Nhằm tưởng nhớ công lao của vị tướng khai sinh vùng đất Sài Gòn - Gia Định, ngày 20/4/2015, TP HCM khởi công xây dựng đền thờ Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Công trình có kinh phí hơn 80 tỷ đồng, toạ lạc ở cửa ngõ phía đông TP HCM (Khu Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc, phường Long Bình, quận 9).Với tổng diện tích hơn 7.400 m2, công trình gồm các hạng mục: khối đền chính (gần 650m2), nhà điều hành, cổng tam quan, văn bia, hồ nước, giao thông nội bộ, kè bảo vệ... Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 82 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Sau đúng 14 tháng thi công, công trình đã hoàn thành và UBND TP HCM sẽ tổ chức lễ khánh thành đúng dịp giỗ của Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào ngày 20/6 (tức 16/5 âm lịch).Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (sinh năm Canh Dần 1650, tại xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) là một trong những danh tướng có công lớn của dân tộc trong thời kỳ dựng nước và giữ nước ở phương Nam. Ông là vị tướng xuất sắc, nhà chính trị tài giỏi, nhân hậu, giàu lòng yêu nước.Vốn dòng dõi võ tướng, ông sớm theo cha là danh tướng Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật (1603 - 1681)chinh chiến, lập nhiều chiến công và được Chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687) phong chức Cai Cơ.Năm Mậu Dần (1698) Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, đem quân đi kinh lược xứ Đồng Nai; lấy đất Đồng Phố đặt làm phủ Gia Định; lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, đặt doanh Trấn Biên; lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng doanh Phiên Trấn. Ông tập hợp và chiêu mộ lưu dân, đồng thời đặt các chức quan, binh để quản lý, tổ chức khai khẩn ruộng đất, định ngạch tô thuế, làm sổ định điền, xác lập chủ quyền của Đàng Trong.Ngày 16/5 năm Canh Thìn (1700), Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh qua đời tại Sầm Khê (Rạch Gầm, nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Ông được đưa về an táng tại thôn Bình Hoành, Cù lao Phố, doanh Trấn Biên, Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Ảnh bên trong đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở quận 9, TP HCM.Dù thời gian chuyến kinh lược ngắn ngủi nhưng ông đã thực hiện một số công việc quan trọng và có ý nghĩa lớn, đặt nền tảng cho công cuộc khai khẩn mạnh mẽ vùng Nam Bộ thời bấy giờ. Từ một vùng lưu dân tự phát, ông đã định hướng phát triển, thu nạp, chiêu mộ thêm dân, khai khẩn ruộng đất, đặt đơn vị hành chính, chuẩn định thuế, lập bộ tịch đinh điền… tạo cơ sở cho việc phát triển chính thức hoá vùng đất mới này vào lãnh thổ nước nhà.Đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng tại Khu II, Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc theo kiến trúc truyền thống của người Việt bằng các vật liệu gỗ, nền lót gạch nung và lợp mái ngói.Một góc đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh.Đây là một trong các công trình chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975– 30/4/2015); ngày lễ nhớ ơn công lao tổ tiên, những vị anh hùng đã có công khai phá mở rộng bờ cõi phương Nam. Đến thờ thể hiện sự tôn vinh công đức của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, là nơi giáo dục truyền thống, công viên tham quan, du lịch tìm hiểu lịch sử của nhân dân.
Nhằm tưởng nhớ công lao của vị tướng khai sinh vùng đất Sài Gòn - Gia Định, ngày 20/4/2015, TP HCM khởi công xây dựng đền thờ Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Công trình có kinh phí hơn 80 tỷ đồng, toạ lạc ở cửa ngõ phía đông TP HCM (Khu Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc, phường Long Bình, quận 9).
Với tổng diện tích hơn 7.400 m2, công trình gồm các hạng mục: khối đền chính (gần 650m2), nhà điều hành, cổng tam quan, văn bia, hồ nước, giao thông nội bộ, kè bảo vệ... Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 82 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Sau đúng 14 tháng thi công, công trình đã hoàn thành và UBND TP HCM sẽ tổ chức lễ khánh thành đúng dịp giỗ của Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào ngày 20/6 (tức 16/5 âm lịch).
Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (sinh năm Canh Dần 1650, tại xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) là một trong những danh tướng có công lớn của dân tộc trong thời kỳ dựng nước và giữ nước ở phương Nam. Ông là vị tướng xuất sắc, nhà chính trị tài giỏi, nhân hậu, giàu lòng yêu nước.
Vốn dòng dõi võ tướng, ông sớm theo cha là danh tướng Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật (1603 - 1681)chinh chiến, lập nhiều chiến công và được Chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687) phong chức Cai Cơ.
Năm Mậu Dần (1698) Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, đem quân đi kinh lược xứ Đồng Nai; lấy đất Đồng Phố đặt làm phủ Gia Định; lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, đặt doanh Trấn Biên; lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng doanh Phiên Trấn. Ông tập hợp và chiêu mộ lưu dân, đồng thời đặt các chức quan, binh để quản lý, tổ chức khai khẩn ruộng đất, định ngạch tô thuế, làm sổ định điền, xác lập chủ quyền của Đàng Trong.
Ngày 16/5 năm Canh Thìn (1700), Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh qua đời tại Sầm Khê (Rạch Gầm, nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Ông được đưa về an táng tại thôn Bình Hoành, Cù lao Phố, doanh Trấn Biên, Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Ảnh bên trong đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở quận 9, TP HCM.
Dù thời gian chuyến kinh lược ngắn ngủi nhưng ông đã thực hiện một số công việc quan trọng và có ý nghĩa lớn, đặt nền tảng cho công cuộc khai khẩn mạnh mẽ vùng Nam Bộ thời bấy giờ. Từ một vùng lưu dân tự phát, ông đã định hướng phát triển, thu nạp, chiêu mộ thêm dân, khai khẩn ruộng đất, đặt đơn vị hành chính, chuẩn định thuế, lập bộ tịch đinh điền… tạo cơ sở cho việc phát triển chính thức hoá vùng đất mới này vào lãnh thổ nước nhà.
Đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng tại Khu II, Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc theo kiến trúc truyền thống của người Việt bằng các vật liệu gỗ, nền lót gạch nung và lợp mái ngói.
Một góc đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh.
Đây là một trong các công trình chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975– 30/4/2015); ngày lễ nhớ ơn công lao tổ tiên, những vị anh hùng đã có công khai phá mở rộng bờ cõi phương Nam. Đến thờ thể hiện sự tôn vinh công đức của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, là nơi giáo dục truyền thống, công viên tham quan, du lịch tìm hiểu lịch sử của nhân dân.