Trước lễ cưới tập thể, các cặp đôi phải chuẩn bị chụp ảnh nên từ sáng sớm đã có mặt để trang điểm.Cô dâu Nguyễn Thị Kim Thoa, Thiếu uý-điều dưỡng đội điều trị 486, phòng hậu cần vùng 4 Hải quân có mặt từ 4h sáng để trang điểm.Chị Lê Thị Huỳnh Như, công tác tại Ban quản lý chất lượng của bệnh viện 175 có mặt từ khi mặt trời chưa mọc, tất bật trang điểm để chụp ảnh cưới với hôn phu quen nhau 9 năm của mình.20 mươi cặp đôi nên nhân viên trang điểm làm việc không ngơi tay.Nhiều vị hôn phu cũng đứng ngồi không yên trong lúc chờ trang điểm.Theo đại tá Trần Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175, trong suốt 2 năm vừa qua cùng với các lực lượng tuyến đầu trên cả nước, các y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã dành toàn bộ sức lực, tâm trí để chiến đấu chống lại dịch COVID-19. Họ đã làm việc một cách tận tụy, hy sinh thầm lặng, tạm gác lại mọi việc riêng tư, quên đi hạnh phúc của riêng mình. “Đời người, mỗi chúng ta ít nhất một lần được làm đám cưới, nhưng trong suốt 2 năm vừa qua các bạn trong ngành y phải tham gia vào tuyến đầu chống dịch COVID- 19, phải dấn thân, bảo vệ cho đồng bào chúng ta. Chúng tôi chỉ nghĩ, các em thiệt thòi thì mình có trách nhiệm làm gì đó bù đắp lại để các em, vì các em thật sự xứng đáng để nhận được hạnh phúc”, đại tá Việt chia sẻ.Các cặp đôi háo hức nắm tay nhau hướng về phía sân đỗ trực thăng của bệnh viện, bối cảnh đầu tiên của buổi chụp ảnh.Đại uý Lê Quang Vinh, khoa nội Tiêu hoá-Bệnh viện quân y 175 tay trong tay cùng Thiếu uý-điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Thoa, đội điều trị 486, phòng Hậu cần vùng 4 Hải quân.Dự định cưới, anh Vinh và chị Thoa chuẩn bị trước cả năm trời và cuối cùng phải hoãn vì rơi vào năm 2020, thời điểm đầu của dịch bùng phát. “Tôi không hoang mang nhưng có chút lo lắng vì không biết khi nào khống chế được dịch. Bản thân tôi phải động viên vợ rất nhiều, dù sao cũng là phụ nữ mà. Hai vợ chồng luôn luôn tâm niệm là tương lai tươi sáng và sẽ về chung mái nhà. Đám cưới của hai vợ chồng thì vẫn tổ chức nhưng hai đứa vẫn sẵn sàng tham gia vào lễ cưới tập vì đây là sự quan tâm của thủ trưởng đơn vị, tham gia để có sự kiện để đời, ghi dấu thời khắc lịch sử, mai mốt kể lại cho con cháu”, chị Thoa vui vẻ nói.“Mình và bà xã quen nhau cách đây 3 năm. Thời điểm đó, hai vợ chồng công tác cùng đơn vị phòng hậu cần vùng 4 Hải quân. Quen được 1 năm, mình chuyển về bệnh viện quân y 175. Kể từ đó hai vợ chồng yêu xa. Thật sự yêu xa khá là khó khăn khi hai đứa bị ngăn cách bởi địa lý và dịch bệnh. Đợt dịch thứ 4 vừa rồi đã làm cho hai vợ chồng xa nhau 6 tháng trời. Tụi mình định làm lễ cưới vào 16/10/2021, cuối cùng phải hoãn lại, hai vợ chồng đi chống dịch. Chồng thì phục vụ tại bệnh viện điều trị COVID-19 thuộc bệnh viện 175, còn vợ thì tăng cường cho BVDC số 4, thuộc Tổng cục Hậu cần tại Khánh Hoà”, anh Vinh nhớ lại.Anh Trần Tấn Lộc, đang công tác tại trường Cao đẳng Điện lực, chồng của chị Lê Thị Huỳnh Như, công tác tại Ban quản lý chất lượng của bệnh viện 175. Trong đợt dịch, chị