Tại phố Phạm Văn Bạch (quận Cầu Giấy), chỉ cần mưa nhỏ, nước mưa sẽ dâng cao ngập quá nửa bánh xe máy khiến nhiều phương tiện di chuyển khó khăn.Phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) nằm ở trung tâm thủ đô, nhiều xe bị chết máy khiến người dân phải xuống xe dắt bộ, có đoạn ngập sâu hơn 1m. Qua được điểm ngập úng thì các phương tiện lại bị dồn tắc cục bộ.Ngã tư Liễu Giai - Đội Cấn cũng là một trong những khu vực trung tâm Hà Nội thường xuyên bị ngập úng trong những ngày mưa.Nguyên nhân chủ yếu của việc ngập lụt do sông Nhuệ và hệ thống kênh xả kênh dẫn về các trạm bơm chưa được cải tạo, nạo vét. Ngoài ra, chất lượng mặt đường của thành phố ở một số tuyến đường, phố hiện nay rất kém, dẫn đến việc hình thành điểm ứ đọng nước cục bộ. Ảnh: Phố Hoa Bằng (quận Cầu Giấy).Nước ngập hết bánh xe trên ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt.Phố Nguyễn Chính (quận Hoàng Mai) là tuyến phố vừa được cống hóa nhưng luôn bị ngập sâu vào tận nhà dân xung quanh. Theo lý giải của chính quyền, nguyên nhân bởi cốt đường nhiều tuyến phố xung quanh cao hơn, khớp nối hạ tầng thoát nước trên địa bàn chưa đồng bộ.Tại phố Phan Bội Châu (quận Hoàn Kiếm), nước thường xuyện ngập đến phân nửa xe máy.Phố Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm) cũng là một trong những điểm ngập úng cố hữu làm đau đầu chính quyền TP Hà Nội nhiều năm trở lại đây.Theo nhiều chuyên gia cũng như cơ quan quản lý, việc triển khai dự án, xây dựng chung cư ồ ạt mà bỏ quên hạ tầng xã hội đi kèm là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ ngập úng. Ảnh: ngập trên phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ).Đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân) là khu vực "nổi tiếng" vì ùn tắc giao thông, đặc biệt trong những giờ cao điểm. Ở thời điểm hiện tại, công trình đường sắt trên cao đang được xây dựng khiến giao thông nơi đây luôn trong tình trạng ách tắc kèm theo ngập nước, hố ga.Phố Thành Công (quận Đống Đa) bị ngập làm các tuyến đường xung quanh chợ Thành Công bị tê liệt, gây khó khăn cho đời sống dân sinh.
Tại phố Phạm Văn Bạch (quận Cầu Giấy), chỉ cần mưa nhỏ, nước mưa sẽ dâng cao ngập quá nửa bánh xe máy khiến nhiều phương tiện di chuyển khó khăn.
Phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) nằm ở trung tâm thủ đô, nhiều xe bị chết máy khiến người dân phải xuống xe dắt bộ, có đoạn ngập sâu hơn 1m. Qua được điểm ngập úng thì các phương tiện lại bị dồn tắc cục bộ.
Ngã tư Liễu Giai - Đội Cấn cũng là một trong những khu vực trung tâm Hà Nội thường xuyên bị ngập úng trong những ngày mưa.
Nguyên nhân chủ yếu của việc ngập lụt do sông Nhuệ và hệ thống kênh xả kênh dẫn về các trạm bơm chưa được cải tạo, nạo vét. Ngoài ra, chất lượng mặt đường của thành phố ở một số tuyến đường, phố hiện nay rất kém, dẫn đến việc hình thành điểm ứ đọng nước cục bộ. Ảnh: Phố Hoa Bằng (quận Cầu Giấy).
Nước ngập hết bánh xe trên ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt.
Phố Nguyễn Chính (quận Hoàng Mai) là tuyến phố vừa được cống hóa nhưng luôn bị ngập sâu vào tận nhà dân xung quanh. Theo lý giải của chính quyền, nguyên nhân bởi cốt đường nhiều tuyến phố xung quanh cao hơn, khớp nối hạ tầng thoát nước trên địa bàn chưa đồng bộ.
Tại phố Phan Bội Châu (quận Hoàn Kiếm), nước thường xuyện ngập đến phân nửa xe máy.
Phố Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm) cũng là một trong những điểm ngập úng cố hữu làm đau đầu chính quyền TP Hà Nội nhiều năm trở lại đây.
Theo nhiều chuyên gia cũng như cơ quan quản lý, việc triển khai dự án, xây dựng chung cư ồ ạt mà bỏ quên hạ tầng xã hội đi kèm là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ ngập úng. Ảnh: ngập trên phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ).
Đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân) là khu vực "nổi tiếng" vì ùn tắc giao thông, đặc biệt trong những giờ cao điểm. Ở thời điểm hiện tại, công trình đường sắt trên cao đang được xây dựng khiến giao thông nơi đây luôn trong tình trạng ách tắc kèm theo ngập nước, hố ga.
Phố Thành Công (quận Đống Đa) bị ngập làm các tuyến đường xung quanh chợ Thành Công bị tê liệt, gây khó khăn cho đời sống dân sinh.