Dựa vào con nước thủy triều theo mùa, hàng ngày cả trăm người dân ở các xã Tịnh Long, Nghĩa Phú và phường Trương Quang Trọng (TP Quảng Ngãi) dậy lúc 5h đi ghe máy đến vùng nước lợ (cách cửa biển 2 km về phía Tây) ngâm mình dưới nước để cào don, nhủi hến trên sông Trà Khúc.Từng có thâm niên 25 năm gắn bó với nghề cào don (loại nhuyễn thể là đặc sản của vùng Quảng Ngãi), nhủi hến trên dòng sông Trà Khúc, ông Cao Văn Rân (xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi), cho hay cao điểm của mùa săn đặc sản bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Những năm gần đây, nhiều người thích món ẩm thực này nên người dân vẫn khai thác kéo dài đến tận dịp Tết Nguyên đán. Khác với nghề nhủi hến, dụng cụ cào don nặng hơn 10 kg, gồm một cán tre dài 2,5 m, thùng cào dài 1 m. Dụng cụ được gắn với dây đeo vào ngang hông, người cào một tay cầm cán tre, tay còn lại tì thắt lưng lấy thế đi giật lùi.Bà Nguyễn Thị Hai (xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi), lý giải cùng sống trên dòng sông nhưng con hến thì sống ở trên cạn, tầng nước ngọt nên chỉ cần dùng “nhủi" làm bằng mành tre xúc tới là được. Trong khi đó, con don ở tầng nước lợ, lại nằm vùi trong cát ở mực nước sâu hơn nên phải đi giật lùi mới cào được.Bà Hai mô tả, hến và don lớn hơn đầu que đũa nhưng hến thì có hình rẽ quạt, còn don giống hình hột xoài. Don có giá hơn hến vì nó nổi tiếng là loài thủy sản sạch nhất dòng sông Trà. Don thuộc họ nhuyễn thể hai mảnh, vỏ nửa đen nửa vàng nhạt, hình quả trám, to bằng đầu đũa. Loại này vỏ thường mỏng hơn các loài ốc, hai mảnh vỏ chụm vào nhau, vỏ phía trên mỏng hơn phần dưới bụng. Sau khi cào, nhủi, người dân đổ don, hến vào rổ sàng lọc bùn, cát, sạn ngay trên sông.Ông Mạng (60 tuổi, xã Nghĩa Phú), thổ lộ nghề cào don, nhủi hến ở gắn chặt với cuộc đời ông suốt hơn 40 năm qua. "Nhờ nghề này mà tôi nuôi con ăn học đàng hoàng", lão ngư nói.Ông Mạng cho rằng nhờ có thu nhập ổn định nên nghề này dù cực khổ vẫn được truyền qua nhiều thế hệ, giúp sản vật của quê hương Quảng Ngãi đến với nhiều vùng, miền trong cả nước.Tùy theo mùa, trung bình mỗi ngày người dân nơi đây thu từ 10 đến 20 kg don, hến (giá bán tại bến khoảng 30.000 đồng/kg), trừ chi phí thu nhập cũng được vài trăm nghìn đồng. Riêng dịp Tết Nguyên đán mỗi ngày thu nhập hơn 1 triệu đồng nhờ bán được giá cao."Nghề săn đặc sản don, hến tuy nhọc nhằn phải thức dậy sớm, ngâm mình dưới nước ít nhất 6 giờ mỗi ngày, chân tay nứt nẻ, cơ thể đau nhức, cảm lạnh, sốt cao", ông Mạng chia sẻ bằng cách đưa bàn chân nứt nẻ, bong da vì ngâm nước cả ngày.Người dân tranh thủ ăn trưa (cơm nấu ở nhà mang theo) ngay trên ghe máy neo giữa sông để tiếp tục công việc.Từ lâu người dân Quảng Ngãi xem don, hến là món ăn dân dã nhưng ngon miệng và giàu chất bổ dưỡng. Đầu năm 2013, Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận don sông Trà là một trong 4 sản vật Quảng Ngãi vào các danh sách đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Trong đó, cá bống sông Trà và món don nằm trong số 50 món đặc sản nổi tiếng Việt Nam.
