“Theo nguyện vọng cá nhân và phân công của cấp có thẩm quyền, dự kiến tại Kỳ họp thứ 4, Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thể”, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin như trên tại buổi họp báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV chiều 17/10. Ông Nguyễn Văn Thể sinh năm 1966, quê ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Trình độ tiến sĩ khoa học kỹ thuật giao thông. Ông Thể từng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ra làm Thứ trưởng Bộ GTVT, rồi trở lại làm Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng sau đó được điều động ra Trung ương làm Bộ trưởng GTVT vào năm 2017 cho đến nay.Trong thời gian đương chức, tư lệnh ngành giao thông từng có nhiều phát ngôn gây chú ý, thậm chí khiến dư luận dậy sóng. Chưa phát hiện lợi ích nhóm khi triển khai BOT. Tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 9/6/2022, trả lời câu hỏi của đại biểu về việc có lợi ích nhóm khi thực hiện các dự án BOT giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói rằng: “Đây là dự án nhạy cảm, liên quan người dân, được Bộ Công an quan tâm. Chúng tôi chưa phát hiện lợi ích nhóm giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư, vì nhà đầu tư hầu như độc lập toàn bộ. Còn nếu có vấn đề gì bên trong thì cá nhân nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, mà tôi cho rằng chúng ta có bộ máy để kiểm tra, giám sát việc này”. Ngành giao thông hiện nay không ai dám làm sai. Trả lời đại biểu tại phiên chất vấn chiều 9/6/2022 về chất lượng các tuyến đường cao tốc, Bộ trưởng GTVT nói rằng, những tuyến đường chất lượng kém thường rơi vào loại đường cấp thấp, còn loại đường chất lượng cao cũng có nhưng không đến mức dự án cao tốc nào cũng không đảm bảo chất lượng. “Hiện nay đối với ngành giao thông, chúng tôi nghĩ rằng không ai dám làm sai, tôi xin khẳng định trước Quốc hội như vậy. Thậm chí ký tá phải rất cân đong, đo đếm để làm sao đúng quy định của pháp luật." Riêng ngành GTVT hoàn toàn không có tư duy nhiệm kỳ. Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến "tư duy nhiệm kỳ" ngày 9/6/2022, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định Giao thông vận tải là ngành phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch lâu dài, công trình mang tính liên vùng đột phá, nên "ngành không có tư duy nhiệm kỳ". Xem xét tịch thu xe quá tải 20%. "Chúng tôi theo hướng kiến nghị khắt khe với xe quá tải. Hiện quy định cho xe vượt tải đến 50-60%, chúng tôi sẽ kiến nghị vượt 10% thôi. Xe nào vượt tải 10% bị phạt rất nặng; nếu vượt đến 20% thì tịch thu xe. Không xử lý hình sự, nhưng biện pháp hành chính phải đảm bảo răn đe, an toàn cho các công trình giao thông", ông Thể nói khi trả lời đại biểu tại phiên chất vấn ngày 9/6 về xe quá tải khiến đường giao thông xuống cấp, thiệt hại nhiều tỷ đồng. TNGT nghiêm trọng thường xảy ra với các lái xe có thâm niên từ 8 - 10 năm. Trả lời chất vấn đại biểu về tình trạng lái xe gây TNGT đặc biệt nghiêm trọng gia tăng ngày 5/6/2019, Bộ trưởng Thể bất ngờ đưa ra một số liệu thống kê trong đó chỉ ra rằng, TNGT nghiêm trọng thường xảy ra với các lái xe có thâm niên từ 8 - 10 năm. "Điều này chứng tỏ không phải lái xe mới nhận bằng gây nên những tai nạn nghiêm trọng mà thông thường các lái xe đã có công ăn việc làm ổn định, sau một thời gian mới vi phạm", câu hỏi của ông Thể khiến nhiều người không nhịn được cười. Đưa ra một số tình huống để học viên thi lái xe có thể rớt ngay. Bộ trưởng Thể tiếp tục có phát ngôn gây khó hiểu tại phiên chất vấn ngày 5/6/2019 khi trả lời về giải