Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?

Google News

Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?

Hôm nay, 12/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Y tế.
Vì sao "thông nghẽn" cơ chế vẫn thiếu thuốc?
Đặt câu hỏi tại phiên chất vấn chiều qua, 11/11, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nhắc lại trả lời của Bộ trưởng Đào Hồng Lan với đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) là vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số cơ sở khám chữa bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở y tế cũng như của người bệnh.
Co che da co ma van thieu thuoc, la do thieu trach nhiem?
 Đại biểu Tô Văn Tám đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: QH.
Bộ trưởng cho biết, vừa rồi, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn. Ví dụ, đã có Luật Đấu thầu năm 2023, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, Nghị định số 96 năm 2023 và Nghị định số 24 năm 2024 để quy định chi tiết Luật Đấu thầu, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Bộ đã ban hành những thông tư để hướng dẫn về đấu thầu…
“Như vậy, có thể nói về cơ chế pháp lý thì những điểm nghẽn đã cơ bản giải quyết được, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc như đại biểu vừa chất vấn và Bộ trưởng thừa nhận. Vậy ở đây có trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện đấu thầu của các cơ sở y tế này không, nếu có thì Bộ trưởng đã xử lý như thế nào?”, đại biểu Tám đặt câu hỏi.
Co che da co ma van thieu thuoc, la do thieu trach nhiem?-Hinh-2
 Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời chất vấn. Ảnh: QH.
Trả lời đại biểu Tô Văn Tám, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng, để đấu thầu mua thuốc có ba cấp: (1) mua sắm tập trung ở Bộ Y tế; (2) mua sắm tại tỉnh và giao cho các địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện; (3) các cơ sở y tế.
Bộ trưởng nêu rõ, với những vướng mắc trong thời gian vừa qua, Quốc hội, Chính phủ đã tháo gỡ rất nhiều và Luật Đấu thầu đã có hiệu lực từ 1/1/2024, tuy nhiên, đây là năm đầu tiên triển khai các quy định mới. Vì vậy, Bộ Y tế, đã làm việc với các địa phương, thường xuyên tổ chức các hội nghị trực tuyến triển khai hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu tại 63 tỉnh, thành phố. Và nguyên nhân của các vướng mắc là do các văn bản quy định mới nên vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu cũng như bố trí nhân lực để triển khai thực hiện còn khó khăn…
Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc tập huấn cho tất cả các địa phương giải quyết khó khăn, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng cẩm nang về đấu thầu thuốc, đây sẽ là hướng dẫn rất cụ thể, từng bước để các địa phương có đủ năng lực để triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn tại một số đơn vị còn có các cán bộ chưa dám nghĩ, dám làm và e ngại trong vấn đề sai phạm nên quá trình triển khai còn khó khăn, vướng mắc.
Vì vậy, Bộ Y tế cũng đã ban hành Chỉ thị số 24 quy định trách nhiệm của người đứng đầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm liên quan tới việc đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Nội dung này cũng đã được quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và đây là trách nhiệm bắt buộc. Đồng thời Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho người đứng đầu trong quá trình triển khai thực hiện còn vướng mắc sẽ tiếp tục tháo gỡ.
Giải pháp căn cơ đối với quản lý thực phẩm chức năng
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) nêu câu hỏi, tại Báo cáo số 1467, Bộ Y tế đã đánh giá hệ thống pháp luật quản lý về thực phẩm chức năng tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, thực trạng về thực phẩm chức năng vẫn tràn lan trên thị trường với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí có chứa chất cấm khiến cử tri vô cùng lo lắng, bức xúc. Với thực trạng này, đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ lỗ hổng và có các giải pháp căn cơ như thế nào?
Co che da co ma van thieu thuoc, la do thieu trach nhiem?-Hinh-3
 Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk). Ảnh: QH.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thực phẩm chức năng đến nay cơ bản đáp ứng. Chúng ta đã có Luật An toàn thực phẩm, Luật Thanh tra, Bộ luật Hình sự, Luật Quảng cáo, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định, thông tư, quy chuẩn liên quan đến thực phẩm chức năng… Nếu sản xuất thực phẩm chức năng tốt thì đây là lợi thế để chúng ta xuất khẩu, trong đó các loại vitamin. Hiện nay thực phẩm chức năng của nước ta đã xuất khẩu ở trên 30 nước trên thế giới. Đây sẽ là thế mạnh nếu nước ta quan tâm và đầu tư tốt vào lĩnh vực này.
Co che da co ma van thieu thuoc, la do thieu trach nhiem?-Hinh-4
 Đại biểu Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tại phiên chất vấn. Ảnh: QH.
Về quy định liên quan tới sản xuất thực hành tốt - GMP đối với thực phẩm chức năng từ năm 2019, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng, Việt Nam là nước đầu tiên của Asean áp dụng quy chuẩn này.
Bên cạnh đó, các quy định về xử phạt trong sản xuất, tiêu thụ, quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng cũng đã có trong Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, thời gian qua, vẫn có vi phạm liên quan đến lĩnh vực này. Bởi sản xuất thực phẩm chức năng, sản xuất hàng giả đem lại lợi nhuận cao và họ lợi dụng, thổi phồng các giá trị của mặt hàng được sản xuất ra để thu lợi…
Để giải quyết các vấn đề này, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, hiện Bộ Y tế đã có trang web của Cục An toàn thực phẩm để cấp giấy chứng nhận để cho các doanh nghiệp sản xuất đúng quy định để các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tra cứu các mặt hàng sản xuất đúng theo quy định.
Còn đối với những người vi phạm, Bộ Y tế cũng có cảnh báo như gửi công văn đến đến các bộ ngành liên quan để kịp thời xử lý. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay quảng cáo trên các trang mạng xã hội còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý. Do đó, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề nghị các doanh nghiệp vi phạm cần được xử lý nghiêm khắc để làm gương như biện pháp cấm xuất cảnh.
Sau khi phiên chất vấn kết thúc với nhóm vấn đề thứ 3, lĩnh vực TT&TT, Từ 16h45 cùng ngày, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội
Mai Loan

>> xem thêm

Bình luận(0)