Trong buổi sáng 23/3, tại Ngã Tư Sở lúc 7h, giao thông ùn ứ tại đoạn cầu vượt do lối lên cầu bị thu hẹp kiểu thắt nút cổ chai.Đường Trường Chinh cũng có dấu hiệu ùn ứ tại điểm giao với Nguyễn Trãi, song những vị trí này đều có ít nhất một CSGT điều hành giao thông rất hiệu quả, nên dù đông phương tiện nhưng không bị tắc cứng.Tại điểm đầu phố Đại La có hiện tượng tắc cục bộ khá nặng lúc 7h30 do nơi đây đang thi công đường trên cao. Cơn mưa nhỏ buổi sáng sớm cũng phần nào ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.Hướng đường Giải Phóng đoạn bệnh viện Bạch Mai, phương tiện đông, lưu thông chậm, không có dấu hiệu ùn ứ. Hình ảnh đường phố Hà Nội đông đúc khác hoàn toàn với hình ảnh chỉ cách đây 1-2 tháng trở về trước, đặc biệt tại các nút giao thông vào giờ cao điểm.Phố Phạm Ngọc Thạch ùn ứ nhẹ tại ngã tư giao với Chùa Bộc, vị trí này đang là công trường thi công cầu vượt chữ C.Nhiều người cho rằng, việc Chính phủ và TP Hà Nội nới lỏng các quy định về phòng, chống dịch đã tạo điều kiện cho người dân ra đường, đi làm được thuận lợi hơn, do vậy đường phố cũng đông đúc, tập nập hơn những tháng trước đó.Phố Tây Sơn trong giờ cao điểm buổi sáng 23/3 thông thoáng.Tuy vậy vào giờ cao điểm chiều, phố Tây Sơn tại vị trí trường Đại học Thủy lợi thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ. Ảnh chụp lúc 18h tối ngày 22/3. Tình trạng ùn tắc tại các nút giao thông vào giờ cao điểm được coi là "đặc sản" của TP Hà Nội đã quay trở lại sau khoảng 2 năm phòng, chống dịch Covid-19.Đường Láng ùn ứ lúc 18h30 ngày 22/3. Trục đường này tuy đã được mở rộng song phương tiện quá đông dẫn đến việc ùn ứ thương xuyên tại các ngã tư giao với Nguyễn Chí Thanh, hoặc Láng Hạ. Trong trạng thái "bình thường mới", TP Hà Nội cũng không ghi nhận tình trạng đường phố ùn tắc kéo dài như những ngày gần đây, hình ảnh gợi nhớ tới giao thông thông Thủ đô thời điểm trước năm 2020.Cảnh ùn ứ tại đường Hoàng Minh Giám giờ cao điểm chiều 22/3.Tại đường Hoàng Minh Giám việc ùn ứ xảy ra thường xuyên trên một chiều đường hướng đi từ Trần Duy Hưng đến Lê Văn Lương.Phương tiện đông đúc tại đường Trần Duy Hưng lúc 19h.Hình ảnh vào giờ cao điểm tại Đường Láng đoạn giao với Nguyễn Trãi giờ cao điểm chiều 22/3.Ghi nhận tại các vị trí trọng điểm giao thông chưa xảy ra nạn tắc, kẹt cứng trong giờ cao điểm. Trong khi các CSGT đều chủ động phán đoán trước tình huống có thể xảy ra ùn tắc để điều tiết hiệu quả.Ngã tư Tây Sơn - Thái Thịnh. Hình ảnh hàng quán được kinh doanh bình thường trở lại, giao thông đông đúc như báo hiệu tình trạng "bình thường cũ" như thời điểm trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã quay trở lại với TP Hà Nội.
Trong buổi sáng 23/3, tại Ngã Tư Sở lúc 7h, giao thông ùn ứ tại đoạn cầu vượt do lối lên cầu bị thu hẹp kiểu thắt nút cổ chai.
Đường Trường Chinh cũng có dấu hiệu ùn ứ tại điểm giao với Nguyễn Trãi, song những vị trí này đều có ít nhất một CSGT điều hành giao thông rất hiệu quả, nên dù đông phương tiện nhưng không bị tắc cứng.
Tại điểm đầu phố Đại La có hiện tượng tắc cục bộ khá nặng lúc 7h30 do nơi đây đang thi công đường trên cao. Cơn mưa nhỏ buổi sáng sớm cũng phần nào ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Hướng đường Giải Phóng đoạn bệnh viện Bạch Mai, phương tiện đông, lưu thông chậm, không có dấu hiệu ùn ứ. Hình ảnh đường phố Hà Nội đông đúc khác hoàn toàn với hình ảnh chỉ cách đây 1-2 tháng trở về trước, đặc biệt tại các nút giao thông vào giờ cao điểm.
Phố Phạm Ngọc Thạch ùn ứ nhẹ tại ngã tư giao với Chùa Bộc, vị trí này đang là công trường thi công cầu vượt chữ C.
Nhiều người cho rằng, việc Chính phủ và TP Hà Nội nới lỏng các quy định về phòng, chống dịch đã tạo điều kiện cho người dân ra đường, đi làm được thuận lợi hơn, do vậy đường phố cũng đông đúc, tập nập hơn những tháng trước đó.
Phố Tây Sơn trong giờ cao điểm buổi sáng 23/3 thông thoáng.
Tuy vậy vào giờ cao điểm chiều, phố Tây Sơn tại vị trí trường Đại học Thủy lợi thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ. Ảnh chụp lúc 18h tối ngày 22/3. Tình trạng ùn tắc tại các nút giao thông vào giờ cao điểm được coi là "đặc sản" của TP Hà Nội đã quay trở lại sau khoảng 2 năm phòng, chống dịch Covid-19.
Đường Láng ùn ứ lúc 18h30 ngày 22/3. Trục đường này tuy đã được mở rộng song phương tiện quá đông dẫn đến việc ùn ứ thương xuyên tại các ngã tư giao với Nguyễn Chí Thanh, hoặc Láng Hạ. Trong trạng thái "bình thường mới", TP Hà Nội cũng không ghi nhận tình trạng đường phố ùn tắc kéo dài như những ngày gần đây, hình ảnh gợi nhớ tới giao thông thông Thủ đô thời điểm trước năm 2020.
Cảnh ùn ứ tại đường Hoàng Minh Giám giờ cao điểm chiều 22/3.
Tại đường Hoàng Minh Giám việc ùn ứ xảy ra thường xuyên trên một chiều đường hướng đi từ Trần Duy Hưng đến Lê Văn Lương.
Phương tiện đông đúc tại đường Trần Duy Hưng lúc 19h.
Hình ảnh vào giờ cao điểm tại Đường Láng đoạn giao với Nguyễn Trãi giờ cao điểm chiều 22/3.
Ghi nhận tại các vị trí trọng điểm giao thông chưa xảy ra nạn tắc, kẹt cứng trong giờ cao điểm. Trong khi các CSGT đều chủ động phán đoán trước tình huống có thể xảy ra ùn tắc để điều tiết hiệu quả.
Ngã tư Tây Sơn - Thái Thịnh. Hình ảnh hàng quán được kinh doanh bình thường trở lại, giao thông đông đúc như báo hiệu tình trạng "bình thường cũ" như thời điểm trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã quay trở lại với TP Hà Nội.