Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sắp diễn ra, dự kiến Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thể. Việc này theo nguyện vọng cá nhân của ông Thể và phân công của cấp có thẩm quyền. Trong thời gian đương nhiệm chức Bộ trưởng GTVT từ 2017 đến nay, ông Thể đã để lại dấu ấn không nhỏ. Tại buổi họp báo chiều 17/10, ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, từ đầu nhiệm kỳ tới nay cũng như trong nhiệm kỳ khóa XIV, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã cùng tập thể lãnh đạo Bộ GTVT triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội giao. Hình ảnh ông Nguyễn Văn Thể xuất hiện ở các mặt trận, trong đó có trả lời tại các phiên chất vấn của Quốc hội cũng rất trách nhiệm, sâu sát. Ông Nguyễn Văn Thể giữ chức vụ Bộ trưởng GTVT từ tháng 10/2017 và đã để lại nhiều dấu ấn ngành GTVT. Trong nhiệm kỳ này, Bộ GTVT đã khai thác 1.074km cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc hiện có lên 1.163km. Mạng lưới quốc lộ dài 24.598km; đã thay thế cầu yếu và đồng bộ tải trọng, tỷ lệ mặt đường bê tông nhựa đạt 64%. Trong giai đoạn này, đường sắt triển khai 4 dự án cải tạo, nâng cấp các công trình đường sắt trên tuyến Bắc - Nam. Đường thủy nội địa được tập trung cải tạo một số tuyến tại khu vực Đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, các công trình chỉnh trị cửa sông, kênh, âu tàu lớn và một số cảng đầu mối container kết hợp cảng cạn; động thổ Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ. Hệ thống cảng biển có năng lực thông quan khoảng 570 triệu tấn hàng hóa/năm, có khả năng đón tàu chở khách lớn nhất thế giới; phát triển hệ thống cảng cạn hỗ trợ khai thác cảng biển, phát triển logistics. Nâng cấp cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; Xây mới cảng hàng không Phú Quốc, Vân Đồn, nâng tổng công suất mạng cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu hành khách/năm. Công nghệ điều hành bay hiện đại an toàn. Tư lệnh ngành giao thông cũng đã thể hiện vai trò "người đứng đầu" rõ nét ở giai đoạn này trong việc hoàn thành hàng loạt các dự án như Hầm Hải Vân 2; dự án đường băng tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; sửa chữa cầu Thăng Long, Hà Nội. Đáng chú ý là dự án siêu sân bay Long Thành. Ngày 5/1/2021, dự án này đã chính thức được khởi công với quy mô 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm với tổng mức đầu tư 336.630 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ USD). Gần đây nhất, Bộ GTVT hoàn thành 4/5 quy hoạch ngành, gồm đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa, và đã trình Quốc hội phê duyệt nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia; cơ bản hình thành thành hệ thống thu phí không dừng trên toàn quốc...Nhiều dự án quan trọng giao thông khu vực phía Nam dưới thời ông Thể được xúc tiến đầu tư, xây dựng, hứa hẹn góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực này. Trong 9 tháng đầu năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Bộ GTVT đã hoàn thành 159/243 nhiệm vụ do lãnh đạo Chính phủ giao, đạt 65%. Bộ GTVT đã triển khai thực hiện kịp thời các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải; dịch vụ logistics đã có những bước phát triển cả về chất lượng và quy mô; sản lượng vận tải hành khách và hàng hóa bình quân 9 tháng 2022 đạt giá trị cao hơn cùng kỳ, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Trong công tác điều hành, điều hòa, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 và công tác quyết toán dự án hoàn thành, Bộ đã phân bổ chi tiết toàn bộ hơn 50,3 nghìn tỷ đồng kế hoạch đầu tư công vốn NSNN qua 6 đợt giao và điều chỉnh kế hoạch từ các dự án có kết quả giải ngân thấp cho các dự án có tiến độ thực hiện, giải ngân tốt, các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư khoảng 4.869 tỷ đồng. Đến hết tháng 9/2022, giải ngân khoảng 27.027 tỷ đồng, đạt 53,7% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; các cơ quan thuộc Bộ đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán 60 dự án, hạng mục công trình với giá trị duyệt 35.390 tỷ đồng. Bộ GTVT cũng đang tập trung hoàn thành thiết kế kỹ thuật, dự toán và các hồ sơ, thủ tục liên quan để khởi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 vào cuối năm 2022. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, đặc biệt là Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án CHK Quốc tế Long Thành giai đoạn 1, các dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2022. Ông Nguyễn Văn Thể sinh ngày 27/11/1966, quê tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Trình độ chuyên môn tiến sĩ Khoa học kỹ thuật giao thông. Ông Thể từng trải qua nhiều chức vụ. Từ kỹ sư xây dựng giao thông cán bộ kỹ thuật Công ty Dịch vụ thiết bị vật tư giao thông - thủy lợi huyện Tháp Mười; Trợ lý - Kế hoạch tổng hợp Phòng Giao thông công chánh huyện Tháp Mười; Trợ lý thiết kế Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông tỉnh Đồng Tháp; Phó Giám đốc Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông tỉnh Đồng Tháp. Tháng 8/2001, ông Thể làm Phó Giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng giao thông, tỉnh Đồng Tháp, sau đó làm Tổ trưởng Tổ thẩm định Sở Giao thông Vận tải; Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên Bang Nga tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2007-2012. Tháng 6/2010, ông Thể giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Tân Hồng rồi Bí thư Huyện ủy Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đến tháng 8/2012, ông Thể là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Ông Thể làm Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải vào tháng 6/2013. Đến tháng 10/2015, giữ chức Bí thứ Tỉnh ủy Sóc Trăng. Từ ngày 26/10/2017 đến nay, tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV, ông Thể được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Tháng 12/2017: Kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Nguyễn Văn Thể được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. >>> Mời độc giả xem thêm video Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phê bình tư vấn sửa đường băng sân bay Nội Bài. Nguồn: Vietnamnet
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sắp diễn ra, dự kiến Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thể. Việc này theo nguyện vọng cá nhân của ông Thể và phân công của cấp có thẩm quyền.
Trong thời gian đương nhiệm chức Bộ trưởng GTVT từ 2017 đến nay, ông Thể đã để lại dấu ấn không nhỏ. Tại buổi họp báo chiều 17/10, ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, từ đầu nhiệm kỳ tới nay cũng như trong nhiệm kỳ khóa XIV, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã cùng tập thể lãnh đạo Bộ GTVT triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội giao. Hình ảnh ông Nguyễn Văn Thể xuất hiện ở các mặt trận, trong đó có trả lời tại các phiên chất vấn của Quốc hội cũng rất trách nhiệm, sâu sát.
Ông Nguyễn Văn Thể giữ chức vụ Bộ trưởng GTVT từ tháng 10/2017 và đã để lại nhiều dấu ấn ngành GTVT. Trong nhiệm kỳ này, Bộ GTVT đã khai thác 1.074km cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc hiện có lên 1.163km. Mạng lưới quốc lộ dài 24.598km; đã thay thế cầu yếu và đồng bộ tải trọng, tỷ lệ mặt đường bê tông nhựa đạt 64%.
Trong giai đoạn này, đường sắt triển khai 4 dự án cải tạo, nâng cấp các công trình đường sắt trên tuyến Bắc - Nam. Đường thủy nội địa được tập trung cải tạo một số tuyến tại khu vực Đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, các công trình chỉnh trị cửa sông, kênh, âu tàu lớn và một số cảng đầu mối container kết hợp cảng cạn; động thổ Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ.
Hệ thống cảng biển có năng lực thông quan khoảng 570 triệu tấn hàng hóa/năm, có khả năng đón tàu chở khách lớn nhất thế giới; phát triển hệ thống cảng cạn hỗ trợ khai thác cảng biển, phát triển logistics. Nâng cấp cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; Xây mới cảng hàng không Phú Quốc, Vân Đồn, nâng tổng công suất mạng cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu hành khách/năm. Công nghệ điều hành bay hiện đại an toàn.