Dựa vào con nước thủy triều theo mùa, hàng ngày cả trăm người dân ở các xã Tịnh Long, Nghĩa Phú và phường Trương Quang Trọng (TP Quảng Ngãi) dậy lúc 5h đi ghe máy đến vùng nước lợ (cách cửa biển 2 km về phía Tây) ngâm mình dưới nước để cào don, nhủi hến trên sông Trà Khúc.
Từng có thâm niên 25 năm gắn bó với nghề cào don (loại nhuyễn thể là đặc sản của vùng Quảng Ngãi), nhủi hến trên dòng sông Trà Khúc, ông Cao Văn Rân (xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi), cho hay cao điểm của mùa săn đặc sản bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Những năm gần đây, nhiều người thích món ẩm thực này nên người dân vẫn khai thác kéo dài đến tận dịp Tết Nguyên đán. Khác với nghề nhủi hến, dụng cụ cào don nặng hơn 10 kg, gồm một cán tre dài 2,5 m, thùng cào dài 1 m. Dụng cụ được gắn với dây đeo vào ngang hông, người cào một tay cầm cán tre, tay còn lại tì thắt lưng lấy thế đi giật lùi.
Bà Nguyễn Thị Hai (xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi), lý giải cùng sống trên dòng sông nhưng con hến thì sống ở trên cạn, tầng nước ngọt nên chỉ cần dùng “nhủi" làm bằng mành tre xúc tới là được. Trong khi đó, con don ở tầng nước lợ, lại nằm vùi trong cát ở mực nước sâu hơn nên phải đi giật lùi mới cào được.
Bà Hai mô tả, hến và don lớn hơn đầu que đũa nhưng hến thì có hình rẽ quạt, còn don giống hình hột xoài. Don có giá hơn hến vì nó nổi tiếng là loài thủy sản sạch nhất dòng sông Trà. Don thuộc họ nhuyễn thể hai mảnh, vỏ nửa đen nửa vàng nhạt, hình quả trám, to bằng đầu đũa. Loại này vỏ thường mỏng hơn các loài ốc, hai mảnh vỏ chụm vào nhau, vỏ phía trên mỏng hơn phần dưới bụng. Sau khi cào, nhủi, người dân đổ don, hến vào rổ sàng lọc bùn, cát, sạn ngay trên sông.
Ông Mạng (60 tuổi, xã Nghĩa Phú), thổ lộ nghề cào don, nhủi hến ở gắn chặt với cuộc đời ông suốt hơn 40 năm qua. "Nhờ nghề này mà tôi nuôi con ăn học đàng hoàng", lão ngư nói.
Ông Mạng cho rằng nhờ có thu nhập ổn định nên nghề này dù cực khổ vẫn được truyền qua nhiều thế hệ, giúp sản vật của quê hương Quảng Ngãi đến với nhiều vùng, miền trong cả nước.
Tùy theo mùa, trung bình mỗi ngày người dân nơi đây thu từ 10 đến 20 kg don, hến (giá bán tại bến khoảng 30.000 đồng/kg), trừ chi phí thu nhập cũng được vài trăm nghìn đồng. Riêng dịp Tết Nguyên đán mỗi ngày thu nhập hơn 1 triệu đồng nhờ bán được giá cao.
"Nghề săn đặc sản don, hến tuy nhọc nhằn phải thức dậy sớm, ngâm mình dưới nước ít nhất 6 giờ mỗi ngày, chân tay nứt nẻ, cơ thể đau nhức, cảm lạnh, sốt cao", ông Mạng chia sẻ bằng cách đưa bàn chân nứt nẻ, bong da vì ngâm nước cả ngày.
Người dân tranh thủ ăn trưa (cơm nấu ở nhà mang theo) ngay trên ghe máy neo giữa sông để tiếp tục công việc.
Từ lâu người dân Quảng Ngãi xem don, hến là món ăn dân dã nhưng ngon miệng và giàu chất bổ dưỡng. Đầu năm 2013, Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận don sông Trà là một trong 4 sản vật Quảng Ngãi vào các danh sách đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Trong đó, cá bống sông Trà và món don nằm trong số 50 món đặc sản nổi tiếng Việt Nam.