pháp cụ thể trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe: "Chúng tôi đưa ra một số tình huống thi để học viên có thể rớt ngay. Ví dụ như xe vượt đèn đỏ có ký hiệu đường sắt hoặc xe vượt các đường hướng dẫn là các vực thì hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, nếu học viên mắc lỗi trong các tình huống này cho rớt ngay”. Mất bằng lái xe phải thi lại. Tại phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và xâm phạm an toàn giao thông của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 6/3/2019, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: “Chúng tôi cũng đề xuất phương án những người nào mất bằng lái xe thì phải thi lại toàn bộ để tránh tình trạng lợi dụng nhằm có thêm bằng lái thứ 2, thứ 3 để hoạt động kinh doanh”. Mỗi nhiệm kỳ bỏ ra 5 tỷ USD sẽ hình thành nên tuyến đường sắt mới. Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng 4/6/2018, trả lời đại biểu Dương Trung Quốc về việc ngành đường sắt gần như bị “bỏ rơi”, Bộ trưởng Thể thừa nhận đường sắt phát triển quá lạc hậu. "Tôi nghĩ đã đến giai đoạn chúng ta cần phải thông qua đề án đường sắt, có thể thông qua với 50 tỷ USD, mỗi nhiệm kỳ bỏ ra 5 tỷ để hình thành nên tuyến đường sắt mới. Có như vậy trong nhiều nhiệm kỳ, chúng ta mới có được đường sắt Bắc - Nam". Trạm thu phí BOT đổi thành trạm thu giá. Bên hành lang Quốc hội 22/5/2018, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói rằng, việc chuyển đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá BOT không khác gì về bản chất, mà sẽ linh động hơn. “Chúng ta xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tự định giá, còn phí thì mang tính chất nhà nước. Phí sẽ do hội đồng nhân dân, Quốc hội quyết định, còn giá thì do doanh nghiệp tự ấn định và điều chỉnh cho phù hợp”. Trạm thu giá BOT rất nóng nhưng là sản phẩm nhiệm kỳ trước. “Thời gian qua trạm thu giá BOT rất nóng, chưa lúc nào nóng như 2017, nhưng đây là sản phẩm của giai đoạn trước, nhiệm kỳ trước” - Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, sáng 22/5/2018 gây dậy sóng dư luận về vấn đề BOT. Nhiều lần xin lỗi, nhận trách nhiệm trong lần đầu đăng đàn trước Quốc hội. Trong lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 4/6/2018, Bộ trưởng Thể ít nhất 3 lần xin lỗi, 19 lần tiếp thu và 6 lần nhận trách nhiệm. Đánh giá về lần trả lời chất vấn này, Chủ tịch Quốc hội nói rằng, bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời rất tốt, thẳng thắn nhận trách nhiệm. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung đại biểu chưa hài lòng nên có sự tranh luận.Trong thời gian đương nhiệm chức Bộ trưởng GTVT từ 2017 đến nay, ông Thể có nhiều đóng góp. Gần đây nhất, Bộ hoàn thành 4/5 quy hoạch ngành, gồm đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa, và đã trình Quốc hội phê duyệt nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia; cơ bản hình thành thành hệ thống thu phí không dừng trên toàn quốc...Nhiều dự án quan trọng giao thông khu vực phía Nam dưới thời ông Thể được xúc tiến đầu tư, xây dựng, hứa hẹn góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực này.Từ đầu nhiệm kỳ tới nay cũng như trong nhiệm kỳ khóa XIV, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã cùng tập thể lãnh đạo Bộ GTVT triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội giao. Hình ảnh ông Nguyễn Văn Thể xuất hiện ở các mặt trận, trong đó có trả lời tại các phiên chất vấn của Quốc hội cũng rất trách nhiệm, sâu sát>>> Mời độc giả xem thêm video Tân Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nói về nhiệm kỳ mới. Nguồn: Lao động.
