Ngày 25/4, Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Đỗ Đức Lưu - Giám đốc CDC Nam Định về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á. Cùng bị khởi tố còn có 4 thuộc cấp của ông Lưu.Đáng chú ý, trước đó, trả lời trên báo chí khi vụ án Việt Á được khởi tố, ông Đỗ Đức Lưu từng khẳng định không nhận một đồng "hoa hồng" nào trong cả 4 hợp đồng ký kết với Công ty Việt Á liên quan mua bộ kit xét nghiệm.Tuy nhiên, điều tra cho thấy, trong hai năm 2020 và 2021, CDC Nam Định đã ký 5 hợp đồng mua kit test COVID-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và đã thanh toán cho Công ty Việt Á hơn 23 tỷ đồng. Quá trình đấu tranh, cơ quan công an làm rõ các cá nhân trên đã nhận hơn 3,1 tỷ từ Việt Á, công an đã thu giữ hơn 1,25 tỷ tiền vật chứng.Nhận định về hành vi của ông Lưu cùng thuộc cấp, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, 5 bị can đều là những người có chức vụ quyền hạn nhưng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Họ bị khởi tố về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và tội tham ô tài sản và có thể tiếp tục bị khởi tố thêm tội danh khác nếu kết quả điều tra cho thấy họ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.Thông tin từ cơ quan điều tra, quá trình đấu tranh, làm rõ các cá nhân đã nhận tiền hoa hồng hơn 3,1 tỷ đồng từ Công ty Việt Á. Ông Lưu cùng 3 thuộc cấp Vũ Ngọc Tuyên – Kế toán trưởng, Vũ Khánh Vân - Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ)và Phạm Thị Nga - Trưởng khoa Dược, Vật tư y tế đã vi phạm vào các hành vi bị cấm trong đấu thầu được quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu và đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 222, Bộ luật Hình sự. Vũ Thị Ngọc Thanh - Phó trưởng Khoa xét nghiệm đã có hành vi bớt xén, bán lại kit test cho Việt Á, phạm tội “Tham ô tài sản”.Do đó, quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của các bị can. Hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, nếu gây thiệt hại từ 100 đến 300 triệu hoặc dưới 100 triệu những đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Trường hợp gây thiệt hại 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.Đồng thời làm rõ số tiền mà các đối tượng hưởng lợi, xác định có sự thoả thuận giữa người đưa tiền và người nhận tiền về việc thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa tiền hay không. Trường hợp có căn cứ cho thấy các đối tượng của Việt Á có sự thỏa thuận với các cán bộ ở địa phương này về việc nâng giá sinh phẩm xét nghiệm, vi phạm quy định về đấu thầu để hưởng lợi và chia nhau thì cơ quan điều tra sẽ xử lý thêm về tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ.Ngoài ra, cơ quan điều tra đã xác định có đối tượng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý, đây là hành vi tham ô tài sản. Mức hình phạt đối với tội danh này là rất nghiêm khắc, mức cao nhất có thể là tù chung thân hoặc tử hình. Đối với các đối tượng nhận hối lộ cũng vậy, với số tiền nhận hối lộ 1 tỷ đồng trở lên, khung hình phạt cao nhất cũng là tù chung thân hoặc tử hình. Hành vi đưa hối lộ cũng sẽ bị xử lý về tội đưa hối lộ với chế tài có thể tới 20 năm tù.Trường hợp không có sự thỏa thuận giữa người có chức vụ quyền hạn với người của doanh nghiệp về việc dùng tiền để mua chuột cán bộ thì sẽ không xử lý về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ. Tuy nhiên, nếu có hành vi thỏa thuận về việc đưa tiền để thực hiện công việc theo yêu cầu thì đây là hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ. Hành vi này có thể cấu thành một tội độc lập.Vụ án trên một lần nữa cho thấy một bộ phận không nhỏ cán bộ hiện nay đang suy thoái nghiêm trọng về đạo đức lối sống, vì lợi ích mà có thể bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe của người dân.Năm 2021, CDC Nam Định đã mua của công ty Việt Á với 4 hợp đồng đều là sinh phẩm y tế gồm kit xét nghiệm phát hiện COVID-19, tách chiết tay và tách chiết tự động với tổng giá trị là trên 53,4 tỷ đồng và đều mua theo hình thức chỉ định thầu rút gọn.Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định đang tích cực, khẩn trương điều tra, hoàn chỉnh hồ sơ để sớm đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh hành vi phạm tội của các bị can theo quy định của pháp luật.>>> Mời độc giả xem thêm video Lý do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị khởi tố. Nguồn: PLO
Ngày 25/4, Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Đỗ Đức Lưu - Giám đốc CDC Nam Định về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á. Cùng bị khởi tố còn có 4 thuộc cấp của ông Lưu.