Như tham gia chống dịch, lấy mẫu trên địa bàn quận 8. “Hai vợ chồng quen nhau từ thời vợ làm sinh viên đã gần mười năm. Nếu không tính đợt dịch vừa rồi, chưa bao giờ hai vợ chồng phải xa nhau lâu như vậy. Thời điểm chưa áp dụng Chỉ thị 16, hàng ngày phải đưa nhu yếu phẩm cho vợ qua hàng rào bệnh viện. Lễ đính hôn của hai vợ chồng thực hiện hôm 22/5/2021. Dự định 6/11/2021 tổ chức cưới nhưng đây là thời điểm dịch phức tạp nhất của thành phố nên hai vợ chồng gác lại. Khi 1/10 mở cửa trở lại thì cũng chưa tiện tổ chức nên mới dời sang năm nay”, anh Lộc kể về khoảng thời gian hai vợ chồng vượt qua đại dịch.“Tham gia lễ cưới tập thể thực sự với riêng hai vợ chồng rất ý nghĩa khi có thêm sự ủng hộ của ba mẹ. Ngày xưa, ba mẹ trong chiến khu cũng làm lễ cưới tập thể. Mẹ tôi nói với hai đứa cố gắng vui xuân mới nhưng không quên nhiệm vụ. Có những lúc xuống tinh thần lắm vì ngày nào cũng ở trong phòng kín. Nhờ có ông xã, động viên và trò chuyện liên tục. Anh hay tìm những câu chuyện vui kể tôi nghe hay cùng bàn luận về một bộ phim hài qua điện thoại nên cũng giúp mình có thêm động lực”, chị Như bộc bạch.Bác sĩ Đoàn Kim Hướng, bệnh viện Ung bướu, vợ là Dương Thị Thuý Vy, điều dưỡng khoa răng hàm mặt. Hai vợ chồng làm chung bệnh viện Ung bướu từ 4 năm trước. Sau đó, chị Vy về công tác tại bệnh viện 175. Hai vợ chồng lỡ ba lần cưới, mỗi lần như thế cả hai đều động viên nhau một câu “sau dịch mình cưới”.“Lúc chống dịch, biết em sợ bị nhiễm rồi lây cho mọi người, có chút hoang mang nên ông xã cũng thường xuyên động viên. Hai vợ chồng quyết định tham gia lễ cưới tập thể vì đây là một hoạt động ý nghĩa và mình cũng may mắn khi được chọn tham gia”, chị Vy nói.Sự kiện thu hút sự quan tâm của y bác sĩ, bệnh nhân trong bệnh viện 175.Vừa xuống ca, cán bộ này chạy ngay ra chụp ảnh lưu niệm cùng đồng nghiệp.Chị điều dưỡng này cũng nhanh tay lấy điện thoại chụp lại đồng nghiệp của mình đang tham gia sự kiện ý nghĩa mang tính lịch sử.Nhà thiết kế Minh Hạnh cũng chăm chút từng chi tiết khi tạo dáng chụp ảnh cho các cặp đôi.
"Thông qua hình ảnh chiếc Áo Dài, chúng tôi muốn thể hiện sự hân hoan mở cửa để đón nhận cuộc sống bình thường mới và chúng ta được gặp nhau tại đây, một khu vườn dành cho bệnh nhân ngay trong khuôn viên Bệnh viện Quân Y 175. Qua sự kiện này, chúng tôi muốn tri ân lực lượng tuyến đầu bằng sự cao quý của chiếc Áo Dài. Đây là một sự kiện áo dài đặc biệt, những chiến sỹ thầm lặng sẽ xuất hiện trong chiếc áo dài mang lời ước nguyện về tương lai về hạnh phúc", NTK Minh Hạnh chia sẻ.Lần đầu tiên, những chiến sỹ trong trận chiến chống dịch sẽ trở thành những nghệ sỹ trên sân khấu chủ đề "Mạch sống" tối 20/2. Các đôi uyên ương tái hiện lịch sử và là những nhân tố không thể thiếu để mạch sống được tiếp nối mãi mãi. Sự dấn thân của họ đã làm lay động hàng triệu con tim và ngày hôm nay họ đã cùng nhau bước vào một cuộc sống mới, đúng nghĩa của một cuộc sống bình thường mới. Họ thật sự xứng đáng để nhận được hạnh phúc và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội và toàn xã hội.
