Tính đến chiều ngày 3/6, nhiều thí sinh thi khối chuyên và không chuyên vào lớp 10 tại Hà Nội đã bắt đầu kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đợi con thi những môn cuối cùng, nhiều phụ huynh không giấu được sự lo lắng, thấp thỏm.Tại điểm thi trường THPT Chu Văn An, nhiều phụ huynh có con thi vào đây càng hồi hộp hơn nữa, khi năm nay, ngôi trường có tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 hệ không chuyên tính theo NV 1 cao nhất Hà Nội, tương đương 1/2,4.Căng thẳng, mệt mỏi khiến con gái chị Phạm Thanh Thủy (Đội Nhân, Ba Đình) phát sốt khi sát kỳ thi. Bởi vậy mà dù bài làm các môn thi của con đều khá tốt, nhưng chị Thủy vẫn không khỏi lo lắng. "Con có nguyện vọng vào Chu Văn An, dù biết là khá căng thẳng, nhưng gia đình vẫn rất ủng hộ. Sát ngày thi, con bị sốt cao, ngày nào đi thi con cũng sốt và phải dùng thuốc. Mẹ ở ngoài chỉ lo con ốm gục trong phòng thi".Mong ngóng, đếm từng phút để đợi con ngoài cổng trường thi, chị Doãn Thị Oanh (Bên phải, Mai Dịch, Hà Nội) hy vọng con có thể làm hết khả năng của mình. Có con đăng ký nguyện vọng vào THPT Chu Văn An, trước kỳ thi, chị Oanh đã tìm hiểu kỹ về tỷ lệ chọi của trường. "Năm nay, trường THPT Chu Văn An đứng đầu danh sách về tỷ lệ chọi hệ không chuyên của các trường công lập. Riêng hệ chuyên, tỷ lệ này cũng rất cao, như lớp Anh, thông tin phụ huynh tìm hiểu có khoảng hơn 800 NV, chỉ lấy 70 em, lớp Văn khoảng hơn 400 NV, lấy 40 học sinh. Hơn nữa, những học sinh đăng ký vào trường đều có lực học rất tốt, nên kỳ thi này khá cam go".Phụ huynh Hà Nội đội nắng đợi con làm bài thi ngoài cổng trường.Không chỉ các mẹ, nhiều bố cũng thấp thỏm đợi con ngoài trường thi.Sự lo lắng hiện rõ trên từng khuôn mặt.Một ông bố nháo nhác tìm con sau giờ thi.Cả những thành viên nhí trong gia đình cũng đến cổ vũ cho các sĩ tử trong lần "vượt vũ môn" đầu tiên này.Tại điểm thi trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, cảnh phụ huynh ngồi la liệt ở cổng trường đợi con với vẻ mặt lo lắng cũng đủ thấy sức nóng của kỳ thi.Bố mẹ luôn là người cùng đồng hành, cùng các sĩ tử trải qua mọi cung bậc cảm xúc của mùa thi.
Tính đến chiều ngày 3/6, nhiều thí sinh thi khối chuyên và không chuyên vào lớp 10 tại Hà Nội đã bắt đầu kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đợi con thi những môn cuối cùng, nhiều phụ huynh không giấu được sự lo lắng, thấp thỏm.
Tại điểm thi trường THPT Chu Văn An, nhiều phụ huynh có con thi vào đây càng hồi hộp hơn nữa, khi năm nay, ngôi trường có tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 hệ không chuyên tính theo NV 1 cao nhất Hà Nội, tương đương 1/2,4.
Căng thẳng, mệt mỏi khiến con gái chị Phạm Thanh Thủy (Đội Nhân, Ba Đình) phát sốt khi sát kỳ thi. Bởi vậy mà dù bài làm các môn thi của con đều khá tốt, nhưng chị Thủy vẫn không khỏi lo lắng. "Con có nguyện vọng vào Chu Văn An, dù biết là khá căng thẳng, nhưng gia đình vẫn rất ủng hộ. Sát ngày thi, con bị sốt cao, ngày nào đi thi con cũng sốt và phải dùng thuốc. Mẹ ở ngoài chỉ lo con ốm gục trong phòng thi".
Mong ngóng, đếm từng phút để đợi con ngoài cổng trường thi, chị Doãn Thị Oanh (Bên phải, Mai Dịch, Hà Nội) hy vọng con có thể làm hết khả năng của mình. Có con đăng ký nguyện vọng vào THPT Chu Văn An, trước kỳ thi, chị Oanh đã tìm hiểu kỹ về tỷ lệ chọi của trường. "Năm nay, trường THPT Chu Văn An đứng đầu danh sách về tỷ lệ chọi hệ không chuyên của các trường công lập. Riêng hệ chuyên, tỷ lệ này cũng rất cao, như lớp Anh, thông tin phụ huynh tìm hiểu có khoảng hơn 800 NV, chỉ lấy 70 em, lớp Văn khoảng hơn 400 NV, lấy 40 học sinh. Hơn nữa, những học sinh đăng ký vào trường đều có lực học rất tốt, nên kỳ thi này khá cam go".
Phụ huynh Hà Nội đội nắng đợi con làm bài thi ngoài cổng trường.
Không chỉ các mẹ, nhiều bố cũng thấp thỏm đợi con ngoài trường thi.
Sự lo lắng hiện rõ trên từng khuôn mặt.
Một ông bố nháo nhác tìm con sau giờ thi.
Cả những thành viên nhí trong gia đình cũng đến cổ vũ cho các sĩ tử trong lần "vượt vũ môn" đầu tiên này.
Tại điểm thi trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, cảnh phụ huynh ngồi la liệt ở cổng trường đợi con với vẻ mặt lo lắng cũng đủ thấy sức nóng của kỳ thi.
Bố mẹ luôn là người cùng đồng hành, cùng các sĩ tử trải qua mọi cung bậc cảm xúc của mùa thi.