Đầu năm học 2014-2015, CLB Mỹ thuật được thành lập với mục đích rèn luyện kỹ năng cơ bản về vẽ, trang trí, tạo sản phẩm địa phương.Ban đầu CLB chỉ có 20 học sinh tham gia nhưng sau khi sản phẩm hoàn thành đã trở thành động lực cho nhiều học sinh vùng cao. Hiện nay đã có 245/ 453 học sinh tham gia.Trường TH Ma Lé có 100 % học sinh là dân tộc thiểu số với 3 dân tộc: Mông, Tày, Giáy và có đến 80% học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Những bức tranh được làm nên từ các nguyên liệu đơn giản như bìa carton, đá, gạo, ngô, hạt quả, củ sẵn có do người dân địa phương trồng được (hạt rau đay, rau dền, đỗ, ngô...)."Vì các con ở bán trú nên sau những giờ lên lớp các con có thời gian rảnh nên có thể làm tranh. Ngoài ra, chúng tôi còn lồng ghép trong các tiết học mỹ thuật. Giờ các con đam mê lắm, có lần các con còn quên cả tiếng kẻng ăn cơm để ngồi làm, khi thì ăn xong xin phép thầy cô không nghỉ trưa để chăm chút cho bức tranh của mình. Tùy theo độ khó của tranh mà có thể kéo dài thời gian hoàn thành từ 5-7 ngày" - Cô Thành cho biết.Bên cạnh luyện kỹ năng vẽ, trang trí, hoạt động này còn giúp học sinh rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, trau chuốt trong từng sản phẩm.Cũng theo cô Thành, hiện CLB hoàn thành 70 bức tranh và sẽ bán. Giá của bức tranh dao động từ 150.000 -200.000 đồng.Sau khi trừ chi phí mua vật dụng, nguyên liệu, nhà trường giữ lại 1 ít và còn lại là chia cho học sinh mang về để các em có thể mua sách vở, bút thước hay cho gia đình. Đó như một động lực cho các em đến trường lớp chuyên cần hơn.Cô Thành cho biết: Khi câu lạc bộ ra đời, học sinh đam mê với những bức tranh thì tỉ lệ học sinh nghỉ học của trường cũng giảm.Các lễ hội, cảnh đi làm nương, cảnh học sinh đi học, đi chăn trâu... tất cả những hình ảnh thân thuộc đó trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân cao nguyên đá đều được tái hiện dưới bàn tay của học sinh tiểu học.
Đầu năm học 2014-2015, CLB Mỹ thuật được thành lập với mục đích rèn luyện kỹ năng cơ bản về vẽ, trang trí, tạo sản phẩm địa phương.
Ban đầu CLB chỉ có 20 học sinh tham gia nhưng sau khi sản phẩm hoàn thành đã trở thành động lực cho nhiều học sinh vùng cao. Hiện nay đã có 245/ 453 học sinh tham gia.
Trường TH Ma Lé có 100 % học sinh là dân tộc thiểu số với 3 dân tộc: Mông, Tày, Giáy và có đến 80% học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Những bức tranh được làm nên từ các nguyên liệu đơn giản như bìa carton, đá, gạo, ngô, hạt quả, củ sẵn có do người dân địa phương trồng được (hạt rau đay, rau dền, đỗ, ngô...).
"Vì các con ở bán trú nên sau những giờ lên lớp các con có thời gian rảnh nên có thể làm tranh. Ngoài ra, chúng tôi còn lồng ghép trong các tiết học mỹ thuật. Giờ các con đam mê lắm, có lần các con còn quên cả tiếng kẻng ăn cơm để ngồi làm, khi thì ăn xong xin phép thầy cô không nghỉ trưa để chăm chút cho bức tranh của mình. Tùy theo độ khó của tranh mà có thể kéo dài thời gian hoàn thành từ 5-7 ngày" - Cô Thành cho biết.
Bên cạnh luyện kỹ năng vẽ, trang trí, hoạt động này còn giúp học sinh rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, trau chuốt trong từng sản phẩm.
Cũng theo cô Thành, hiện CLB hoàn thành 70 bức tranh và sẽ bán. Giá của bức tranh dao động từ 150.000 -200.000 đồng.
Sau khi trừ chi phí mua vật dụng, nguyên liệu, nhà trường giữ lại 1 ít và còn lại là chia cho học sinh mang về để các em có thể mua sách vở, bút thước hay cho gia đình. Đó như một động lực cho các em đến trường lớp chuyên cần hơn.
Cô Thành cho biết: Khi câu lạc bộ ra đời, học sinh đam mê với những bức tranh thì tỉ lệ học sinh nghỉ học của trường cũng giảm.
Các lễ hội, cảnh đi làm nương, cảnh học sinh đi học, đi chăn trâu... tất cả những hình ảnh thân thuộc đó trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân cao nguyên đá đều được tái hiện dưới bàn tay của học sinh tiểu học.