Tư lệnh ngành giao thông cũng đã thể hiện vai trò "người đứng đầu" rõ nét ở giai đoạn này trong việc hoàn thành hàng loạt các dự án như Hầm Hải Vân 2; dự án đường băng tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; sửa chữa cầu Thăng Long, Hà Nội. Đáng chú ý là dự án siêu sân bay Long Thành. Ngày 5/1/2021, dự án này đã chính thức được khởi công với quy mô 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm với tổng mức đầu tư 336.630 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ USD).
Gần đây nhất, Bộ GTVT hoàn thành 4/5 quy hoạch ngành, gồm đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa, và đã trình Quốc hội phê duyệt nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia; cơ bản hình thành thành hệ thống thu phí không dừng trên toàn quốc...Nhiều dự án quan trọng giao thông khu vực phía Nam dưới thời ông Thể được xúc tiến đầu tư, xây dựng, hứa hẹn góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực này.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Bộ GTVT đã hoàn thành 159/243 nhiệm vụ do lãnh đạo Chính phủ giao, đạt 65%. Bộ GTVT đã triển khai thực hiện kịp thời các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải; dịch vụ logistics đã có những bước phát triển cả về chất lượng và quy mô; sản lượng vận tải hành khách và hàng hóa bình quân 9 tháng 2022 đạt giá trị cao hơn cùng kỳ, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong công tác điều hành, điều hòa, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 và công tác quyết toán dự án hoàn thành, Bộ đã phân bổ chi tiết toàn bộ hơn 50,3 nghìn tỷ đồng kế hoạch đầu tư công vốn NSNN qua 6 đợt giao và điều chỉnh kế hoạch từ các dự án có kết quả giải ngân thấp cho các dự án có tiến độ thực hiện, giải ngân tốt, các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư khoảng 4.869 tỷ đồng.
Đến hết tháng 9/2022, giải ngân khoảng 27.027 tỷ đồng, đạt 53,7% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; các cơ quan thuộc Bộ đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán 60 dự án, hạng mục công trình với giá trị duyệt 35.390 tỷ đồng.
Bộ GTVT cũng đang tập trung hoàn thành thiết kế kỹ thuật, dự toán và các hồ sơ, thủ tục liên quan để khởi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 vào cuối năm 2022. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, đặc biệt là Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án CHK Quốc tế Long Thành giai đoạn 1, các dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2022.
Ông Nguyễn Văn Thể sinh ngày 27/11/1966, quê tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Trình độ chuyên môn tiến sĩ Khoa học kỹ thuật giao thông.
Ông Thể từng trải qua nhiều chức vụ. Từ kỹ sư xây dựng giao thông cán bộ kỹ thuật Công ty Dịch vụ thiết bị vật tư giao thông - thủy lợi huyện Tháp Mười; Trợ lý - Kế hoạch tổng hợp Phòng Giao thông công chánh huyện Tháp Mười; Trợ lý thiết kế Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông tỉnh Đồng Tháp; Phó Giám đốc Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông tỉnh Đồng Tháp.
Tháng 8/2001, ông Thể làm Phó Giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng giao thông, tỉnh Đồng Tháp, sau đó làm Tổ trưởng Tổ thẩm định Sở Giao thông Vận tải; Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên Bang Nga tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2007-2012.
Tháng 6/2010, ông Thể giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Tân Hồng rồi Bí thư Huyện ủy Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đến tháng 8/2012, ông Thể là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Ông Thể làm Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải vào tháng 6/2013. Đến tháng 10/2015, giữ chức Bí thứ Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Từ ngày 26/10/2017 đến nay, tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV, ông Thể được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Tháng 12/2017: Kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Nguyễn Văn Thể được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phê bình tư vấn sửa đường băng sân bay Nội Bài. Nguồn: Vietnamnet