“Theo nguyện vọng cá nhân và phân công của cấp có thẩm quyền, dự kiến tại Kỳ họp thứ 4, Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thể”, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin như trên tại buổi họp báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV chiều 17/10.
Ông Nguyễn Văn Thể sinh năm 1966, quê ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Trình độ tiến sĩ khoa học kỹ thuật giao thông.
Ông Thể từng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ra làm Thứ trưởng Bộ GTVT, rồi trở lại làm Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng sau đó được điều động ra Trung ương làm Bộ trưởng GTVT vào năm 2017 cho đến nay.
Trong thời gian đương chức, tư lệnh ngành giao thông từng có nhiều phát ngôn gây chú ý, thậm chí khiến dư luận dậy sóng.
Chưa phát hiện lợi ích nhóm khi triển khai BOT. Tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 9/6/2022, trả lời câu hỏi của đại biểu về việc có lợi ích nhóm khi thực hiện các dự án BOT giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói rằng: “Đây là dự án nhạy cảm, liên quan người dân, được Bộ Công an quan tâm. Chúng tôi chưa phát hiện lợi ích nhóm giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư, vì nhà đầu tư hầu như độc lập toàn bộ. Còn nếu có vấn đề gì bên trong thì cá nhân nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, mà tôi cho rằng chúng ta có bộ máy để kiểm tra, giám sát việc này”.
Ngành giao thông hiện nay không ai dám làm sai. Trả lời đại biểu tại phiên chất vấn chiều 9/6/2022 về chất lượng các tuyến đường cao tốc, Bộ trưởng GTVT nói rằng, những tuyến đường chất lượng kém thường rơi vào loại đường cấp thấp, còn loại đường chất lượng cao cũng có nhưng không đến mức dự án cao tốc nào cũng không đảm bảo chất lượng. “Hiện nay đối với ngành giao thông, chúng tôi nghĩ rằng không ai dám làm sai, tôi xin khẳng định trước Quốc hội như vậy. Thậm chí ký tá phải rất cân đong, đo đếm để làm sao đúng quy định của pháp luật."
Riêng ngành GTVT hoàn toàn không có tư duy nhiệm kỳ. Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến "tư duy nhiệm kỳ" ngày 9/6/2022, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định Giao thông vận tải là ngành phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch lâu dài, công trình mang tính liên vùng đột phá, nên "ngành không có tư duy nhiệm kỳ".
Xem xét tịch thu xe quá tải 20%. "Chúng tôi theo hướng kiến nghị khắt khe với xe quá tải. Hiện quy định cho xe vượt tải đến 50-60%, chúng tôi sẽ kiến nghị vượt 10% thôi. Xe nào vượt tải 10% bị phạt rất nặng; nếu vượt đến 20% thì tịch thu xe. Không xử lý hình sự, nhưng biện pháp hành chính phải đảm bảo răn đe, an toàn cho các công trình giao thông", ông Thể nói khi trả lời đại biểu tại phiên chất vấn ngày 9/6 về xe quá tải khiến đường giao thông xuống cấp, thiệt hại nhiều tỷ đồng.
TNGT nghiêm trọng thường xảy ra với các lái xe có thâm niên từ 8 - 10 năm. Trả lời chất vấn đại biểu về tình trạng lái xe gây TNGT đặc biệt nghiêm trọng gia tăng ngày 5/6/2019, Bộ trưởng Thể bất ngờ đưa ra một số liệu thống kê trong đó chỉ ra rằng, TNGT nghiêm trọng thường xảy ra với các lái xe có thâm niên từ 8 - 10 năm. "Điều này chứng tỏ không phải lái xe mới nhận bằng gây nên những tai nạn nghiêm trọng mà thông thường các lái xe đã có công ăn việc làm ổn định, sau một thời gian mới vi phạm", câu hỏi của ông Thể khiến nhiều người không nhịn được cười.
