Do ảnh hưởng của cơn bão số 9 năm 2020 đến nay, tại khu vực phía đông bắc đảo Lý Sơn từ địa điểm Ra đa 18 đến bờ biển thắng cảnh Hang Câu xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Theo ước tính, đảo đã bị xâm thực vào tới trên 50m và kéo dài khoảng 500m, nhấn chìm hàng nghìn m2 đất nông nghiệp của bà con nơi đây.Bà Đinh Thị Mến (trú thôn An Hải, huyện Lý Sơn) cho biết, cơn bão số 9 và số 13 năm 2020 làm bờ biển ở đây bị sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, vào mùa đông, triều cường, sóng lớn khiến tình trạng này diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn.“Sóng biển đánh tan một đoạn bờ biển làm các ruộng hành tỏi của người dân bị ảnh hưởng, khiến bà con rất lo lắng. Bà con chúng tôi ở đây ai cũng lo sợ nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thì chắc chắn còn diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ bị sóng biển nuốt chửng”, bà Mến lo lắng.Theo ghi nhận của PV, khu vực này trước kia có một đường đi. Tuy nhiên do sóng biển xâm thực, gây sạt lở nghiêm trọng nên có một vài đoạn đường không còn nữa. Ước tính, khu vực sạt lở kéo dài khoảng 500m chạy dọc bờ biển, tại những điểm sạt lở lớn, có chiều cao từ 2-3 mét.Sóng biển xâm thực tại đây không chỉ làm mất đất sản xuất của người dân trên huyện đảo Lý Sơn, mà còn đe dọa đến khu vực Hang Câu- một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của hòn đảo tiền tiêu này. Người dân địa phương đang mong mỏi một tuyến kè để giữ đất.Ông Huỳnh Quá (trú thôn An Hải, huyện Lý Sơn) cho hay, đất hồi xưa ở tuốt ngoài kia, giờ sạt mất chừng 50 mét rồi. Bà con cứ dần dần thụt lùi vào để sản xuất nông nghiệp. Nước tiến vào đến đâu là bà con thụt dần vô tới đó. Bây giờ chỉ mong có cái kè để bà con yên tâm sản xuất.Được biết, khu vực bị sạt lở trước đây từng được quy hoạch làm bãi đổ phế thải. Tuy nhiên, hàng năm triều cường, sóng lớn đã gây xói lở sâu vào đất liền hàng chục mét làm mất đất sản xuất của người dân.Bà Phạm Thị Hương - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết tình trạng sạt lở bờ biển ở khu vực phía đông bắc đảo Lý Sơn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.“Huyện đã có kiến nghị tỉnh bố trí nguồn kinh phí để làm kè. Vừa rồi lãnh đạo tỉnh cũng đã đi kiểm tra, chúng tôi tiếp tục kiến nghị, lãnh đạo tỉnh cũng ghi nhận. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì tỉnh chưa cân đối được ngân sách. Trước mắt, địa phương sẽ bám sát, theo dõi diễn biến các khu vực sạt lở để có biện pháp ứng phó.”, bà Hương nói thêm. Ảnh: Nguyễn NgọcMùa mưa bão cũng sắp đến, người dân huyện đảo Lý Sơn đang chờ đợi giải pháp căn cơ để “an cư lạc nghiệp”, góp phần giữ vững mảnh đất thiêng liêng giữa biển khơi.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Triều cường dâng cao, đường phố Cần Thơ ngập nước. (Nguồn: THĐT).
Do ảnh hưởng của cơn bão số 9 năm 2020 đến nay, tại khu vực phía đông bắc đảo Lý Sơn từ địa điểm Ra đa 18 đến bờ biển thắng cảnh Hang Câu xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Theo ước tính, đảo đã bị xâm thực vào tới trên 50m và kéo dài khoảng 500m, nhấn chìm hàng nghìn m2 đất nông nghiệp của bà con nơi đây.
Bà Đinh Thị Mến (trú thôn An Hải, huyện Lý Sơn) cho biết, cơn bão số 9 và số 13 năm 2020 làm bờ biển ở đây bị sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, vào mùa đông, triều cường, sóng lớn khiến tình trạng này diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn.
“Sóng biển đánh tan một đoạn bờ biển làm các ruộng hành tỏi của người dân bị ảnh hưởng, khiến bà con rất lo lắng. Bà con chúng tôi ở đây ai cũng lo sợ nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thì chắc chắn còn diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ bị sóng biển nuốt chửng”, bà Mến lo lắng.
Theo ghi nhận của PV, khu vực này trước kia có một đường đi. Tuy nhiên do sóng biển xâm thực, gây sạt lở nghiêm trọng nên có một vài đoạn đường không còn nữa. Ước tính, khu vực sạt lở kéo dài khoảng 500m chạy dọc bờ biển, tại những điểm sạt lở lớn, có chiều cao từ 2-3 mét.
Sóng biển xâm thực tại đây không chỉ làm mất đất sản xuất của người dân trên huyện đảo Lý Sơn, mà còn đe dọa đến khu vực Hang Câu- một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của hòn đảo tiền tiêu này. Người dân địa phương đang mong mỏi một tuyến kè để giữ đất.
Ông Huỳnh Quá (trú thôn An Hải, huyện Lý Sơn) cho hay, đất hồi xưa ở tuốt ngoài kia, giờ sạt mất chừng 50 mét rồi. Bà con cứ dần dần thụt lùi vào để sản xuất nông nghiệp. Nước tiến vào đến đâu là bà con thụt dần vô tới đó. Bây giờ chỉ mong có cái kè để bà con yên tâm sản xuất.
Được biết, khu vực bị sạt lở trước đây từng được quy hoạch làm bãi đổ phế thải. Tuy nhiên, hàng năm triều cường, sóng lớn đã gây xói lở sâu vào đất liền hàng chục mét làm mất đất sản xuất của người dân.
Bà Phạm Thị Hương - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết tình trạng sạt lở bờ biển ở khu vực phía đông bắc đảo Lý Sơn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
“Huyện đã có kiến nghị tỉnh bố trí nguồn kinh phí để làm kè. Vừa rồi lãnh đạo tỉnh cũng đã đi kiểm tra, chúng tôi tiếp tục kiến nghị, lãnh đạo tỉnh cũng ghi nhận. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì tỉnh chưa cân đối được ngân sách. Trước mắt, địa phương sẽ bám sát, theo dõi diễn biến các khu vực sạt lở để có biện pháp ứng phó.”, bà Hương nói thêm. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Mùa mưa bão cũng sắp đến, người dân huyện đảo Lý Sơn đang chờ đợi giải pháp căn cơ để “an cư lạc nghiệp”, góp phần giữ vững mảnh đất thiêng liêng giữa biển khơi.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Triều cường dâng cao, đường phố Cần Thơ ngập nước. (Nguồn: THĐT).