Quảng trường Ba Đình trước thế kỷ 20 còn là một khoảng đất trống, sau đó được người Pháp xây dựng thành vườn hoa Pugininer. Xung quanh vườn hoa có xây một số công trình công sở, biệt thự trong đó bao gồm Phủ Chủ tịch và Trụ sở Bộ Ngoại giao ngày nay. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Bác sĩ Trần Văn Lai - Thị trưởng thành phố Hà Nội của chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên vườn hoa thành quảng trường Ba Đình. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quảng trường khi đó là một biển người và cờ hoa, ai cũng rạng rỡ, hân hoan và vỡ òa trong hạnh phúc của ngày độc lập.Tòa nhà Văn phòng Chính phủ là công trình cấp quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt. Đây là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng, các hoạt động chung của Chính phủ. Công trình có tổng diện tích sàn 25.000m2, quy mô 9 tầng nổi, 3 tầng hầm, được thiết kế theo phong cách bán cổ điển.Tòa nhà Quốc hội trên đường Độc Lập (quận Ba Đình). Công trình có cấu trúc hình vuông, phòng họp trung tâm hình tròn, cao 39 mét với 5 tầng nổi và 3 tầng hầm, diện tích sàn 60.000m2.Trên nóc tòa nhà có cờ Tổ quốc, phía dưới vòm trần là hệ thống đèn chùm pha lê lớn với trọng lượng gần 6 tấn.Công trình Đài tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc tại Đường Bắc Sơn, đối diện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long và Hội trường Ba Đình. Ngày 7/5/1994, nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài tưởng niệm Bắc Sơn được khánh thành.Đài tưởng niệm Bắc Sơn cao 12,6m trong khuôn viên rộng 12.000m2. Thân đài là khối hộp hình vuông, cao 8,7m, đế đài cao 0,9m và bệ đài cao 1,35m, hồ nước xung quanh rộng 1.255m2. Diện tích cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa rộng 1.620m2...Đài tưởng niệm được xây dựng với kết cấu bê tông, cốt thép, mặt ngoài ốp bằng đá hoa cương trắng ngà, tựa như ngọn nến khổng lồ thắp lên trời xanh.Với tuổi đời hơn 150 năm, tháp Rùa hồ Gươm không chỉ là biểu tượng du lịch mà còn khơi gợi về những nét đẹp văn hóa, lịch sử.Thiết kế của tầng đỉnh tháp như một vọng lâu, có hình vuông, mỗi bề dài 2m. Ở mặt tường phía đông, bên trên cửa tròn có đường kính khoảng 0.68m. Bên ngoài tháp có chữ Quy Sơn Tháp. Tổng chiều dài từ gồ đất lên đến tầng đỉnh là 8.8m.Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở phố Lý Thái Tổ khởi đầu là chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Đông Dương (Banque de l'Indochine) thành lập năm 1875 ở Paris (Pháp) để phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địa của Pháp ở châu Á và điều hành quyền lợi kinh tế của Pháp ở Viễn Đông. Từ 10/10/1954 cho đến nay, trụ sở được sử dụng làm cơ quan đầu não của ngành ngân hàng, với vai trò là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.Nằm ở vị trí đắc địa bậc nhất Hà Nội, TTTM Tràng Tiền Plaza trước năm 2002 là cửa hàng Bách hóa Tổng hợp, khu mua sắm "sang chảnh" nhất Thủ đô thời bao cấp. Ngày nay với diện mạo mới, các mặt hàng bày bán bên trong vẫn khá đa dạng, từ nhu yếu phẩm cho đến hàng xa xỉ.Tháp nước Hàng Đậu được người Pháp xây vào năm 1894, tọa lạc tại ngã 6 các tuyến phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng. Tháp có hình trụ tròn cao khoảng 25m với phần mái chóp nhọn, dung tích 1.250m3, tiếp nhận nước từ nhà máy nước Yên Phụ rồi đưa lên két chứa trên tầng cao nhất để tạo thế năng đưa vào hệ thống ống dẫn tới khu trung tâm thành phố.Nhà thờ Cửa Bắc trên phố Phan Đình Phùng là một trong những điểm du lịch nhiều người ưa thích với lối kiến trúc pha trộn Á - Âu. Công trình được xây dựng từ 1925 – 1930 bởi kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard, trên một khoảng đất trải dài ở góc phố Nguyễn Biểu. Ban đầu, nhà thờ mang tên là Giáo đường kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, với ý Đức Mẹ là Nữ Vương của tất cả các Thánh. Sau này, do nằm cạnh Cửa Bắc của thành Thăng Long nên dân gian quen gọi là nhà thờ Cửa Bắc.Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, từng vinh dự lọt Top “10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới”. Bên trong điện chùa thờ Phật a di đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Bà Quan Âm. Năm 1962, chùa Trấn Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Đối với Phật giáo Việt Nam, công trình thực sự là một niềm tự hào, là di sản quý giá sở hữu nét đẹp về kiến trúc, lịch sử và văn hóa.Đường Thanh Niên - “con đường tình yêu” lãng mạn bậc nhất Hà Nội hình thành từ khoảng thế kỷ 15 - 17. Đường dài khoảng 1km nằm giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, cách Hồ Gươm khoảng 3km. Vào ngày 10/10/1958, 4 năm sau ngày Giải phóng Thủ đô, Ủy ban Hành chính Hà Nội khởi công công trình mở rộng đường Cổ Ngư và giao cho tập thể thanh niên Thủ đô thực hiện. Năm 1959, dự án cải tạo hoàn tất, con đường Cổ Ngư nhỏ bé, gồ ghề đã trở nên rộng rãi, mềm mại, dễ dàng đi lại và mang tên Thanh Niên.
