vẫn ngập sâu trong biển nước.Nhiều người tỏ ra ngao ngán trước thảm cảnh mặt đường trước Nhà Thiếu nhi Thủ Đức như con sông dù nơi đây đã có hồ điều tiết chống ngập.Ô tô, xe buýt, xe máy…chen chúc nhau đi trên một làn đường để tránh vào vùng ngập khiến giao thông ùn ứ. Xe chết máy vì ngập nước khiến người dân phải vất vả lội nước tìm chỗ sửa.Đây là vị trí mà đầu tháng 8 vừa qua, Công ty Sekisui (Nhật Bản) và một đối tác Việt Nam đã thi công lắp đặt hồ điều tiết thông minh chống ngập nước đầu tiên trên đường Võ Văn Ngân (đoạn trước Nhà Thiếu nhi Thủ Đức).Công trình có quy mô dài 10m, rộng 9m, sâu khoảng 2,5m, được lắp đặt bằng các môđun cross-wave là những kết cấu bằng nhựa và đây là công nghệ mới được sử dụng. Hồ điều tiết nói trên được xây dựng ngầm trong lòng đất có dung tích chứa 109m3 nước mưa, khoảng 95% lượng nước này có thể để sử dụng tưới cây xanh và phòng cháy chữa cháy. Ảnh Ngô Bình/TPO.
Tối 28/9, nhiều khu vực ở phía Đông TP.HCM có mưa rất lớn. Cơn mưa như trút nước khiến hàng loạt tuyến đường trên địa bàn các quận 2, 9, Thủ Đức...ngập sâu trong biển nước mênh mông.
Hàng trăm người dân phải bì bõm lội qua các tuyến đường chìm trong biển nước giữa cơn mưa để trở về nhà.
Trên đường Võ Văn Ngân, tại khu vực trước Nhà Thiếu nhi Thủ Đức (đoạn từ nút giao đường số 6 đến Nhà Thiếu nhi, thuộc phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức), nước mưa lênh láng như con sông khiến người tham gia giao thông khốn đốn.
Điều khá bất ngờ là ngay tại vị trí nói trên, TP.HCM vừa đưa vào sử dụng hồ điều tiết chống ngập thông minh để giải quyết tình trạng ngập tại khu vực này.
Hồ điều tiết chống ngập thông minh do Công ty Sekisui (Nhật Bản) và một đối tác Việt Nam đã thi công lắp đặt vào đầu tháng 8 vừa qua (ảnh nhỏ). Thế nhưng trong cơn mưa tối 18/9, tình trạng ngập nặng vẫn tái diễn.
Nước vẫn ngập lênh láng, thậm chí có chỗ sâu gần lút cả bánh xe làm hàng loạt phương tiện chết máy...
Nhiều người phải khốn đốn lội nước giữa cơn mưa, dù tại khu vực này có hồ điều tiết thông minh chống ngập vừa mới đưa vào sử dụng.
Có mặt tại khu vực nói trên, PV Kiến Thức ghi nhận nước mưa rút rất chậm, thậm chí sau khi mưa dứt hơn 20 phút nhưng mặt đường vẫn ngập sâu trong biển nước.
Nhiều người tỏ ra ngao ngán trước thảm cảnh mặt đường trước Nhà Thiếu nhi Thủ Đức như con sông dù nơi đây đã có hồ điều tiết chống ngập.
Ô tô, xe buýt, xe máy…chen chúc nhau đi trên một làn đường để tránh vào vùng ngập khiến giao thông ùn ứ.
Xe chết máy vì ngập nước khiến người dân phải vất vả lội nước tìm chỗ sửa.
Đây là vị trí mà đầu tháng 8 vừa qua, Công ty Sekisui (Nhật Bản) và một đối tác Việt Nam đã thi công lắp đặt hồ điều tiết thông minh chống ngập nước đầu tiên trên đường Võ Văn Ngân (đoạn trước Nhà Thiếu nhi Thủ Đức).
Công trình có quy mô dài 10m, rộng 9m, sâu khoảng 2,5m, được lắp đặt bằng các môđun cross-wave là những kết cấu bằng nhựa và đây là công nghệ mới được sử dụng. Hồ điều tiết nói trên được xây dựng ngầm trong lòng đất có dung tích chứa 109m3 nước mưa, khoảng 95% lượng nước này có thể để sử dụng tưới cây xanh và phòng cháy chữa cháy. Ảnh Ngô Bình/TPO.