Trước lễ cưới tập thể, các cặp đôi phải chuẩn bị chụp ảnh nên từ sáng sớm đã có mặt để trang điểm.
Cô dâu Nguyễn Thị Kim Thoa, Thiếu uý-điều dưỡng đội điều trị 486, phòng hậu cần vùng 4 Hải quân có mặt từ 4h sáng để trang điểm.
Chị Lê Thị Huỳnh Như, công tác tại Ban quản lý chất lượng của bệnh viện 175 có mặt từ khi mặt trời chưa mọc, tất bật trang điểm để chụp ảnh cưới với hôn phu quen nhau 9 năm của mình.
20 mươi cặp đôi nên nhân viên trang điểm làm việc không ngơi tay.
Nhiều vị hôn phu cũng đứng ngồi không yên trong lúc chờ trang điểm.
Theo đại tá Trần Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175, trong suốt 2 năm vừa qua cùng với các lực lượng tuyến đầu trên cả nước, các y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã dành toàn bộ sức lực, tâm trí để chiến đấu chống lại dịch COVID-19. Họ đã làm việc một cách tận tụy, hy sinh thầm lặng, tạm gác lại mọi việc riêng tư, quên đi hạnh phúc của riêng mình. “Đời người, mỗi chúng ta ít nhất một lần được làm đám cưới, nhưng trong suốt 2 năm vừa qua các bạn trong ngành y phải tham gia vào tuyến đầu chống dịch COVID- 19, phải dấn thân, bảo vệ cho đồng bào chúng ta. Chúng tôi chỉ nghĩ, các em thiệt thòi thì mình có trách nhiệm làm gì đó bù đắp lại để các em, vì các em thật sự xứng đáng để nhận được hạnh phúc”, đại tá Việt chia sẻ.
Các cặp đôi háo hức nắm tay nhau hướng về phía sân đỗ trực thăng của bệnh viện, bối cảnh đầu tiên của buổi chụp ảnh.
Đại uý Lê Quang Vinh, khoa nội Tiêu hoá-Bệnh viện quân y 175 tay trong tay cùng Thiếu uý-điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Thoa, đội điều trị 486, phòng Hậu cần vùng 4 Hải quân.
Dự định cưới, anh Vinh và chị Thoa chuẩn bị trước cả năm trời và cuối cùng phải hoãn vì rơi vào năm 2020, thời điểm đầu của dịch bùng phát. “Tôi không hoang mang nhưng có chút lo lắng vì không biết khi nào khống chế được dịch. Bản thân tôi phải động viên vợ rất nhiều, dù sao cũng là phụ nữ mà. Hai vợ chồng luôn luôn tâm niệm là tương lai tươi sáng và sẽ về chung mái nhà. Đám cưới của hai vợ chồng thì vẫn tổ chức nhưng hai đứa vẫn sẵn sàng tham gia vào lễ cưới tập vì đây là sự quan tâm của thủ trưởng đơn vị, tham gia để có sự kiện để đời, ghi dấu thời khắc lịch sử, mai mốt kể lại cho con cháu”, chị Thoa vui vẻ nói.
“Mình và bà xã quen nhau cách đây 3 năm. Thời điểm đó, hai vợ chồng công tác cùng đơn vị phòng hậu cần vùng 4 Hải quân. Quen được 1 năm, mình chuyển về bệnh viện quân y 175. Kể từ đó hai vợ chồng yêu xa. Thật sự yêu xa khá là khó khăn khi hai đứa bị ngăn cách bởi địa lý và dịch bệnh. Đợt dịch thứ 4 vừa rồi đã làm cho hai vợ chồng xa nhau 6 tháng trời. Tụi mình định làm lễ cưới vào 16/10/2021, cuối cùng phải hoãn lại, hai vợ chồng đi chống dịch. Chồng thì phục vụ tại bệnh viện điều trị COVID-19 thuộc bệnh viện 175, còn vợ thì tăng cường cho BVDC số 4, thuộc Tổng cục Hậu cần tại Khánh Hoà”, anh Vinh nhớ lại.