Quảng trường Ba Đình trước thế kỷ 20 còn là một khoảng đất trống, sau đó được người Pháp xây dựng thành vườn hoa Pugininer. Xung quanh vườn hoa có xây một số công trình công sở, biệt thự trong đó bao gồm Phủ Chủ tịch và Trụ sở Bộ Ngoại giao ngày nay. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Bác sĩ Trần Văn Lai - Thị trưởng thành phố Hà Nội của chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên vườn hoa thành quảng trường Ba Đình. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quảng trường khi đó là một biển người và cờ hoa, ai cũng rạng rỡ, hân hoan và vỡ òa trong hạnh phúc của ngày độc lập.
Tòa nhà Văn phòng Chính phủ là công trình cấp quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt. Đây là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng, các hoạt động chung của Chính phủ. Công trình có tổng diện tích sàn 25.000m2, quy mô 9 tầng nổi, 3 tầng hầm, được thiết kế theo phong cách bán cổ điển.
Tòa nhà Quốc hội trên đường Độc Lập (quận Ba Đình). Công trình có cấu trúc hình vuông, phòng họp trung tâm hình tròn, cao 39 mét với 5 tầng nổi và 3 tầng hầm, diện tích sàn 60.000m2.
Trên nóc tòa nhà có cờ Tổ quốc, phía dưới vòm trần là hệ thống đèn chùm pha lê lớn với trọng lượng gần 6 tấn.
Công trình Đài tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc tại Đường Bắc Sơn, đối diện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long và Hội trường Ba Đình. Ngày 7/5/1994, nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài tưởng niệm Bắc Sơn được khánh thành.Đài tưởng niệm Bắc Sơn cao 12,6m trong khuôn viên rộng 12.000m2. Thân đài là khối hộp hình vuông, cao 8,7m, đế đài cao 0,9m và bệ đài cao 1,35m, hồ nước xung quanh rộng 1.255m2. Diện tích cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa rộng 1.620m2...Đài tưởng niệm được xây dựng với kết cấu bê tông, cốt thép, mặt ngoài ốp bằng đá hoa cương trắng ngà, tựa như ngọn nến khổng lồ thắp lên trời xanh.
Với tuổi đời hơn 150 năm, tháp Rùa hồ Gươm không chỉ là biểu tượng du lịch mà còn khơi gợi về những nét đẹp văn hóa, lịch sử.Thiết kế của tầng đỉnh tháp như một vọng lâu, có hình vuông, mỗi bề dài 2m. Ở mặt tường phía đông, bên trên cửa tròn có đường kính khoảng 0.68m. Bên ngoài tháp có chữ Quy Sơn Tháp. Tổng chiều dài từ gồ đất lên đến tầng đỉnh là 8.8m.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở phố Lý Thái Tổ khởi đầu là chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Đông Dương (Banque de l'Indochine) thành lập năm 1875 ở Paris (Pháp) để phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địa của Pháp ở châu Á và điều hành quyền lợi kinh tế của Pháp ở Viễn Đông. Từ 10/10/1954 cho đến nay, trụ sở được sử dụng làm cơ quan đầu não của ngành ngân hàng, với vai trò là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Nằm ở vị trí đắc địa bậc nhất Hà Nội, TTTM Tràng Tiền Plaza trước năm 2002 là cửa hàng Bách hóa Tổng hợp, khu mua sắm "sang chảnh" nhất Thủ đô thời bao cấp. Ngày nay với diện mạo mới, các mặt hàng bày bán bên trong vẫn khá đa dạng, từ nhu yếu phẩm cho đến hàng xa xỉ.
Tháp nước Hàng Đậu được người Pháp xây vào năm 1894, tọa lạc tại ngã 6 các tuyến phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng. Tháp có hình trụ tròn cao khoảng 25m với phần mái chóp nhọn, dung tích 1.250m3, tiếp nhận nước từ nhà máy nước Yên Phụ rồi đưa lên két chứa trên tầng cao nhất để tạo thế năng đưa vào hệ thống ống dẫn tới khu trung tâm thành phố.
Nhà thờ Cửa Bắc trên phố Phan Đình Phùng là một trong những điểm du lịch nhiều người ưa thích với lối kiến trúc pha trộn Á - Âu. Công trình được xây dựng từ 1925 – 1930 bởi kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard, trên một khoảng đất trải dài ở góc phố Nguyễn Biểu. Ban đầu, nhà thờ mang tên là Giáo đường kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, với ý Đức Mẹ là Nữ Vương của tất cả các Thánh. Sau này, do nằm cạnh Cửa Bắc của thành Thăng Long nên dân gian quen gọi là nhà thờ Cửa Bắc.
Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, từng vinh dự lọt Top “10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới”. Bên trong điện chùa thờ Phật a di đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Bà Quan Âm. Năm 1962, chùa Trấn Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Đối với Phật giáo Việt Nam, công trình thực sự là một niềm tự hào, là di sản quý giá sở hữu nét đẹp về kiến trúc, lịch sử và văn hóa.
Đường Thanh Niên - “con đường tình yêu” lãng mạn bậc nhất Hà Nội hình thành từ khoảng thế kỷ 15 - 17. Đường dài khoảng 1km nằm giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, cách Hồ Gươm khoảng 3km. Vào ngày 10/10/1958, 4 năm sau ngày Giải phóng Thủ đô, Ủy ban Hành chính Hà Nội khởi công công trình mở rộng đường Cổ Ngư và giao cho tập thể thanh niên Thủ đô thực hiện. Năm 1959, dự án cải tạo hoàn tất, con đường Cổ Ngư nhỏ bé, gồ ghề đã trở nên rộng rãi, mềm mại, dễ dàng đi lại và mang tên Thanh Niên.