Ngày 14 tháng Giêng âm lịch, du khách thập phương đổ về Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) hành lễ.Tại đây, nhiều người cho rằng đầu năm đi lễ Bà Chúa để vay vốn làm ăn cho thuận lợi, cuối năm đi trả lễ. Tại gian trong cùng giáp với Cung Chúa, người dân đứng trật cứng lối ra vào. Nhiều người đi lễ chùa, đến, phủ có thói quen dải tiền đen tại các ban. Phần lớn là tiền lẻ mệnh giá từ 1000 đồng - 10.000 đồng.Cảnh tượng nhét tiền phản cảm.Dù có hòm công đức tại các ban nhưng người dân vẫn ngang nhiên dắt tiền lên khe cửa trước Cung Chúa. Sự việc này đã được các phương tiện truyền thông phản ánh nhiều năm nay nhưng vẫn tiếp diễn.Được biết, Cung Chúa vốn là chốn trang nghiêm, chỉ có các bậc cao niên trong làng đức cao vọng trọng mới được ra vào đặt lễ. Ngoài ra, một số đoàn khách đặc biệt muốn vào trong phải có sự đồng thuận của Ban Quản lí. Do vậy mà nhiều người không được vào trong phải "thả lễ" qua khe cửa. Lễ được thả tự do rơi lên ban hay xuống thảm đỏ, theo khảo sát của PV mệnh giá lớn nhất lên tới 100.000 đồng.
Ngày 14 tháng Giêng âm lịch, du khách thập phương đổ về Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) hành lễ.
Tại đây, nhiều người cho rằng đầu năm đi lễ Bà Chúa để vay vốn làm ăn cho thuận lợi, cuối năm đi trả lễ. Tại gian trong cùng giáp với Cung Chúa, người dân đứng trật cứng lối ra vào.
Nhiều người đi lễ chùa, đến, phủ có thói quen dải tiền đen tại các ban. Phần lớn là tiền lẻ mệnh giá từ 1000 đồng - 10.000 đồng.
Cảnh tượng nhét tiền phản cảm.
Dù có hòm công đức tại các ban nhưng người dân vẫn ngang nhiên dắt tiền lên khe cửa trước Cung Chúa. Sự việc này đã được các phương tiện truyền thông phản ánh nhiều năm nay nhưng vẫn tiếp diễn.
Được biết, Cung Chúa vốn là chốn trang nghiêm, chỉ có các bậc cao niên trong làng đức cao vọng trọng mới được ra vào đặt lễ. Ngoài ra, một số đoàn khách đặc biệt muốn vào trong phải có sự đồng thuận của Ban Quản lí. Do vậy mà nhiều người không được vào trong phải "thả lễ" qua khe cửa.
Lễ được thả tự do rơi lên ban hay xuống thảm đỏ, theo khảo sát của PV mệnh giá lớn nhất lên tới 100.000 đồng.