Đại tá Nguyễn Thế Anh mới bị đề nghị kỷ luật từng xin rút khỏi danh sách ứng cử ĐBQH: Tại kỳ họp thứ 12 mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Đại tá Nguyễn Thế Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang đã vi phạm nguyên tắc của Đảng và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có lãnh đạo chủ chốt và chỉ huy các đơn vị trực thuộc suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đất quốc phòng, đầu tư xây dựng; trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đáng chú ý, tại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, dù đã được Ủy ban Bầu cử tỉnh Kiên Giang đề nghị và Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố trong danh sách chính thức người tham gia ứng cử ĐBQH khóa XV nhưng đại tá Nguyễn Thế Anh khi đó đã xin rút tên khỏi danh sách ứng cử ĐBQH do những yếu tố cá nhân trong đó có vấn đề về sức khỏe. Trao đổi với báo chí khi đó, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, thời điểm Hội đồng Bầu cử quốc gia có nghị quyết rút tên ông Nguyễn Thế Anh, chưa có dấu hiệu pháp lý hay căn cứ pháp lý về vi phạm để thực hiện xóa tên. Tại thời điểm này, ông Nguyễn Thế Anh có đơn xin rút vì lý do cá nhân, lý do sức khỏe. (Ảnh: Báo Đấu thầu).Rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn khỏi danh sách ứng cử ĐBQH: Thời điểm đó, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã có nghị quyết chấp thuận đề nghị của Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội cho rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ra khỏi danh sách bầu cử ĐBQH khóa XV, thuộc đơn vị bầu cử số 10 của Hà Nội. Khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng ban Công tác đại biểu, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, cho biết, ông Tuấn có đơn xin rút tên, đồng thời Ủy ban Bầu cử Hà Nội có văn bản đề nghị chấp thuận đơn của ông Tuấn. Theo bà Thanh, việc rút tên của ông Nguyễn Quang Tuấn bao gồm cả việc cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, điều tra vụ việc liên quan tới Bệnh viện Tim nơi ông Tuấn từng làm giám đốc song không phải là "xóa tên". Ngày 19/10/2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn - nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện Tim Hà Nội về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Ngày 10/12/2021, ông Tuấn bị bắt tạm giam. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy một số lãnh đạo, cán bộ tại Bệnh viện Tim Hà Nội là ủy viên Hội đồng mua sắm, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, thành viên tổ thẩm định đấu thầu và một số cán bộ công ty trên đã có các hành vi vi phạm hoạt động đấu thầu trong việc mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Trong đó, ông Nguyễn Quang Tuấn ký một số văn bản có liên quan. Sai phạm của các bị can làm tăng chi phí, gây thiệt hại hơn 40 tỷ đồng cho tài sản Nhà nước và người bệnh. Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương không được công nhận trúng cử ĐBQH: Tháng 6/2021, ông Trần Văn Nam khi đó là Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương bất ngờ có đơn xin thôi không làm đại biểu Quốc hội khoá XV (nhiệm kỳ 2021 – 2026) vì lý do sức khoẻ. Tuy nhiên, tại buổi họp báo công bố Nghị quyết của Hội đồng bầu cử quốc gia, chiều ngày 10/6/2021, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh khi đó cho biết, Hội đồng bầu cử quốc gia họp, ra Nghị quyết số 746 về không xác nhận tư cách đại biểu người trúng cử đối với với ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. Theo bà Thanh, ông Nam không đủ tiêu chuẩn làm ĐBQH khóa XV, chứ không phải do ông có đơn xin thôi làm ĐBQH vì lý do sức khỏe, Hội đồng bầu cử quốc gia không hề nhận được đơn của ông Nam. Ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư tỉnh Bình Dương sau đó đã bị Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng cả 3 nhiệm kỳ (2010-2015; 2015-2020; 2020-2025). Sau đó, ông Nam bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" do có sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty 3/2). Cơ quan điều tra sau đó xác định, ông Trần Văn Nam đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc áp giá đất để tính thu tiền sử dụng đất và hành vi tạo điều kiện để Tổng Công ty 3/2 hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ dự án trên khu đất 43ha từ Nhà nước sang tư nhân. Ông Nam là người chỉ đạo điều hành, vừa là người thực hiện phạm tội, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn. Những hành vi vi phạm pháp luật của ông Nam gây thiệt hại tài sản nhà nước với tổng số tiền hơn 1.063 tỷ đồng. >>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, Nguồn: VTV1
Đại tá Nguyễn Thế Anh mới bị đề nghị kỷ luật từng xin rút khỏi danh sách ứng cử ĐBQH: Tại kỳ họp thứ 12 mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Đại tá Nguyễn Thế Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang đã vi phạm nguyên tắc của Đảng và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có lãnh đạo chủ chốt và chỉ huy các đơn vị trực thuộc suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đất quốc phòng, đầu tư xây dựng; trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đáng chú ý, tại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, dù đã được Ủy ban Bầu cử tỉnh Kiên Giang đề nghị và Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố trong danh sách chính thức người tham gia ứng cử ĐBQH khóa XV nhưng đại tá Nguyễn Thế Anh khi đó đã xin rút tên khỏi danh sách ứng cử ĐBQH do những yếu tố cá nhân trong đó có vấn đề về sức khỏe.
