Ngày 13/3 ông Gruters, cựu phi công Mỹ cùng 3 người con đã có chuyến hành trình về xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh để gặp lại những người dân đã cứu sống ông cách đây hơn 55 năm. Cuộc gặp giữa cựu phi công Gruters với những người dân có mặt đầu tiên lúc máy bay bị bắn cháy, phi công nhảy dù năm nào thật cảm động.Ông Gruters đang kể lại khoảnh khắc máy bay bị bắn hạ và sau khi nhảy dù thoát thân, ông được người dân bắt giữ.Theo lời kể của cựu phi công và những nhân chứng vào thời điểm đó, tháng 11/1967 chiếc máy bay f 105 do 2 phi công Mỹ điều khiển đánh bom Việt Nam, nhưng đã bị bộ đội ta bắn hạ ngay trên địa phận xã Kỳ Lạc. Máy bay cháy, 2 phi công nhảy dù thoát thân. Những người dân đầu tiên chạy tới tiếp cận có ông Hoàng Tiến Hợp và ông Phan Tiến Dũng (xã đội trưởng) phối hợp cùng dân quân địa phương bắt, bảo vệ để giao cho lực lượng chức năng.Trong khoảnh khắc sinh tử ấy, món ăn cứu đói kịp thời là sắn luộc. Sau hơn 55 năm trở lại xã Kỳ Lạc, ông Gruters cùng những người con ăn lại món sắn luộc, cảm ơn người dân nơi đây đã cứu và cho ông sự sống đến hôm nay.Hơn nửa thế kỷ đã qua, chiến tranh cũng đã lùi xa, những người lính từng là kẻ thù của nhau ở 2 đầu chiến tuyến nay tuổi đã ngoài 80, dành cho nhau những lời chúc sức khỏe, xem nhau như những người bạn, khép lại quá khứ đau buồn.Theo cựu phi công Mỹ Gruters, người bạn bay cùng ông thời điểm bị bắn rơi đã qua đời. Chuyến đi này ông đi cùng 3 người con quay lại nơi bị bắn rơi để thăm và cảm ơn người dân nơi đây đã cho ông con đường sống. Trong ảnh 3 người con của ông đang thưởng thức món sắn luộc.Cựu phi công Mỹ cùng những nhân chứng thời điểm đó có mặt tại cánh đồng Lạc Trung xã Kỳ Lạc, nơi chiếc máy bay bị bắn hạ và rơi xuống. Theo ông Gruters, khi máy bay bị bắn rơi vào tháng 11/1967 lúc đó bạn bay cùng ông là thiếu tá, còn ông là đại úy. Cả 2 bung dù thoát nạn nhưng lại rơi cách xa nhau. May mắn được người dân nơi đây cứu sống.Cựu phi công Mỹ Gruters chụp ảnh cùng ông Phan Tiến Dũng và ông Hoàng Tiến Hợp tại khu vực máy bay rơi.Trong cuộc gặp sau hơn 55 năm, hoàn cảnh đã thay đổi, chiến tranh đã khép lại, ký ức đau thương đã qua, những người lính năm nào lại trao cho nhau những kỷ vật. Cựu phi công Mỹ đang nhận một bộ phận của chiếc máy bay do chính ông lái bị bắn rơi từ ông Phan Tiến Dũng tặng.Cựu phi công Mỹ tặng lại những món quà nhỏ và những lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn tới những người dân nơi đây. Theo ông Gruters, nếu thời gian tới còn sức khỏe và có điều kiện ông sẽ quay lại nơi đây để thăm mọi người.>>> Mời độc giả xem thêm video Trực thăng Mỹ rơi trên đường cao tốc, toàn bộ binh sĩ thiệt mạng:
Ngày 13/3 ông Gruters, cựu phi công Mỹ cùng 3 người con đã có chuyến hành trình về xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh để gặp lại những người dân đã cứu sống ông cách đây hơn 55 năm. Cuộc gặp giữa cựu phi công Gruters với những người dân có mặt đầu tiên lúc máy bay bị bắn cháy, phi công nhảy dù năm nào thật cảm động.
Ông Gruters đang kể lại khoảnh khắc máy bay bị bắn hạ và sau khi nhảy dù thoát thân, ông được người dân bắt giữ.
Theo lời kể của cựu phi công và những nhân chứng vào thời điểm đó, tháng 11/1967 chiếc máy bay f 105 do 2 phi công Mỹ điều khiển đánh bom Việt Nam, nhưng đã bị bộ đội ta bắn hạ ngay trên địa phận xã Kỳ Lạc. Máy bay cháy, 2 phi công nhảy dù thoát thân. Những người dân đầu tiên chạy tới tiếp cận có ông Hoàng Tiến Hợp và ông Phan Tiến Dũng (xã đội trưởng) phối hợp cùng dân quân địa phương bắt, bảo vệ để giao cho lực lượng chức năng.
Trong khoảnh khắc sinh tử ấy, món ăn cứu đói kịp thời là sắn luộc. Sau hơn 55 năm trở lại xã Kỳ Lạc, ông Gruters cùng những người con ăn lại món sắn luộc, cảm ơn người dân nơi đây đã cứu và cho ông sự sống đến hôm nay.
Hơn nửa thế kỷ đã qua, chiến tranh cũng đã lùi xa, những người lính từng là kẻ thù của nhau ở 2 đầu chiến tuyến nay tuổi đã ngoài 80, dành cho nhau những lời chúc sức khỏe, xem nhau như những người bạn, khép lại quá khứ đau buồn.
Theo cựu phi công Mỹ Gruters, người bạn bay cùng ông thời điểm bị bắn rơi đã qua đời. Chuyến đi này ông đi cùng 3 người con quay lại nơi bị bắn rơi để thăm và cảm ơn người dân nơi đây đã cho ông con đường sống. Trong ảnh 3 người con của ông đang thưởng thức món sắn luộc.
Cựu phi công Mỹ cùng những nhân chứng thời điểm đó có mặt tại cánh đồng Lạc Trung xã Kỳ Lạc, nơi chiếc máy bay bị bắn hạ và rơi xuống. Theo ông Gruters, khi máy bay bị bắn rơi vào tháng 11/1967 lúc đó bạn bay cùng ông là thiếu tá, còn ông là đại úy. Cả 2 bung dù thoát nạn nhưng lại rơi cách xa nhau. May mắn được người dân nơi đây cứu sống.
Cựu phi công Mỹ Gruters chụp ảnh cùng ông Phan Tiến Dũng và ông Hoàng Tiến Hợp tại khu vực máy bay rơi.
Trong cuộc gặp sau hơn 55 năm, hoàn cảnh đã thay đổi, chiến tranh đã khép lại, ký ức đau thương đã qua, những người lính năm nào lại trao cho nhau những kỷ vật. Cựu phi công Mỹ đang nhận một bộ phận của chiếc máy bay do chính ông lái bị bắn rơi từ ông Phan Tiến Dũng tặng.
Cựu phi công Mỹ tặng lại những món quà nhỏ và những lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn tới những người dân nơi đây. Theo ông Gruters, nếu thời gian tới còn sức khỏe và có điều kiện ông sẽ quay lại nơi đây để thăm mọi người.
>>> Mời độc giả xem thêm video Trực thăng Mỹ rơi trên đường cao tốc, toàn bộ binh sĩ thiệt mạng: