Để đi tìm câu trả lời vì sao đất san lấp ở TP. Đà Nẵng đang khan hiếm, phóng viên Báo Tri Thức và Cuộc Sống đã có cuộc trao đổi với các chủ mỏ khoáng sản và các doanh nghiệp đang thi công.Anh V, Phó Giám đốc một công ty đang thi công nhiều dự án trên địa bàn TP. Đà Nẵng cho biết: “Để thi công các công trình mà công ty anh trúng thầu cần nguồn đất san lấp rất lớn nhưng thực tế, nguồn đất san lấp hợp pháp từ các mỏ đất ở TP. Đà Nẵng rất khan hiếm. Chỉ có nguồn đất san lấp từ các mỏ đá thực hiện bóc tầng phủ, nhưng khối lượng cũng không được bao nhiêu”.“ Đất san lấp khi đấu thầu trong dự toán chỉ khoảng 28.000 đồng/m3 năm 2001 nhưng nay, đến chân công trình thì phải lên đến 150.000 đến 155.000/m3. Thực tế thì nguồn cung cấp rất hạn chế, vì các mỏ đá chỉ bóc tầng phủ khối lượng không được nhiều. Trong khi đó, có rất nhiều công trình cần nguồn đất san lấp”, anh K., Phó Giám đốc một công ty xây dựng than thở.Anh H., người đang nhận san lấp đất cho một dự án khu đô thị tại quận Liên Chiểu cho biết: “Nguồn đất san lấp cần cho dự án rất lớn, nhưng thực tế nguồn đất san lấp hợp pháp rất khan hiếm, giá bị đẩy lên cao, thậm chí có thời điểm không có đất để mua”. Như tại mỏ đá này không còn đất bóc tầng phủ để bán.Đà Nẵng vừa khởi công đường ven biển 1.200 tỉ đồng nối từ đường nội bộ cảng Liên Chiểu đến đường tránh phía Nam hầm Hải Vân, với 6 làn xe. Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cũng vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu Liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 và Công ty TNHH MTV 17 xây lắp đường cao tốc Hòa Liên - Túy Loan với giá trúng thầu là 953,304 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 810 ngày. Đây là những dự án trọng điểm trên địa bàn Đà Nẵng phải triển khai để kết nối và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nguồn cung cấp đất đá hiện nay tại các mỏ không đủ trữ lượng để cung cấp cho các công trình trên địa bàn Tp. Đà Nẵng.Anh S, quản lý mỏ đá H.L.M 1 nói: “Mỏ của tôi hết thời gian bóc tầng phủ nên không có đất san lấp bán ra thị trường. Tuy nhiên đến tháng 6/2024 cũng hết hạn. Hiện nay, công ty đang tập trung làm hồ sơ xin gia hạn.”Ông N.V.L giám đốc mỏ đá T.B cho biết: “Hiện nay, mỏ chúng tôi đã khai thác hết trữ lượng trong năm, chủ yếu là cung cấp đất, đá cho cảng Liên Chiểu, khối lượng của mỏ hằng năm không đủ để cung cấp cho công trình quá lớn trên địa bàn TP. Đà Nẵng.”Ông C, chủ mỏ đá H. M thì cho biết: “Mỏ tôi cũng còn rất ít đất bóc tầng phủ, nhưng rất nhiều đơn vị trên địa bàn TP. Đà Nẵng có nhu cầu mua. Nguồn cung đất san lấp không đáp ứng được nhu cầu của thị trường”.Đến thời điểm này nguồn cung vật liệu đất san lấp cho các công trình trên địa bàn TP. Đà Nẵng vẫn đang trong tình trạng khan hiếm. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm đưa ra giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn về vật liệu san lấp của các đơn vị đang thi công các công trình trên địa bàn.>>> Mời độc giả xem thêm video GS.TS Phan Văn Tân chia sẻ về ý nghĩa của công trình đầu tiên về hạn hán trên khu vực Đông Nam Á:
Để đi tìm câu trả lời vì sao đất san lấp ở TP. Đà Nẵng đang khan hiếm, phóng viên Báo Tri Thức và Cuộc Sống đã có cuộc trao đổi với các chủ mỏ khoáng sản và các doanh nghiệp đang thi công.