Anh Trần Tấn Lộc, đang công tác tại trường Cao đẳng Điện lực, chồng của chị Lê Thị Huỳnh Như, công tác tại Ban quản lý chất lượng của bệnh viện 175. Trong đợt dịch, chị Như tham gia chống dịch, lấy mẫu trên địa bàn quận 8. “Hai vợ chồng quen nhau từ thời vợ làm sinh viên đã gần mười năm. Nếu không tính đợt dịch vừa rồi, chưa bao giờ hai vợ chồng phải xa nhau lâu như vậy. Thời điểm chưa áp dụng Chỉ thị 16, hàng ngày phải đưa nhu yếu phẩm cho vợ qua hàng rào bệnh viện. Lễ đính hôn của hai vợ chồng thực hiện hôm 22/5/2021. Dự định 6/11/2021 tổ chức cưới nhưng đây là thời điểm dịch phức tạp nhất của thành phố nên hai vợ chồng gác lại. Khi 1/10 mở cửa trở lại thì cũng chưa tiện tổ chức nên mới dời sang năm nay”, anh Lộc kể về khoảng thời gian hai vợ chồng vượt qua đại dịch.
“Tham gia lễ cưới tập thể thực sự với riêng hai vợ chồng rất ý nghĩa khi có thêm sự ủng hộ của ba mẹ. Ngày xưa, ba mẹ trong chiến khu cũng làm lễ cưới tập thể. Mẹ tôi nói với hai đứa cố gắng vui xuân mới nhưng không quên nhiệm vụ. Có những lúc xuống tinh thần lắm vì ngày nào cũng ở trong phòng kín. Nhờ có ông xã, động viên và trò chuyện liên tục. Anh hay tìm những câu chuyện vui kể tôi nghe hay cùng bàn luận về một bộ phim hài qua điện thoại nên cũng giúp mình có thêm động lực”, chị Như bộc bạch.
Bác sĩ Đoàn Kim Hướng, bệnh viện Ung bướu, vợ là Dương Thị Thuý Vy, điều dưỡng khoa răng hàm mặt. Hai vợ chồng làm chung bệnh viện Ung bướu từ 4 năm trước. Sau đó, chị Vy về công tác tại bệnh viện 175. Hai vợ chồng lỡ ba lần cưới, mỗi lần như thế cả hai đều động viên nhau một câu “sau dịch mình cưới”.
“Lúc chống dịch, biết em sợ bị nhiễm rồi lây cho mọi người, có chút hoang mang nên ông xã cũng thường xuyên động viên. Hai vợ chồng quyết định tham gia lễ cưới tập thể vì đây là một hoạt động ý nghĩa và mình cũng may mắn khi được chọn tham gia”, chị Vy nói.
Sự kiện thu hút sự quan tâm của y bác sĩ, bệnh nhân trong bệnh viện 175.
Vừa xuống ca, cán bộ này chạy ngay ra chụp ảnh lưu niệm cùng đồng nghiệp.
Chị điều dưỡng này cũng nhanh tay lấy điện thoại chụp lại đồng nghiệp của mình đang tham gia sự kiện ý nghĩa mang tính lịch sử.
Nhà thiết kế Minh Hạnh cũng chăm chút từng chi tiết khi tạo dáng chụp ảnh cho các cặp đôi.
"Thông qua hình ảnh chiếc Áo Dài, chúng tôi muốn thể hiện sự hân hoan mở cửa để đón nhận cuộc sống bình thường mới và chúng ta được gặp nhau tại đây, một khu vườn dành cho bệnh nhân ngay trong khuôn viên Bệnh viện Quân Y 175. Qua sự kiện này, chúng tôi muốn tri ân lực lượng tuyến đầu bằng sự cao quý của chiếc Áo Dài. Đây là một sự kiện áo dài đặc biệt, những chiến sỹ thầm lặng sẽ xuất hiện trong chiếc áo dài mang lời ước nguyện về tương lai về hạnh phúc", NTK Minh Hạnh chia sẻ.
Lần đầu tiên, những chiến sỹ trong trận chiến chống dịch sẽ trở thành những nghệ sỹ trên sân khấu chủ đề "Mạch sống" tối 20/2. Các đôi uyên ương tái hiện lịch sử và là những nhân tố không thể thiếu để mạch sống được tiếp nối mãi mãi. Sự dấn thân của họ đã làm lay động hàng triệu con tim và ngày hôm nay họ đã cùng nhau bước vào một cuộc sống mới, đúng nghĩa của một cuộc sống bình thường mới. Họ thật sự xứng đáng để nhận được hạnh phúc và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội và toàn xã hội.