Ba ngày nay, không khí lạnh tăng cường khiến Bắc Bộ mưa rét, tuy nhiên nhiều người vẫn ra đường mưu sinh khi nhiệt độ giảm còn 15 độ C. Một người bán hoa dầm mình giữa mưa chờ người mua.Chị bán xôi, bánh giò bên phố Hồ Đắc Di (quận Đống Đa) tìm một khoảng vỉa hè có mái hiên trú đợi khách.Vào quán nước ngồi lâu họ cũng đuổi, về nhà thì lấy gì mà ăn, trú mưa trước cửa nhà người ta lâu không được, tôi chỉ còn cách nằm trên yên xe - ông Xuyên, lái xe ôm ở phố Tây Sơn chia sẻ.Mưa lạnh cũng làm ảnh hưởng đến những ngành nghề khác, nhiều hàng quán không có khách ra vào, từ người bán xổ số, quán nước trà ven đường hay hàng ăn ở các góc phố.Không cố mà bán thì gà chết rét, lại lỗ vốn thôi - một người buôn gia cầm nói.Ngày 12/1 (Rằm tháng Chạp năm Bính Thân), nhiều người tranh thủ nhập thêm hoa cúng để bán nhưng mưa gió khiến họ gặp khó.Mưa buốt lạnh khiến quang cảnh chợ Long Biên (quận Ba Đình) trở nên ảm đạm hơn.Hai người phụ nữ làm cửu vạn oằn mình kéo hàng trên đường Hồng Hà.15h, nhưng người bán ngô còn khá nhiều hàng.Chị Thảo cho biết bán hoa ly dạo nhiều vòng quanh chợ Long Biên nhưng không có khách hỏi.Mặc cho cơn mưa nặng hạt, tiếng rao “Xôi lạc, bánh khúc đây” vẫn vang lên mỗi ngõ ngách khu chợ này.Cảnh trao đổi, buôn bán giữa mưa ở khu chợ đầu mối hoa quả nổi tiếng Hà Nội.Những cành đào đã xuống phố chuẩn bị đón xuân.Chị Hiệp, chủ vườn đào ở Nhật Tân đội mưa ra vườn chăm sóc sản phẩm của mình chuẩn bị đón Tết. Chị cho biết năm nay đào nở quá sớm, lại thêm mưa nhỏ kéo dài vài ngày nên bông tàn rất nhiều. Người nông dân giữa thành phố phải vặt đi để cành đào trông tươi mới, giúp dễ bán được hàng.Đi bán hoa trong ngày rằm tháng chạp, ông Thịnh đội mưa từ sáng đến tối ở đường Đông Tác. Mưa gió làm ông cảm thấy rét buốt nhưng không biết trú vào đâu. Tuy vậy, cũng do mưa to nên ít người nán lại mua hàng, đến 18h mà hàng vẫn ế.Chị Táo (48 tuổi, nhà ở Gia Lâm) ngày ngày vào trung tâm thủ đô để bán hàng. Người phụ nữ tần tảo kể ngày xưa mẹ chị mang thai mình chỉ nghén mỗi táo nên đặt tên con như vậy. "Mặt khác, các cụ ngày xưa hay đặt tên xấu cho con đỡ khổ. Ai ngờ khổ vẫn hoàn khổ", chị tâm sự.Nhóm hành nghề xe ôm ngồi đợi khách ở mái hiên chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm). Các anh cho biết ở đây một ngày thường có nhiều khách chỉ nhờ gửi đồ hay đi những quãng ngắn hết 5.000-10.000 đồng. Tuy vậy, các anh vẫn chạy vì cho rằng “năng nhặt chặt bị”.Nhóm phụ nữ bán hàng trước chợ Cầu Đông đứng nhìn dòng người qua lại. Trong những ngày mưa, việc đứng bán hàng ngoài trời vất vả hơn nhiều so với những ngày tạnh ráo, còn thu nhập lại bị giảm do lượng khách mua hàng thưa thớt hơn.Một người bán chuối ngủ gật vì vắng khách.Những người bán hàng trên phố cổ quây chiếu quanh mình để tránh gió lùa.
Ba ngày nay, không khí lạnh tăng cường khiến Bắc Bộ mưa rét, tuy nhiên nhiều người vẫn ra đường mưu sinh khi nhiệt độ giảm còn 15 độ C. Một người bán hoa dầm mình giữa mưa chờ người mua.
Chị bán xôi, bánh giò bên phố Hồ Đắc Di (quận Đống Đa) tìm một khoảng vỉa hè có mái hiên trú đợi khách.
Vào quán nước ngồi lâu họ cũng đuổi, về nhà thì lấy gì mà ăn, trú mưa trước cửa nhà người ta lâu không được, tôi chỉ còn cách nằm trên yên xe - ông Xuyên, lái xe ôm ở phố Tây Sơn chia sẻ.
Mưa lạnh cũng làm ảnh hưởng đến những ngành nghề khác, nhiều hàng quán không có khách ra vào, từ người bán xổ số, quán nước trà ven đường hay hàng ăn ở các góc phố.
Không cố mà bán thì gà chết rét, lại lỗ vốn thôi - một người buôn gia cầm nói.
Ngày 12/1 (Rằm tháng Chạp năm Bính Thân), nhiều người tranh thủ nhập thêm hoa cúng để bán nhưng mưa gió khiến họ gặp khó.
Mưa buốt lạnh khiến quang cảnh chợ Long Biên (quận Ba Đình) trở nên ảm đạm hơn.
Hai người phụ nữ làm cửu vạn oằn mình kéo hàng trên đường Hồng Hà.
15h, nhưng người bán ngô còn khá nhiều hàng.
Chị Thảo cho biết bán hoa ly dạo nhiều vòng quanh chợ Long Biên nhưng không có khách hỏi.
Mặc cho cơn mưa nặng hạt, tiếng rao “Xôi lạc, bánh khúc đây” vẫn vang lên mỗi ngõ ngách khu chợ này.
Cảnh trao đổi, buôn bán giữa mưa ở khu chợ đầu mối hoa quả nổi tiếng Hà Nội.
Những cành đào đã xuống phố chuẩn bị đón xuân.
Chị Hiệp, chủ vườn đào ở Nhật Tân đội mưa ra vườn chăm sóc sản phẩm của mình chuẩn bị đón Tết. Chị cho biết năm nay đào nở quá sớm, lại thêm mưa nhỏ kéo dài vài ngày nên bông tàn rất nhiều. Người nông dân giữa thành phố phải vặt đi để cành đào trông tươi mới, giúp dễ bán được hàng.
Đi bán hoa trong ngày rằm tháng chạp, ông Thịnh đội mưa từ sáng đến tối ở đường Đông Tác. Mưa gió làm ông cảm thấy rét buốt nhưng không biết trú vào đâu. Tuy vậy, cũng do mưa to nên ít người nán lại mua hàng, đến 18h mà hàng vẫn ế.
Chị Táo (48 tuổi, nhà ở Gia Lâm) ngày ngày vào trung tâm thủ đô để bán hàng. Người phụ nữ tần tảo kể ngày xưa mẹ chị mang thai mình chỉ nghén mỗi táo nên đặt tên con như vậy. "Mặt khác, các cụ ngày xưa hay đặt tên xấu cho con đỡ khổ. Ai ngờ khổ vẫn hoàn khổ", chị tâm sự.
Nhóm hành nghề xe ôm ngồi đợi khách ở mái hiên chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm). Các anh cho biết ở đây một ngày thường có nhiều khách chỉ nhờ gửi đồ hay đi những quãng ngắn hết 5.000-10.000 đồng. Tuy vậy, các anh vẫn chạy vì cho rằng “năng nhặt chặt bị”.
Nhóm phụ nữ bán hàng trước chợ Cầu Đông đứng nhìn dòng người qua lại. Trong những ngày mưa, việc đứng bán hàng ngoài trời vất vả hơn nhiều so với những ngày tạnh ráo, còn thu nhập lại bị giảm do lượng khách mua hàng thưa thớt hơn.
Một người bán chuối ngủ gật vì vắng khách.
Những người bán hàng trên phố cổ quây chiếu quanh mình để tránh gió lùa.