Anh V, Phó Giám đốc một công ty đang thi công nhiều dự án trên địa bàn TP. Đà Nẵng cho biết: “Để thi công các công trình mà công ty anh trúng thầu cần nguồn đất san lấp rất lớn nhưng thực tế, nguồn đất san lấp hợp pháp từ các mỏ đất ở TP. Đà Nẵng rất khan hiếm. Chỉ có nguồn đất san lấp từ các mỏ đá thực hiện bóc tầng phủ, nhưng khối lượng cũng không được bao nhiêu”.
“ Đất san lấp khi đấu thầu trong dự toán chỉ khoảng 28.000 đồng/m3 năm 2001 nhưng nay, đến chân công trình thì phải lên đến 150.000 đến 155.000/m3. Thực tế thì nguồn cung cấp rất hạn chế, vì các mỏ đá chỉ bóc tầng phủ khối lượng không được nhiều. Trong khi đó, có rất nhiều công trình cần nguồn đất san lấp”, anh K., Phó Giám đốc một công ty xây dựng than thở.
Anh H., người đang nhận san lấp đất cho một dự án khu đô thị tại quận Liên Chiểu cho biết: “Nguồn đất san lấp cần cho dự án rất lớn, nhưng thực tế nguồn đất san lấp hợp pháp rất khan hiếm, giá bị đẩy lên cao, thậm chí có thời điểm không có đất để mua”. Như tại mỏ đá này không còn đất bóc tầng phủ để bán.
Đà Nẵng vừa khởi công đường ven biển 1.200 tỉ đồng nối từ đường nội bộ cảng Liên Chiểu đến đường tránh phía Nam hầm Hải Vân, với 6 làn xe. Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cũng vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu Liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 và Công ty TNHH MTV 17 xây lắp đường cao tốc Hòa Liên - Túy Loan với giá trúng thầu là 953,304 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 810 ngày. Đây là những dự án trọng điểm trên địa bàn Đà Nẵng phải triển khai để kết nối và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nguồn cung cấp đất đá hiện nay tại các mỏ không đủ trữ lượng để cung cấp cho các công trình trên địa bàn Tp. Đà Nẵng.
Anh S, quản lý mỏ đá H.L.M 1 nói: “Mỏ của tôi hết thời gian bóc tầng phủ nên không có đất san lấp bán ra thị trường. Tuy nhiên đến tháng 6/2024 cũng hết hạn. Hiện nay, công ty đang tập trung làm hồ sơ xin gia hạn.”
Ông N.V.L giám đốc mỏ đá T.B cho biết: “Hiện nay, mỏ chúng tôi đã khai thác hết trữ lượng trong năm, chủ yếu là cung cấp đất, đá cho cảng Liên Chiểu, khối lượng của mỏ hằng năm không đủ để cung cấp cho công trình quá lớn trên địa bàn TP. Đà Nẵng.”
Ông C, chủ mỏ đá H. M thì cho biết: “Mỏ tôi cũng còn rất ít đất bóc tầng phủ, nhưng rất nhiều đơn vị trên địa bàn TP. Đà Nẵng có nhu cầu mua. Nguồn cung đất san lấp không đáp ứng được nhu cầu của thị trường”.
Đến thời điểm này nguồn cung vật liệu đất san lấp cho các công trình trên địa bàn TP. Đà Nẵng vẫn đang trong tình trạng khan hiếm. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm đưa ra giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn về vật liệu san lấp của các đơn vị đang thi công các công trình trên địa bàn.
>>> Mời độc giả xem thêm video GS.TS Phan Văn Tân chia sẻ về ý nghĩa của công trình đầu tiên về hạn hán trên khu vực Đông Nam Á: