Suốt hơn 8 năm qua, linh mục Giuse Nguyễn Văn Tịch đã thực hiện hàng trăm buổi lễ và an táng cho hàng nghìn thai nhi xấu số - những đứa trẻ bị cha mẹ mình từ bỏ, chưa kịp một lần được nhìn thấy ánh mặt trời. Công việc mà theo ông chỉ góp phần bù đắp lại cho những thiệt thòi mà các em đã phải chịu khi còn chưa ra đời.Đều đặn vào ngày Chúa Nhật (cách gọi của người Công giáo) mỗi cuối tháng, rất nhiều tình nguyện viên và giáo dân sẽ cùng nhau tụ họp về nhà thờ Bắc Hải (khu phố 4, phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) để tham gia vào một buổi thánh lễ đặc biệt: lễ cầu siêu và an táng cho những thai nhi xấu số bị cha mẹ từ bỏ.Người chủ trì buổi lễ, cũng đồng thời là người khởi xướng xây dựng nghĩa trang cho các sinh linh bé nhỏ chưa một lần được cất tiếng khóc chào đời là linh mục Nguyễn Văn Tịch, linh mục phụ tá tại Giáo xứ Bắc Hải. Cả đời phụng sự Chúa, linh mục Tịch dành phần lớn thời gian mình chu toàn những công việc của giáo xứ và nhà thờ.Mỗi sáng, ông là người thực hiện lễ thánh trong nhà thờ, lắng nghe lời xưng tội của con chiên, giải thích và giảng dạy giáo lý cho giáo dân... Công việc quan trọng nhất trong 8 năm qua ông luôn tâm niệm đó là bảo vệ sự sống.Mong muốn xây dựng một nơi an táng các thai nhi đã đến với ông từ lâu, nhưng mãi đến năm 2011 ông mới có thể bắt tay vào hiện thực nó.“Tôi được học, được dạy bảo và ý thức rằng sinh mệnh nào cũng quý giá. Thai nhi còn là những sự sống dễ bị tổn thương nhất......Các em đã không được sống, được yêu thương và lớn lên, thế nên tôi muốn làm hết sức mình để các em được yên lòng, bù đắp cho thiệt thòi mà các em phải chịu”, Linh mục Tịch chia sẻ về nguyên nhân mà ông gắn bó với công việc này.
Hơn 8 năm qua, ông đã an táng cho khoảng 30.000 thai nhi. Tính riêng trong năm 2018, số thai nhi được chôn cất ở nghĩa trang là hơn 8.000 em. Số lượng thai nhi bị phá bỏ cứ tăng dần, trung bình mỗi tháng nghĩa trang thai nhi sẽ an táng cho khoảng 700 em.Các tình nguyện viên trước đó đi gom các thai nhi trên khắp phòng khám ở thành phố Biên Hòa và một vài bệnh viện lân cận, mang về để trong tủ đông cất giữ, đợi ngày làm lễ. Thời gian đầu, ông và các tình nguyện viên rất khó để xin các em về an táng, bởi người ta thắc mắc một cha xứ xin hài nhi về để làm gì.Tuy nhiên, sau một thời gian thuyết phục bằng hành động, các phòng khám và bệnh viện cũng ngầm chấp thuận cho ông mang những đứa trẻ vô tội này về chôn cất.Thai nhi khi đưa về được chính tay ông tắm rửa sạch sẽ, lau chùi, quấn cho các em những tấm áo nhiều màu sắc. Sau đó, các em sẽ được để vào tủ đông, đợi ngày làm lễ an táng và chôn cất.“Nhiều lần tắm cho các em mà không ngăn được xúc động, có những đứa trẻ quá lớn, đã đầy đủ hình hài của một con người rồi mà vẫn bị vứt bỏ”, cô Lan, người trông coi nghĩa trang và tình nguyện viên của chương trình ngậm ngùi chia sẻ.Nghĩa trang nơi các em nằm nghỉ là một mảnh đất rộng khoảng 100 m2, luôn đầy ắp hoa, đồ chơi, nơi đây gần như ngày nào cũng có người ghé thăm.Mười hầm mộ được thiết kế thành hình hai bàn tay đang nâng niu đón các em vào giấc ngủ. Sau buổi lễ thánh cầu siêu, những đứa trẻ sẽ được trở về lại với đất mẹ, nằm yên an nghỉ trong vòng tay ôm ấp thương yêu của mọi người.Trước khi được an táng, thai nhi sẽ được chuyển từ nơi cất giữ sang nhà thờ Bắc Hải để làm lễ thánh. Từng thai nhi