Những năm gần đây, Hà Nội quyết liệt trong việc giải phóng nhiều chợ tạm, chợ cóc. Cầu Giấy là một trong những quận giải tỏa được số lượng chợ tạm nhiều nhất.
Hơn 20 chợ tạm được đưa vào danh sách “khai tử” nhưng chợ Sinh viên (hay còn gọi là chợ nông sản Dịch Vọng Hậu) vốn là chợ tạm lấn chiếm vỉa hè lòng đường đến nay vẫn còn hoạt động gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
Theo ghi nhận của phóng viên, từ sáng đến đêm khuya hoạt động mua bán tại khu chợ này diễn ra tấp nập. Tiểu thương ở đây cho biết, từ sáng đến trưa chợ sẽ bán nông sản, đồ ăn. Buổi chiều chuyển qua bán quần áo, giày dép.
Bãi gửi xe nằm án ngữ giữa lòng đường.
Vỉa hè cũng bị lấn chiếm hoàn toàn.
Nông sản bày bán la liệt trên mặt đất.
Rác thải tứ tung sau mỗi phiên họp chợ.
Được biết, dự án trồng mới 600.000 nghìn cây xanh làm đẹp cảnh quan thành phố trước Tết Nguyên đán đã được chính quyền chấp thuận tại khu vực nút giao thông Mai Dịch cũng vì thế dẫn đến bị chậm do vướng các gian hàng của tiểu thương cố tình lấn chiếm.
Trao đổi với PV Lao Động, bà Phan Thu Hà - Chánh Văn phòng UBND quận Cầu Giấy cho biết: “Đối với chợ nông sản Dịch Vọng Hậu, hiện tại quận Cầu Giấy đang thực hiện giải phóng mặt bằng. Quận cũng đã có báo cáo thành phố về lộ trình đóng cửa chợ nông sản. Trong thời gian sớm quận sẽ tổ chức họp báo chí để thông tin về chợ“.
Những năm gần đây, Hà Nội quyết liệt trong việc giải phóng nhiều chợ tạm, chợ cóc. Cầu Giấy là một trong những quận giải tỏa được số lượng chợ tạm nhiều nhất.
Hơn 20 chợ tạm được đưa vào danh sách “khai tử” nhưng chợ Sinh viên (hay còn gọi là chợ nông sản Dịch Vọng Hậu) vốn là chợ tạm lấn chiếm vỉa hè lòng đường đến nay vẫn còn hoạt động gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
Theo ghi nhận của phóng viên, từ sáng đến đêm khuya hoạt động mua bán tại khu chợ này diễn ra tấp nập. Tiểu thương ở đây cho biết, từ sáng đến trưa chợ sẽ bán nông sản, đồ ăn. Buổi chiều chuyển qua bán quần áo, giày dép.
Bãi gửi xe nằm án ngữ giữa lòng đường.
Vỉa hè cũng bị lấn chiếm hoàn toàn.
Nông sản bày bán la liệt trên mặt đất.
Rác thải tứ tung sau mỗi phiên họp chợ.
Được biết, dự án trồng mới 600.000 nghìn cây xanh làm đẹp cảnh quan thành phố trước Tết Nguyên đán đã được chính quyền chấp thuận tại khu vực nút giao thông Mai Dịch cũng vì thế dẫn đến bị chậm do vướng các gian hàng của tiểu thương cố tình lấn chiếm.
Trao đổi với PV Lao Động, bà Phan Thu Hà - Chánh Văn phòng UBND quận Cầu Giấy cho biết: “Đối với chợ nông sản Dịch Vọng Hậu, hiện tại quận Cầu Giấy đang thực hiện giải phóng mặt bằng. Quận cũng đã có báo cáo thành phố về lộ trình đóng cửa chợ nông sản. Trong thời gian sớm quận sẽ tổ chức họp báo chí để thông tin về chợ“.