Trao đổi với báo chí khi đó, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, thời điểm Hội đồng Bầu cử quốc gia có nghị quyết rút tên ông Nguyễn Thế Anh, chưa có dấu hiệu pháp lý hay căn cứ pháp lý về vi phạm để thực hiện xóa tên. Tại thời điểm này, ông Nguyễn Thế Anh có đơn xin rút vì lý do cá nhân, lý do sức khỏe. (Ảnh: Báo Đấu thầu).
Rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn khỏi danh sách ứng cử ĐBQH: Thời điểm đó, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã có nghị quyết chấp thuận đề nghị của Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội cho rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ra khỏi danh sách bầu cử ĐBQH khóa XV, thuộc đơn vị bầu cử số 10 của Hà Nội.
Khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng ban Công tác đại biểu, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, cho biết, ông Tuấn có đơn xin rút tên, đồng thời Ủy ban Bầu cử Hà Nội có văn bản đề nghị chấp thuận đơn của ông Tuấn. Theo bà Thanh, việc rút tên của ông Nguyễn Quang Tuấn bao gồm cả việc cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, điều tra vụ việc liên quan tới Bệnh viện Tim nơi ông Tuấn từng làm giám đốc song không phải là "xóa tên".
Ngày 19/10/2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn - nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện Tim Hà Nội về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Ngày 10/12/2021, ông Tuấn bị bắt tạm giam.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy một số lãnh đạo, cán bộ tại Bệnh viện Tim Hà Nội là ủy viên Hội đồng mua sắm, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, thành viên tổ thẩm định đấu thầu và một số cán bộ công ty trên đã có các hành vi vi phạm hoạt động đấu thầu trong việc mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Trong đó, ông Nguyễn Quang Tuấn ký một số văn bản có liên quan. Sai phạm của các bị can làm tăng chi phí, gây thiệt hại hơn 40 tỷ đồng cho tài sản Nhà nước và người bệnh.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương không được công nhận trúng cử ĐBQH: Tháng 6/2021, ông Trần Văn Nam khi đó là Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương bất ngờ có đơn xin thôi không làm đại biểu Quốc hội khoá XV (nhiệm kỳ 2021 – 2026) vì lý do sức khoẻ.
Tuy nhiên, tại buổi họp báo công bố Nghị quyết của Hội đồng bầu cử quốc gia, chiều ngày 10/6/2021, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh khi đó cho biết, Hội đồng bầu cử quốc gia họp, ra Nghị quyết số 746 về không xác nhận tư cách đại biểu người trúng cử đối với với ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. Theo bà Thanh, ông Nam không đủ tiêu chuẩn làm ĐBQH khóa XV, chứ không phải do ông có đơn xin thôi làm ĐBQH vì lý do sức khỏe, Hội đồng bầu cử quốc gia không hề nhận được đơn của ông Nam.
Ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư tỉnh Bình Dương sau đó đã bị Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng cả 3 nhiệm kỳ (2010-2015; 2015-2020; 2020-2025). Sau đó, ông Nam bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" do có sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty 3/2).
Cơ quan điều tra sau đó xác định, ông Trần Văn Nam đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc áp giá đất để tính thu tiền sử dụng đất và hành vi tạo điều kiện để Tổng Công ty 3/2 hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ dự án trên khu đất 43ha từ Nhà nước sang tư nhân. Ông Nam là người chỉ đạo điều hành, vừa là người thực hiện phạm tội, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn. Những hành vi vi phạm pháp luật của ông Nam gây thiệt hại tài sản nhà nước với tổng số tiền hơn 1.063 tỷ đồng.
>>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, Nguồn: VTV1