Theo ghi nhận của PV Tri thức và Cuộc sống, những ngày gần kế Tết Ông Táo và Tết Nguyên đán 2024, tại Hà Nội luôn diễn ra tình trạng dòng xe nối đuôi nhau di chuyển trên đường. Lượng xe và người tăng đột biến so với những ngày thường.Đường vành đai 3 và bên dưới đường Nguyễn Xiển, lưu lượng phương tiện cũng tăng cao khiến người tham gia giao thông phải nhích từng chút một.Lòng đường chật kín xe buộc những phương tiện xe máy phải leo lên vỉa hè để di chuyển.Hầm chui Lê Văn Lương hướng đi trung tâm thành phố luôn trong tình trạng đông đúc xe ở mọi thời điểm.Vào những ngày giáp Tết, nhu cầu đi lại vui chơi, mua sắm của người dân tăng cao, không chỉ vào giờ cao điểm mà các khung giờ khác trong ngày cũng ghi nhận cảnh người tham gia giao thông chen chúc nhau từ đường lớn đến phố nhỏ.Tại đường Khuất Duy Tiến, xe ô tô dàn thành 3, 4 hàng, người đi xe máy phải "điền vào chỗ trống".Đường đông, nhưng với không khí những ngày gần Tết, nhiều người vẫn tỏ ra hào hứng.Người dân chở theo quất, cành đào... cồng kềnh khiến việc di chuyển càng thêm khó khăn.Lực lượng cảnh sát giao thông làm việc xuyên trưa để điều tiết giao thông.Đường Trường Chinh phía đầu Ngã Tư Sở đông đúc phương tiện qua lại.Không kể giờ cao điểm, nhiều tuyến phố ở Hà Nội vẫn rơi vào cảnh ùn ứ.Ngày giáp Tết, việc chở hàng hóa cồng kềnh diễn ra phổ biến trên đường phố Hà Nội.Dòng người hối hả chạy đua với những ngày cuối năm.Theo UBND TP Hà Nội, một trong những nguyên nhân cơ bản gây ù tắc trên địa bàn chính là do số phương tiện tăng nhanh, nhưng kết cấu hạ tầng đường bộ không theo kịp dẫn đến quá tải.Bên cạnh đó, đầu tư thiếu đồng bộ, các tuyến đường vành đai chưa hoàn chỉnh, cầu qua sông Hồng còn thiếu; Nhiều công trình thi công gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường; Các tuyến giao thông trục chính, cầu lớn có mật độ phương tiện tham gia giao thông vượt thiết kế; Ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông.>>> Mời độc giả xem thêm video Trở về Hà Nội xưa qua bức tranh giao thông thú vị năm 1973:
Theo ghi nhận của PV Tri thức và Cuộc sống, những ngày gần kế Tết Ông Táo và Tết Nguyên đán 2024, tại Hà Nội luôn diễn ra tình trạng dòng xe nối đuôi nhau di chuyển trên đường. Lượng xe và người tăng đột biến so với những ngày thường.
Đường vành đai 3 và bên dưới đường Nguyễn Xiển, lưu lượng phương tiện cũng tăng cao khiến người tham gia giao thông phải nhích từng chút một.
Lòng đường chật kín xe buộc những phương tiện xe máy phải leo lên vỉa hè để di chuyển.
Hầm chui Lê Văn Lương hướng đi trung tâm thành phố luôn trong tình trạng đông đúc xe ở mọi thời điểm.
Vào những ngày giáp Tết, nhu cầu đi lại vui chơi, mua sắm của người dân tăng cao, không chỉ vào giờ cao điểm mà các khung giờ khác trong ngày cũng ghi nhận cảnh người tham gia giao thông chen chúc nhau từ đường lớn đến phố nhỏ.
Tại đường Khuất Duy Tiến, xe ô tô dàn thành 3, 4 hàng, người đi xe máy phải "điền vào chỗ trống".
Đường đông, nhưng với không khí những ngày gần Tết, nhiều người vẫn tỏ ra hào hứng.
Người dân chở theo quất, cành đào... cồng kềnh khiến việc di chuyển càng thêm khó khăn.
Lực lượng cảnh sát giao thông làm việc xuyên trưa để điều tiết giao thông.
Đường Trường Chinh phía đầu Ngã Tư Sở đông đúc phương tiện qua lại.
Không kể giờ cao điểm, nhiều tuyến phố ở Hà Nội vẫn rơi vào cảnh ùn ứ.
Ngày giáp Tết, việc chở hàng hóa cồng kềnh diễn ra phổ biến trên đường phố Hà Nội.
Dòng người hối hả chạy đua với những ngày cuối năm.
Theo UBND TP Hà Nội, một trong những nguyên nhân cơ bản gây ù tắc trên địa bàn chính là do số phương tiện tăng nhanh, nhưng kết cấu hạ tầng đường bộ không theo kịp dẫn đến quá tải.
Bên cạnh đó, đầu tư thiếu đồng bộ, các tuyến đường vành đai chưa hoàn chỉnh, cầu qua sông Hồng còn thiếu; Nhiều công trình thi công gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường; Các tuyến giao thông trục chính, cầu lớn có mật độ phương tiện tham gia giao thông vượt thiết kế; Ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông.
>>> Mời độc giả xem thêm video Trở về Hà Nội xưa qua bức tranh giao thông thú vị năm 1973: