Không ai rõ nghề khắc dấu gỗ có từ bao giờ, nhưng đây là một trong nhiều nghề thủ công của phố cổ Hà Nội, đã có từ hàng trăm năm nay. Tại một cửa tiệm nhỏ chưa đầy 15m2 trên phố Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông Phạm Ngọc Toàn vẫn ngày ngày miệt mài gắn bó, gìn giữ nghề khắc dấu gỗ truyền thống của gia đình.Gần nửa đời người gắn bó với nghề, ông Toàn cho biết, nghề khắc dấu gỗ là nghề tổ của gia đình, từ đời cha ông truyền lại, nghề đã ngấm vào người từ thuở còn nhỏ. “Tính đến nay thì cũng đã được 45 năm làm nghề rồi. Đối với tôi, làm nghề không chỉ là nối nghiệp, giữ gìn nghề truyền thống của gia đình mà còn là bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống nghề xưa của phố cổ Hà Nội", ông nói.Theo ông Toàn, để làm ra một con dấu, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn như chọn gỗ, mài phôi, vẽ phác họa, chạm khắc... Đặc biệt, gỗ dùng làm con dấu phải là gỗ thừng mực bởi chất gỗ nhẹ, mịn và thấm mực.Làm dấu gỗ không chỉ cần đôi bàn tay khéo léo, mà còn cần tính tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì.Công đoạn khó nhất của nghề chính là khâu chạm khắc, đòi hỏi người thợ phải tập trung cao độ, sử dụng những chiếc dao, đục, dũa nhỏ khắc lên các cục gỗ vô tri thành những họa tiết có chủ đề ý nghĩa.Đối với những hình đơn giản thì chỉ cần khắc trong khoảng 15-20 phút. Nhưng với những mẫu đặt cầu kì, phải mất cả tuần, thậm chí cả tháng mới hoàn thành.Với con dấu nhỏ, đơn giản, được khắc trong chốc lát như thế này giá sẽ là 70.000 đồng.Bên cạnh đó, tuỳ theo sở thích của khách hàng mà người thợ còn nhận làm thêm các con dấu in hình chân dung, phong cảnh... Bởi mẫu mã này đòi hỏi phải có tay nghề cao, cần nhiều thời gian để hoàn thiện nên giá sẽ đắt hơn, khoảng 250.000 - 350.000 đồng.Những phôi gỗ chạm khắc đa dạng mẫu mã được treo trước cửa tiệm.Chiếc tủ đựng những con dấu tứ phủ được trưng bày ngăn nắp.Không chỉ có khách hàng trong nước, những con dấu thủ công cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách và truyền thông quốc tế. Đặc biệt, cửa tiệm khắc dấu gỗ thủ công của ông Phạm Ngọc Toàn từng được tạp chí du lịch Nhật Bản đăng tải, vinh danh là địa điểm nên ghé thăm tại Việt Nam.Tiệm khắc dấu gỗ thủ công của ông Toàn được tạp chí du lịch nước ngoài vinh danh.>>> Mời độc giả xem thêm video Những ngành nghề đã thay đổi thế nào trong 100 năm qua:
Không ai rõ nghề khắc dấu gỗ có từ bao giờ, nhưng đây là một trong nhiều nghề thủ công của phố cổ Hà Nội, đã có từ hàng trăm năm nay. Tại một cửa tiệm nhỏ chưa đầy 15m2 trên phố Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông Phạm Ngọc Toàn vẫn ngày ngày miệt mài gắn bó, gìn giữ nghề khắc dấu gỗ truyền thống của gia đình.
Gần nửa đời người gắn bó với nghề, ông Toàn cho biết, nghề khắc dấu gỗ là nghề tổ của gia đình, từ đời cha ông truyền lại, nghề đã ngấm vào người từ thuở còn nhỏ. “Tính đến nay thì cũng đã được 45 năm làm nghề rồi. Đối với tôi, làm nghề không chỉ là nối nghiệp, giữ gìn nghề truyền thống của gia đình mà còn là bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống nghề xưa của phố cổ Hà Nội", ông nói.
Theo ông Toàn, để làm ra một con dấu, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn như chọn gỗ, mài phôi, vẽ phác họa, chạm khắc... Đặc biệt, gỗ dùng làm con dấu phải là gỗ thừng mực bởi chất gỗ nhẹ, mịn và thấm mực.
Làm dấu gỗ không chỉ cần đôi bàn tay khéo léo, mà còn cần tính tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì.
Công đoạn khó nhất của nghề chính là khâu chạm khắc, đòi hỏi người thợ phải tập trung cao độ, sử dụng những chiếc dao, đục, dũa nhỏ khắc lên các cục gỗ vô tri thành những họa tiết có chủ đề ý nghĩa.
Đối với những hình đơn giản thì chỉ cần khắc trong khoảng 15-20 phút. Nhưng với những mẫu đặt cầu kì, phải mất cả tuần, thậm chí cả tháng mới hoàn thành.
Với con dấu nhỏ, đơn giản, được khắc trong chốc lát như thế này giá sẽ là 70.000 đồng.
Bên cạnh đó, tuỳ theo sở thích của khách hàng mà người thợ còn nhận làm thêm các con dấu in hình chân dung, phong cảnh... Bởi mẫu mã này đòi hỏi phải có tay nghề cao, cần nhiều thời gian để hoàn thiện nên giá sẽ đắt hơn, khoảng 250.000 - 350.000 đồng.
Những phôi gỗ chạm khắc đa dạng mẫu mã được treo trước cửa tiệm.
Chiếc tủ đựng những con dấu tứ phủ được trưng bày ngăn nắp.
Không chỉ có khách hàng trong nước, những con dấu thủ công cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách và truyền thông quốc tế. Đặc biệt, cửa tiệm khắc dấu gỗ thủ công của ông Phạm Ngọc Toàn từng được tạp chí du lịch Nhật Bản đăng tải, vinh danh là địa điểm nên ghé thăm tại Việt Nam.
Tiệm khắc dấu gỗ thủ công của ông Toàn được tạp chí du lịch nước ngoài vinh danh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Những ngành nghề đã thay đổi thế nào trong 100 năm qua: