Buổi chiều hàng ngày, hàng trăm người dân thuộc xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) lại ra ao làng Đa Phúc để tắm giải nhiệt. Trẻ em ngoại thành Hà Nội thường chọn cách này để xua tan nắng nóng.Ông Phúc (65 tuổi, người địa phương) cho biết: “Ao làng có diện tích lớn, nước sạch từ núi chảy xuống nên mọi người đều yên tâm. Do đó, mỗi dịp nghỉ hè tôi đều dẫn cháu nội, ngoại ra tắm ao làng vừa giải nhiệt vừa dạy bơi tự vệ cho các cháu"."Các cháu rất thích đùa nghịch dưới nước. Sau mỗi mùa hè, thấy các cháu khỏe mạnh hơn, tôi cảm thấy rất vui", ông Phúc nói.Dù mực nước sâu, có điểm tới 4-5 m nhưng do nắng nóng nên nhiều người vẫn ra đây tắm hàng ngày. Tại đây từng xảy ra nhiều vụ suýt chết vì đuối nước, do đó đa số phụ huynh đều sắm áo phao cho trẻ em.Ao làng trước đình và chùa Thầy được làm từ thời nhà Lý nên cũng không tính hết được bao nhiêu đời đã sinh hoạt ở đây. Ở giữa ao có một mái đình được dựng lên, trước đây được dùng làm nơi tổ chức múa rối nước nghệ thuật.Còn ở xã Thượng Lâm (Mỹ Đức) bên cạnh việc phát triển du lịch thì hồ Quan Sơn còn là nơi trẻ em địa phương tắm, vui chơi mỗi buổi chiều.Chị Lan, nhà ở gần hồ nên chiều nào cũng đưa con ra đây tắm. Chị cho biết: "Ở nhà nóng nực nên đứa nào cũng đòi bố mẹ cho ra hồ tắm. Mình đã mua áo phao, lại ngồi trông ngay bên cạnh nên cũng yên tâm".Là hồ nước ngọt tự nhiên rộng đến 850 ha, lại cách xa khu vực nuôi vịt nên người dân nơi đây có thể tắm táp thoải mái trong làn nước mát.Bé Ngọc Anh, 4 tuổi, về quê nghỉ hè được 2 ngày. Mỗi chiều, bé đều được ông ngoại cho ra hồ tập bơi. Tuy mới tiếp xúc, nhưng Ngọc Anh tỏ ra khá dạn nước.Còn trẻ em địa phương tại đây thì coi việc tắm mát ở hồ Quan Sơn là niềm vui mỗi ngày. Tỷ lệ trẻ em biết bơi ở xã Thượng Lâm rất cao.Không chỉ bơi, các em nhỏ ở đây còn có thể chơi đủ trò.Trò chơi phổ biến ở đây là các em ngồi lên vai nhau. Em ở dưới bất ngờ đứng lên tạo đà cho em bên trên bật nhảy.
Buổi chiều hàng ngày, hàng trăm người dân thuộc xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) lại ra ao làng Đa Phúc để tắm giải nhiệt. Trẻ em ngoại thành Hà Nội thường chọn cách này để xua tan nắng nóng.
Ông Phúc (65 tuổi, người địa phương) cho biết: “Ao làng có diện tích lớn, nước sạch từ núi chảy xuống nên mọi người đều yên tâm. Do đó, mỗi dịp nghỉ hè tôi đều dẫn cháu nội, ngoại ra tắm ao làng vừa giải nhiệt vừa dạy bơi tự vệ cho các cháu".
"Các cháu rất thích đùa nghịch dưới nước. Sau mỗi mùa hè, thấy các cháu khỏe mạnh hơn, tôi cảm thấy rất vui", ông Phúc nói.
Dù mực nước sâu, có điểm tới 4-5 m nhưng do nắng nóng nên nhiều người vẫn ra đây tắm hàng ngày. Tại đây từng xảy ra nhiều vụ suýt chết vì đuối nước, do đó đa số phụ huynh đều sắm áo phao cho trẻ em.
Ao làng trước đình và chùa Thầy được làm từ thời nhà Lý nên cũng không tính hết được bao nhiêu đời đã sinh hoạt ở đây. Ở giữa ao có một mái đình được dựng lên, trước đây được dùng làm nơi tổ chức múa rối nước nghệ thuật.
Còn ở xã Thượng Lâm (Mỹ Đức) bên cạnh việc phát triển du lịch thì hồ Quan Sơn còn là nơi trẻ em địa phương tắm, vui chơi mỗi buổi chiều.
Chị Lan, nhà ở gần hồ nên chiều nào cũng đưa con ra đây tắm. Chị cho biết: "Ở nhà nóng nực nên đứa nào cũng đòi bố mẹ cho ra hồ tắm. Mình đã mua áo phao, lại ngồi trông ngay bên cạnh nên cũng yên tâm".
Là hồ nước ngọt tự nhiên rộng đến 850 ha, lại cách xa khu vực nuôi vịt nên người dân nơi đây có thể tắm táp thoải mái trong làn nước mát.
Bé Ngọc Anh, 4 tuổi, về quê nghỉ hè được 2 ngày. Mỗi chiều, bé đều được ông ngoại cho ra hồ tập bơi. Tuy mới tiếp xúc, nhưng Ngọc Anh tỏ ra khá dạn nước.
Còn trẻ em địa phương tại đây thì coi việc tắm mát ở hồ Quan Sơn là niềm vui mỗi ngày. Tỷ lệ trẻ em biết bơi ở xã Thượng Lâm rất cao.
Không chỉ bơi, các em nhỏ ở đây còn có thể chơi đủ trò.
Trò chơi phổ biến ở đây là các em ngồi lên vai nhau. Em ở dưới bất ngờ đứng lên tạo đà cho em bên trên bật nhảy.