Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”, đã được phục dựng trong vòng 5 năm qua, đây là một lễ hội độc đáo để cầu may và đem lai bình an cho người dân.
Bà Hoàng Thị Luân - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) cho biết: "Năm nay công tác tổ chức lễ hội khá chu đáo, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình và tập luyện các tiết mục biểu diễn kỹ càng từ tháng 11 âm, năm 2016. Mỗi năm, lễ hội đều có sự cải tiến nhằm thu hút đông đảo người tham dự".
|
Mở đầu lễ hội là nghi lễ phồn thực Ná Nhèm, đây là nghi lễ vừa được trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. |
|
Các thanh niên trai tráng khiêng kiệu rước Ngài từ đình làng ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh). |
|
Đặc biệt nhất là hai biểu tượng tín ngưỡng phồn thực, sinh thực khí nam và nữ, đây là lễ rước chính trong lễ hội. “Tàng thinh được làm từ gỗ nghiến, có chiều dài 1 m, đường kính hơn 40 cm, nặng hơn 1 tạ với hình dáng giống bộ phận sinh dục của nam giới, được 4 trai tráng khiêng từ đình làng ra miếu Xa Vùn”- bà Luân chia sẻ. |
|
Kiệu rước "mặt nguyệt" hay còn gọi sinh thực khí nữ được mô tả giống hình ảnh trăng, được viết chữ “bình an” với mong ước cầu một cuộc sống bình an, sinh sôi nảy nở. |
|
Ông Hoàng Thị Nọng (80 tuổi), một du khách ở Lạng Sơn cho biết: "Các thanh niên tham gia rước kiệu đều bôi mặt nhọ với ý nghĩa nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc, cũng như chống gieo dịch bệnh, tai họa". |
|
Kiệu dâng lễ vật cúng tế gồm lúa, ngô, dâu... nhằm cầu cho người dân có một cuộc sống đầy đủ, ấm no. |
|
Hoạt động đặc sắc tại lễ hội là màn múa kiếm, đao của các trai làng nhằm tái hiện lại quá trình chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. |
|
Nhiều du khách đua nhau chụp ảnh, sờ biểu tượng "tàng thinh" để lấy may trong năm mới. |
|
Lễ hội Ná Nhèm thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham dự lễ hội. |