bé nhỏ được các tình nguyện viên nhẹ nhàng nâng niu trên tay, khoác bên ngoài hũ nhựa chứa các em là những tấm áo màu sắc, xinh đẹp. Buổi lễ diễn ra trong tĩnh lặng, thi thoảng là những tiếng thổn thức thương xót của những người có mặt.Thánh lễ cầu siêu mỗi Chủ Nhật cuối tháng được tổ chức rất long trọng, đông đảo giáo dân ở khắp nơi tìm về để cùng tiễn biệt các em, mọi người muốn những đứa trẻ bất hạnh này cảm thấy được an ủi và trân trọng.Chị Thà, một tình nguyện viên, nói: “Tôi đã gắn bó với việc này được hơn nửa năm. Dù không theo đạo thiên chúa nhưng tôi muốn được cùng làm với cha Tịch và mọi người đưa các con về chốn an nghỉ, để các con không còn bị bỏ rơi”.“Xin tưởng nhớ đến các em với những lời cầu nguyện, với nén nhang và những lời xin lỗi. Dành cho các em mảnh đất làm nơi an nghỉ trên cõi đời này” - đó là những lời cầu nguyện sau cuối của linh mục Nguyễn Văn Tịch trước khi ông cùng các giáo dân tiễn lũ trẻ về với thiên đàng, chìm sâu vào giấc ngủ an yên.Với chức nghiệp mang trên mình là bảo vệ sự sống, ngoài việc an táng, chôn cất cho những hài nhi xấu số, ông còn giúp đỡ những thai phụ khó khăn giữ gìn sự sống của những đứa con trong bụng mình. Có những người đang mang thai không đủ can đảm để bảo vệ con mình, bị gia đình hắt hủi tìm đến nhà tạm lánh Mai Tiến, đều được ông giúp đỡ.Tại nơi đây, trọng trách chính là ưu tiên bảo vệ cho những đứa trẻ còn đang trong bụng mẹ, những thai nhi yếu đuối, dễ dàng bị từ bỏ. Nhiều trường hợp tìm đến muốn xin an táng con mình trong nghĩa trang khi thậm chí đứa trẻ còn đang nằm trong bụng. Cha luôn cố gắng khuyên nhủ, giúp đỡ các bà mẹ giữ lại con mình, nuôi dưỡng các em bằng chính khả năng, nhân phẩm của mình.Nhà tạm lánh, cái tên được đặt với mong muốn có một chốn để các thai phụ đang còn bế tắc có nơi nương tựa, tránh đi những áp lực bên ngoài, an tâm sinh con, nuôi con. Mái nhà này suốt hơn 8 năm đã cưu mang cho hơn 800 bà mẹ và những đứa trẻ. Những thai phụ đến đây được giúp đỡ, chăm sóc, lo lắng thật tốt để yên tâm hoàn thành trách nhiệm với con mình.Mỗi khi các thai phụ tìm kiếm sự giúp đỡ nơi đây, việc đầu tiên linh mục Tịch thực hiện là nói chuyện với họ, thăm hỏi, động viên, nhất là khuyên nhủ họ bảo vệ sự sống cho con mình. Nhiều người mẹ bên cạnh có chốn nương tựa còn được trao cơ hội có việc làm tùy theo sức như quấn kẹo, may quần áo, chăm trẻ, tạp vụ... để các chị không mặc cảm, hoàn toàn có thể nuôi dưỡng con bằng khả năng của mình.Chị Giang, một thai phụ có con trai vừa tròn hai tuần tuổi, chia sẻ: “Mình tìm đến chỗ của cha Tịch giúp đỡ thông qua Internet vì lúc đó có quá nhiều chuyện xảy ra với mình. Nếu không có cha và các xơ cưu mang, chẳng biết đời mình và con sẽ đi về đâu".Trường hợp khó xử nhất ông từng gặp là một phụ nữ tìm đến nhà tạm lánh khi gia đình nhất quyết đòi bỏ đứa bé trong bụng. Gia đình của chị nhất định không nhận mặt cháu và tuyên bố "chỉ có bỏ nó thì mọi chuyện mới trở lại ban đầu". Cô gái hoảng loạn, gia đình căng thẳng, cha cùng các xơ phải tìm mọi cách để xoa dịu và giữ lại đứa bé. Cuối cùng khi đứa trẻ được sinh ra, chẳng ai còn nỡ lòng thù ghét."Xin để sự sống con người ở lại, chúng tôi sẽ trả giá cho sự sống ấy được chào đời và tạo điều kiện cho sự sống được tồn tại, giúp ích cho cuộc sống", lời cầu nguyện của linh mục Giuse Nguyễn Văn Tịch vang lên.
Suốt hơn 8 năm qua, linh mục Giuse Nguyễn Văn Tịch đã thực hiện hàng trăm buổi lễ và an táng cho hàng nghìn thai nhi xấu số - những đứa trẻ bị cha mẹ mình từ bỏ, chưa kịp một lần được nhìn thấy ánh mặt trời. Công việc mà theo ông chỉ góp phần bù đắp lại cho những thiệt thòi mà các em đã phải chịu khi còn chưa ra đời.
Đều đặn vào ngày Chúa Nhật (cách gọi của người Công giáo) mỗi cuối tháng, rất nhiều tình nguyện viên và giáo dân sẽ cùng nhau tụ họp về nhà thờ Bắc Hải (khu phố 4, phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) để tham gia vào một buổi thánh lễ đặc biệt: lễ cầu siêu và an táng cho những thai nhi xấu số bị cha mẹ từ bỏ.
Người chủ trì buổi lễ, cũng đồng thời là người khởi xướng xây dựng nghĩa trang cho các sinh linh bé nhỏ chưa một lần được cất tiếng khóc chào đời là linh mục Nguyễn Văn Tịch, linh mục phụ tá tại Giáo xứ Bắc Hải. Cả đời phụng sự Chúa, linh mục Tịch dành phần lớn thời gian mình chu toàn những công việc của giáo xứ và nhà thờ.
Mỗi sáng, ông là người thực hiện lễ thánh trong nhà thờ, lắng nghe lời xưng tội của con chiên, giải thích và giảng dạy giáo lý cho giáo dân... Công việc quan trọng nhất trong 8 năm qua ông luôn tâm niệm đó là bảo vệ sự sống.
Mong muốn xây dựng một nơi an táng các thai nhi đã đến với ông từ lâu, nhưng mãi đến năm 2011 ông mới có thể bắt tay vào hiện thực nó.
“Tôi được học, được dạy bảo và ý thức rằng sinh mệnh nào cũng quý giá. Thai nhi còn là những sự sống dễ bị tổn thương nhất...
...Các em đã không được sống, được yêu thương và lớn lên, thế nên tôi muốn làm hết sức mình để các em được yên lòng, bù đắp cho thiệt thòi mà các em phải chịu”, Linh mục Tịch chia sẻ về nguyên nhân mà ông gắn bó với công việc này.
Hơn 8 năm qua, ông đã an táng cho khoảng 30.000 thai nhi. Tính riêng trong năm 2018, số thai nhi được chôn cất ở nghĩa trang là hơn 8.000 em. Số lượng thai nhi bị phá bỏ cứ tăng dần, trung bình mỗi tháng nghĩa trang thai nhi sẽ an táng cho khoảng 700 em.
Các tình nguyện viên trước đó đi gom các thai nhi trên khắp phòng khám ở thành phố Biên Hòa và một vài bệnh viện lân cận, mang về để trong tủ đông cất giữ, đợi ngày làm lễ.
Thời gian đầu, ông và các tình nguyện viên rất khó để xin các em về an táng, bởi người ta thắc mắc một cha xứ xin hài nhi về để làm gì.
Tuy nhiên, sau một thời gian thuyết phục bằng hành động, các phòng khám và bệnh viện cũng ngầm chấp thuận cho ông mang những đứa trẻ vô tội này về chôn cất.
Thai nhi khi đưa về được chính tay ông tắm rửa sạch sẽ, lau chùi, quấn cho các em những tấm áo nhiều màu sắc. Sau đó, các em sẽ được để vào tủ đông, đợi ngày làm lễ an táng và chôn cất.
“Nhiều lần tắm cho các em mà không ngăn được xúc động, có những đứa trẻ quá lớn, đã đầy đủ hình hài của một con người rồi mà vẫn bị vứt bỏ”, cô Lan, người trông coi nghĩa trang và tình nguyện viên của chương trình ngậm ngùi chia sẻ.
Nghĩa trang nơi các em nằm nghỉ là một mảnh đất rộng khoảng 100 m2, luôn đầy ắp hoa, đồ chơi, nơi đây gần như ngày nào cũng có người ghé thăm.
Mười hầm mộ được thiết kế thành hình hai bàn tay đang nâng niu đón các em vào giấc ngủ. Sau buổi lễ thánh cầu siêu, những đứa trẻ sẽ được trở về lại với đất mẹ, nằm yên an nghỉ trong vòng tay ôm ấp thương yêu của mọi người.
Trước khi được an táng, thai nhi sẽ được chuyển từ nơi cất giữ sang nhà thờ Bắc Hải để làm lễ thánh. Từng thai nhi bé nhỏ được các tình nguyện viên nhẹ nhàng nâng niu trên tay, khoác bên ngoài hũ nhựa chứa các em là những tấm áo màu sắc, xinh đẹp. Buổi lễ diễn ra trong tĩnh lặng, thi thoảng là những tiếng thổn thức thương xót của những người có mặt.
Thánh lễ cầu siêu mỗi Chủ Nhật cuối tháng được tổ chức rất long trọng, đông đảo giáo dân ở khắp nơi tìm về để cùng tiễn biệt các em, mọi người muốn những đứa trẻ bất hạnh này cảm thấy được an ủi và trân trọng.
Chị Thà, một tình nguyện viên, nói: “Tôi đã gắn bó với việc này được hơn nửa năm. Dù không theo đạo thiên chúa nhưng tôi muốn được cùng làm với cha Tịch và mọi người đưa các con về chốn an nghỉ, để các con không còn bị bỏ rơi”.
“Xin tưởng nhớ đến các em với những lời cầu nguyện, với nén nhang và những lời xin lỗi. Dành cho các em mảnh đất làm nơi an nghỉ trên cõi đời này” - đó là những lời cầu nguyện sau cuối của linh mục Nguyễn Văn Tịch trước khi ông cùng các giáo dân tiễn lũ trẻ về với thiên đàng, chìm sâu vào giấc ngủ an yên.
Với chức nghiệp mang trên mình là bảo vệ sự sống, ngoài việc an táng, chôn cất cho những hài nhi xấu số, ông còn giúp đỡ những thai phụ khó khăn giữ gìn sự sống của những đứa con trong bụng mình. Có những người đang mang thai không đủ can đảm để bảo vệ con mình, bị gia đình hắt hủi tìm đến nhà tạm lánh Mai Tiến, đều được ông giúp đỡ.
Tại nơi đây, trọng trách chính là ưu tiên bảo vệ cho những đứa trẻ còn đang trong bụng mẹ, những thai nhi yếu đuối, dễ dàng bị từ bỏ. Nhiều trường hợp tìm đến muốn xin an táng con mình trong nghĩa trang khi thậm chí đứa trẻ còn đang nằm trong bụng. Cha luôn cố gắng khuyên nhủ, giúp đỡ các bà mẹ giữ lại con mình, nuôi dưỡng các em bằng chính khả năng, nhân phẩm của mình.
Nhà tạm lánh, cái tên được đặt với mong muốn có một chốn để các thai phụ đang còn bế tắc có nơi nương tựa, tránh đi những áp lực bên ngoài, an tâm sinh con, nuôi con. Mái nhà này suốt hơn 8 năm đã cưu mang cho hơn 800 bà mẹ và những đứa trẻ. Những thai phụ đến đây được giúp đỡ, chăm sóc, lo lắng thật tốt để yên tâm hoàn thành trách nhiệm với con mình.
Mỗi khi các thai phụ tìm kiếm sự giúp đỡ nơi đây, việc đầu tiên linh mục Tịch thực hiện là nói chuyện với họ, thăm hỏi, động viên, nhất là khuyên nhủ họ bảo vệ sự sống cho con mình. Nhiều người mẹ bên cạnh có chốn nương tựa còn được trao cơ hội có việc làm tùy theo sức như quấn kẹo, may quần áo, chăm trẻ, tạp vụ... để các chị không mặc cảm, hoàn toàn có thể nuôi dưỡng con bằng khả năng của mình.
Chị Giang, một thai phụ có con trai vừa tròn hai tuần tuổi, chia sẻ: “Mình tìm đến chỗ của cha Tịch giúp đỡ thông qua Internet vì lúc đó có quá nhiều chuyện xảy ra với mình. Nếu không có cha và các xơ cưu mang, chẳng biết đời mình và con sẽ đi về đâu".
Trường hợp khó xử nhất ông từng gặp là một phụ nữ tìm đến nhà tạm lánh khi gia đình nhất quyết đòi bỏ đứa bé trong bụng. Gia đình của chị nhất định không nhận mặt cháu và tuyên bố "chỉ có bỏ nó thì mọi chuyện mới trở lại ban đầu". Cô gái hoảng loạn, gia đình căng thẳng, cha cùng các xơ phải tìm mọi cách để xoa dịu và giữ lại đứa bé. Cuối cùng khi đứa trẻ được sinh ra, chẳng ai còn nỡ lòng thù ghét.
"Xin để sự sống con người ở lại, chúng tôi sẽ trả giá cho sự sống ấy được chào đời và tạo điều kiện cho sự sống được tồn tại, giúp ích cho cuộc sống", lời cầu nguyện của linh mục Giuse Nguyễn Văn Tịch vang lên.