Đáng chú ý, trước đó, trả lời trên báo chí khi vụ án Việt Á được khởi tố, ông Đỗ Đức Lưu từng khẳng định không nhận một đồng "hoa hồng" nào trong cả 4 hợp đồng ký kết với Công ty Việt Á liên quan mua bộ kit xét nghiệm.
Tuy nhiên, điều tra cho thấy, trong hai năm 2020 và 2021, CDC Nam Định đã ký 5 hợp đồng mua kit test COVID-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và đã thanh toán cho Công ty Việt Á hơn 23 tỷ đồng. Quá trình đấu tranh, cơ quan công an làm rõ các cá nhân trên đã nhận hơn 3,1 tỷ từ Việt Á, công an đã thu giữ hơn 1,25 tỷ tiền vật chứng.
Nhận định về hành vi của ông Lưu cùng thuộc cấp, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, 5 bị can đều là những người có chức vụ quyền hạn nhưng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Họ bị khởi tố về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và tội tham ô tài sản và có thể tiếp tục bị khởi tố thêm tội danh khác nếu kết quả điều tra cho thấy họ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Thông tin từ cơ quan điều tra, quá trình đấu tranh, làm rõ các cá nhân đã nhận tiền hoa hồng hơn 3,1 tỷ đồng từ Công ty Việt Á. Ông Lưu cùng 3 thuộc cấp Vũ Ngọc Tuyên – Kế toán trưởng, Vũ Khánh Vân - Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ)và Phạm Thị Nga - Trưởng khoa Dược, Vật tư y tế đã vi phạm vào các hành vi bị cấm trong đấu thầu được quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu và đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 222, Bộ luật Hình sự. Vũ Thị Ngọc Thanh - Phó trưởng Khoa xét nghiệm đã có hành vi bớt xén, bán lại kit test cho Việt Á, phạm tội “Tham ô tài sản”.
Do đó, quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của các bị can. Hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, nếu gây thiệt hại từ 100 đến 300 triệu hoặc dưới 100 triệu những đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Trường hợp gây thiệt hại 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Đồng thời làm rõ số tiền mà các đối tượng hưởng lợi, xác định có sự thoả thuận giữa người đưa tiền và người nhận tiền về việc thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa tiền hay không. Trường hợp có căn cứ cho thấy các đối tượng của Việt Á có sự thỏa thuận với các cán bộ ở địa phương này về việc nâng giá sinh phẩm xét nghiệm, vi phạm quy định về đấu thầu để hưởng lợi và chia nhau thì cơ quan điều tra sẽ xử lý thêm về tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ.
Ngoài ra, cơ quan điều tra đã xác định có đối tượng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý, đây là hành vi tham ô tài sản. Mức hình phạt đối với tội danh này là rất nghiêm khắc, mức cao nhất có thể là tù chung thân hoặc tử hình. Đối với các đối tượng nhận hối lộ cũng vậy, với số tiền nhận hối lộ 1 tỷ đồng trở lên, khung hình phạt cao nhất cũng là tù chung thân hoặc tử hình. Hành vi đưa hối lộ cũng sẽ bị xử lý về tội đưa hối lộ với chế tài có thể tới 20 năm tù.
Trường hợp không có sự thỏa thuận giữa người có chức vụ quyền hạn với người của doanh nghiệp về việc dùng tiền để mua chuột cán bộ thì sẽ không xử lý về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ. Tuy nhiên, nếu có hành vi thỏa thuận về việc đưa tiền để thực hiện công việc theo yêu cầu thì đây là hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ. Hành vi này có thể cấu thành một tội độc lập.
Vụ án trên một lần nữa cho thấy một bộ phận không nhỏ cán bộ hiện nay đang suy thoái nghiêm trọng về đạo đức lối sống, vì lợi ích mà có thể bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe của người dân.
Năm 2021, CDC Nam Định đã mua của công ty Việt Á với 4 hợp đồng đều là sinh phẩm y tế gồm kit xét nghiệm phát hiện COVID-19, tách chiết tay và tách chiết tự động với tổng giá trị là trên 53,4 tỷ đồng và đều mua theo hình thức chỉ định thầu rút gọn.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định đang tích cực, khẩn trương điều tra, hoàn chỉnh hồ sơ để sớm đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh hành vi phạm tội của các bị can theo quy định của pháp luật.
>>> Mời độc giả xem thêm video Lý do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị khởi tố. Nguồn: PLO