Đưa ra một số tình huống để học viên thi lái xe có thể rớt ngay. Bộ trưởng Thể tiếp tục có phát ngôn gây khó hiểu tại phiên chất vấn ngày 5/6/2019 khi trả lời về giải pháp cụ thể trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe: "Chúng tôi đưa ra một số tình huống thi để học viên có thể rớt ngay. Ví dụ như xe vượt đèn đỏ có ký hiệu đường sắt hoặc xe vượt các đường hướng dẫn là các vực thì hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, nếu học viên mắc lỗi trong các tình huống này cho rớt ngay”.
Mất bằng lái xe phải thi lại. Tại phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và xâm phạm an toàn giao thông của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 6/3/2019, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: “Chúng tôi cũng đề xuất phương án những người nào mất bằng lái xe thì phải thi lại toàn bộ để tránh tình trạng lợi dụng nhằm có thêm bằng lái thứ 2, thứ 3 để hoạt động kinh doanh”.
Mỗi nhiệm kỳ bỏ ra 5 tỷ USD sẽ hình thành nên tuyến đường sắt mới. Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng 4/6/2018, trả lời đại biểu Dương Trung Quốc về việc ngành đường sắt gần như bị “bỏ rơi”, Bộ trưởng Thể thừa nhận đường sắt phát triển quá lạc hậu. "Tôi nghĩ đã đến giai đoạn chúng ta cần phải thông qua đề án đường sắt, có thể thông qua với 50 tỷ USD, mỗi nhiệm kỳ bỏ ra 5 tỷ để hình thành nên tuyến đường sắt mới. Có như vậy trong nhiều nhiệm kỳ, chúng ta mới có được đường sắt Bắc - Nam".
Trạm thu phí BOT đổi thành trạm thu giá. Bên hành lang Quốc hội 22/5/2018, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói rằng, việc chuyển đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá BOT không khác gì về bản chất, mà sẽ linh động hơn. “Chúng ta xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tự định giá, còn phí thì mang tính chất nhà nước. Phí sẽ do hội đồng nhân dân, Quốc hội quyết định, còn giá thì do doanh nghiệp tự ấn định và điều chỉnh cho phù hợp”.
Trạm thu giá BOT rất nóng nhưng là sản phẩm nhiệm kỳ trước. “Thời gian qua trạm thu giá BOT rất nóng, chưa lúc nào nóng như 2017, nhưng đây là sản phẩm của giai đoạn trước, nhiệm kỳ trước” - Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, sáng 22/5/2018 gây dậy sóng dư luận về vấn đề BOT.
Nhiều lần xin lỗi, nhận trách nhiệm trong lần đầu đăng đàn trước Quốc hội. Trong lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 4/6/2018, Bộ trưởng Thể ít nhất 3 lần xin lỗi, 19 lần tiếp thu và 6 lần nhận trách nhiệm. Đánh giá về lần trả lời chất vấn này, Chủ tịch Quốc hội nói rằng, bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời rất tốt, thẳng thắn nhận trách nhiệm. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung đại biểu chưa hài lòng nên có sự tranh luận.
Trong thời gian đương nhiệm chức Bộ trưởng GTVT từ 2017 đến nay, ông Thể có nhiều đóng góp. Gần đây nhất, Bộ hoàn thành 4/5 quy hoạch ngành, gồm đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa, và đã trình Quốc hội phê duyệt nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia; cơ bản hình thành thành hệ thống thu phí không dừng trên toàn quốc...Nhiều dự án quan trọng giao thông khu vực phía Nam dưới thời ông Thể được xúc tiến đầu tư, xây dựng, hứa hẹn góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực này.
Từ đầu nhiệm kỳ tới nay cũng như trong nhiệm kỳ khóa XIV, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã cùng tập thể lãnh đạo Bộ GTVT triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội giao. Hình ảnh ông Nguyễn Văn Thể xuất hiện ở các mặt trận, trong đó có trả lời tại các phiên chất vấn của Quốc hội cũng rất trách nhiệm, sâu sát
>>> Mời độc giả xem thêm video Tân Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nói về nhiệm kỳ mới. Nguồn: Lao động.