Nhịn... tắm rửa, giặt quần áo, thậm chí đi vệ sinh
Hiện tại, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, nhiệt độ ở Hà Nội vẫn đang ở trên nền nhiệt độ cao dao động trong khoảng 34 - 37 độ C, trời nóng bức cả ngày và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong khi thời tiết đang trong giai đoạn cao trào của nắng nóng thì việc sử dụng điện, nước như một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người dân. Nhưng ngày 11/7 vừa qua, do sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà, nhiều nơi ở Hà Nội đang phải phơi mình mình mất nước và không biết đến bao giờ nước mới trở lại.
Cùng chung với nỗi khổ của những hộ dân sinh sống ở những điểm đen của mất nước, nhiều họ dân đã có những cách ứng phó độc nhất vô nhị cực bi bài để sống sót qua những ngày tháng hè nóng bức không nước sinh hoạt.
Chị Hà Thị Minh Chiến, trú tại phố Định Công trải lòng: “Phố Định Công như một điểm đen của mất nước. Cứ vỡ đường ống nước là cả một khu dân cư đông đúc phải kêu trời vì nước không về.
Không có nước đồng nghĩa với việc không thể ăn, uống hoặc một số nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Vậy thử hỏi cuộc sống của người dân sẽ đi về đâu khi mỗi ngày chỉ mong nước về trong vô vọng”.
Chị Minh than thở: “Việc tối thiểu của vợ chồng tôi và các con mỗi khi đi làm hay đi học về là được tắm rửa, hoặc vệ sinh cá nhân. Nhưng xoay vòi nước như thế nào cũng không thấy.
Ví dụ điển hình nhất, con tôi mới học lớp 2, nhận thức của cháu còn rất hạn chế, việc cháu bị đau bụng và rất cần vào nhà vệ sinh để đi ngoài nhưng chúng tôi bất lực vì không có nước để dội. Hậu quả, cả nhà vẫn bị ám ảnh cái mùi hôi của chất thải từ nhà vệ sinh".
Ngoài ra, những mớ quần áo bẩn được chất đống hay mớ bát đĩa ngổn ngang trong bồn rửa bát nhà chị Munh đã cao ngất mà vẫn đang phải đợi có nước để rửa.
|
Nhiều hộ gia đình tận dụng mọi nhân lực, xô chậu để mua nước. |
Cùng chung quan điểm với chị Minh, anh Mạnh Quân - trú tại một khu tập thể cũ ở Thành Công than thở: “Gia đình tôi cũng không khác gì các hộ gia đình bị tước đoạt nước sinh hoạt khác. Nhà có trẻ nhỏ, chúng tôi không biết làm thế nào để sống qua ngày. Tuy nhiên, để tồn tại, chúng tôi buộc phải thích nghi như đi vệ sinh mà không dùng nước”.
Anh Quân thuật lại, người lớn muốn “giải quyết nỗi buồn” thì cứ đi ra nhà nghỉ để xả hoặc khi nào đi làm “giải quyết” hết trên cơ quan mới dám về nhà. Còn trẻ nhỏ, các em đi vệ sinh vào bô, sau cho vào túi giấy bóng đem vứt đi.
“Sống ở thủ đô mà chẳng khác gì sa mạc, khổ thế đấy”, anh Quân than thở.
36 kế đối phó với mất nước
Đúng như những gì anh Quân chia sẻ, “để tồn tại người dân buộc phải thích nghi với mất nước”.
Bản thân gia đình anh Quân đều dành ra mỗi ngày 100.000 đồng đi nhà nghỉ để phục vụ các nhu cầu thiết yếu của bản thân như vệ sinh, tắm rửa. Nhiều nhà khi ở xung quanh khu vực Thành Công dường như cũng cháy phòng vì nhà nào cũng mất nước.
“Nhà mình cũng có bể chứa nước dự trữ. Nhưng tính đến nay, 4 ngày mất nước rồi, bể cũng cạn mà nước cũng không về. Gia đình cứ tối đến là thuê một phòng, đàn ông tắm trước, phụ nữ và trẻ con tắm sau”, anh Quân nói.
Chị Minh thì có cách đối phó khác. Chẳng là nhà mẹ đẻ chị trên phố Xã Đàn may mắn vẫn có nước sử dụng, thế là cứ 5h chiều tan tầm, chị cùng chồng và 2 con rồng rắn lên nhà ngoại để sống.
“Bố mẹ cũng thông cảm lắm, nhà có trẻ con không có nước thì sao mà sống được”, chị Minh cho biết.
Đi xa hơn một chút, tại khu vực ven đô Hà Đông. Người dân phải tận dụng mọi thứ nước để sinh hoạt, từ nước giếng khoan, nước mưa, nước sạch đóng chai và thậm chí là hứng nước từ… điều hòa.
Ông Nguyễn Văn Bá bày tỏ: “Nhà mình đã phải đục nước giếng khoan đã không sử dụng 10 năm nay lên để phục vụ sinh hoạt. Nước thì đục ngầu, có cặn,... mình biết là nó rất độc nhưng vẫn phải sử dụng chứ biết làm sao”.
Tuy nhiên, ông Bá hóm hỉnh chia sẻ: “Thôi thì mỗi năm có vài ngày mất nước thế này là tiết kiệm tài nguyên Quốc gia. Ví dụ như ngày xưa, tôi rửa rau mấy lần nước xong rồi đổ đi. Nay tôi rửa một lần nước, nước đổ tôi tận dụng để dội nhà vệ sinh,... hoặc ví dụ, nước rửa bát, tôi đổ hết vào trong một chậu lớn sau đó tái sử dụng vào những việc khác”.
Hiện tại, do ảnh hưởng của việc vỡ đường ống nước nên việc có nước trở lại vẫn chỉ là mong ước của người dân. Về phía đơn vị cung cấp nước sạch Thủ đô cũng đã có biện pháp bằng cách bán nước lưu động cho người dân sử dụng.
Tuy nhiên, giá nước đắt gấp nhiều lần bình thường cũng như nguồn nước hạn chế lại rất vất vả di chuyển nên người dân vẫn không mấy mặn mà và chỉ coi đó như một biện pháp cứu cánh trong tình cảnh “giữa thủ đô mà hóa sa mạc” như hiện nay.
Mời quý độc giả xem video Chuyện lạ cơn mưa cá (nguồn Youtube):