Chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) có diện tích khoảng 8.000 m2, từng là nơi trụ trì của đại đức Thích Thanh Toàn - nhà sư vừa xin hoàn tục sau bê bối gạ tình nữ phóng viên.Trong hơn 10 năm trụ trì ở Nga Hoàng, sư Thích Thanh Toàn đã huy động nguồn tiền để mua đất đai và xây dựng lên những công trình bề thế bên cạnh đất chùa. Khai báo với chính quyền xã, sư Toàn cho biết tổng diện tích đất mua của người dân địa phương là gần 6.000 m2.Trên diện tích đất này, sư Toàn xây dựng một tổ hợp kiến trúc phật giáo. Đại diện Giáo hội Phật giáo huyện Tam Đảo khẳng định công trình không thuộc hạng mục của chùa Nga Hoàng và nằm ngoài đất chùa. Trong ảnh là chùa Nga Hoàng (bên phải) và con đường nội bộ dẫn đến "biệt phủ" của sư Toàn (bên trái).Trong thỉnh nguyện gửi đến Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, sư Toàn chấp nhận bàn giao chùa Nga Hoàng cho giáo hội nhưng xin giữ lại công trình này cùng một số đất ruộng xung quanh để làm nơi "nuôi trẻ em cơ nhỡ".Tuy nhiên khi nhìn cận cảnh, công trình là một quần thể kiến trúc được đầu tư với các lư hương, thềm rồng, tượng phật nguy nga. Theo sư Toàn, công trình này và các diện tích đất ruộng xung quanh có giá trị lên tới 200-300 tỷ đồng.Trao đổi với Zing.vn, lãnh đạo xã Hợp Châu cho biết đã xử phạt sư Toàn 5-6 lần vì vi phạm trật tự xây dựng, tuy nhiên công trình vẫn được hoàn thành. Còn theo một chức sắc phật giáo ở Tam Đảo, sư Toàn xây công trình để phục vụ sinh hoạt cá nhân và nhiều lần muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để hợp thức hóa công trình nhưng chưa được chính quyền chấp thuận.Con đường nội bộ nối chùa với biệt phủ cũng chia thành các nhánh nhỏ dẫn ra trang trại của sư Toàn. Hiện, UBND huyện Tam Đảo đã chỉ đạo xã Hợp Châu xác minh các mảnh đất và công trình của sư Toàn. Trước mắt, đây là những diện tích đất mua bán không thông qua chính quyền, chưa sang tên đổi chủ nên huyện đề xuất giao cho xã Hợp Châu quản lý.Trang trại có quy mô hàng nghìn mét vuông, được sư Toàn mua của người dân địa phương rồi tôn tạo lại. Các mảnh vườn đều được bố trí nằm tiếp giáp với chùa Nga Hoàng. Hàng năm ông thuê người dân trồng lúa và các loại cây ăn trái.Sư Toàn đang sở hữu một vườn thanh long dài hơn 100 m có mái che được quy hoạch đấu nối với đất chùa.Phía đối diện là một vườn rau xanh với các loại bầu, bí, bắp cải... Tuy vắng mặt ở chùa nhưng sư Toàn vẫn thuê người đến chăm sóc hàng ngày.Những người nông dân tại đây cho biết thi thoảng lại được sư Toàn thuê trồng trọt, canh tác. Họ làm việc cho trụ trì chùa Nga Hoàng với tinh thần "làm công quả", tuy nhiên mỗi người vẫn được sư trả cho một khoản tiền công nhật.Dù dính bê bối gạ tình và vi phạm trật tự xây dựng, sư Toàn vẫn được nhiều người dân địa phương nể trọng. Ông được cho là người đã mở rộng chùa Nga Hoàng từ một gian thờ phật nhỏ thành một khuôn viên bề thế. Sư Toàn cũng trích một phần tiền công đức, cúng dường để mua quà tặng người già, trẻ nhỏ trong dịp lễ tết.Chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) cách trung tâm Hà Nội chừng 60 km về phía tây bắc. Ảnh: Google Maps.
Chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) có diện tích khoảng 8.000 m2, từng là nơi trụ trì của đại đức Thích Thanh Toàn - nhà sư vừa xin hoàn tục sau bê bối gạ tình nữ phóng viên.
Trong hơn 10 năm trụ trì ở Nga Hoàng, sư Thích Thanh Toàn đã huy động nguồn tiền để mua đất đai và xây dựng lên những công trình bề thế bên cạnh đất chùa. Khai báo với chính quyền xã, sư Toàn cho biết tổng diện tích đất mua của người dân địa phương là gần 6.000 m2.
Trên diện tích đất này, sư Toàn xây dựng một tổ hợp kiến trúc phật giáo. Đại diện Giáo hội Phật giáo huyện Tam Đảo khẳng định công trình không thuộc hạng mục của chùa Nga Hoàng và nằm ngoài đất chùa. Trong ảnh là chùa Nga Hoàng (bên phải) và con đường nội bộ dẫn đến "biệt phủ" của sư Toàn (bên trái).
Trong thỉnh nguyện gửi đến Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, sư Toàn chấp nhận bàn giao chùa Nga Hoàng cho giáo hội nhưng xin giữ lại công trình này cùng một số đất ruộng xung quanh để làm nơi "nuôi trẻ em cơ nhỡ".
Tuy nhiên khi nhìn cận cảnh, công trình là một quần thể kiến trúc được đầu tư với các lư hương, thềm rồng, tượng phật nguy nga. Theo sư Toàn, công trình này và các diện tích đất ruộng xung quanh có giá trị lên tới 200-300 tỷ đồng.
Trao đổi với Zing.vn, lãnh đạo xã Hợp Châu cho biết đã xử phạt sư Toàn 5-6 lần vì vi phạm trật tự xây dựng, tuy nhiên công trình vẫn được hoàn thành. Còn theo một chức sắc phật giáo ở Tam Đảo, sư Toàn xây công trình để phục vụ sinh hoạt cá nhân và nhiều lần muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để hợp thức hóa công trình nhưng chưa được chính quyền chấp thuận.
Con đường nội bộ nối chùa với biệt phủ cũng chia thành các nhánh nhỏ dẫn ra trang trại của sư Toàn. Hiện, UBND huyện Tam Đảo đã chỉ đạo xã Hợp Châu xác minh các mảnh đất và công trình của sư Toàn. Trước mắt, đây là những diện tích đất mua bán không thông qua chính quyền, chưa sang tên đổi chủ nên huyện đề xuất giao cho xã Hợp Châu quản lý.
Trang trại có quy mô hàng nghìn mét vuông, được sư Toàn mua của người dân địa phương rồi tôn tạo lại. Các mảnh vườn đều được bố trí nằm tiếp giáp với chùa Nga Hoàng. Hàng năm ông thuê người dân trồng lúa và các loại cây ăn trái.
Sư Toàn đang sở hữu một vườn thanh long dài hơn 100 m có mái che được quy hoạch đấu nối với đất chùa.
Phía đối diện là một vườn rau xanh với các loại bầu, bí, bắp cải... Tuy vắng mặt ở chùa nhưng sư Toàn vẫn thuê người đến chăm sóc hàng ngày.
Những người nông dân tại đây cho biết thi thoảng lại được sư Toàn thuê trồng trọt, canh tác. Họ làm việc cho trụ trì chùa Nga Hoàng với tinh thần "làm công quả", tuy nhiên mỗi người vẫn được sư trả cho một khoản tiền công nhật.
Dù dính bê bối gạ tình và vi phạm trật tự xây dựng, sư Toàn vẫn được nhiều người dân địa phương nể trọng. Ông được cho là người đã mở rộng chùa Nga Hoàng từ một gian thờ phật nhỏ thành một khuôn viên bề thế. Sư Toàn cũng trích một phần tiền công đức, cúng dường để mua quà tặng người già, trẻ nhỏ trong dịp lễ tết.
Chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) cách trung tâm Hà Nội chừng 60 km về phía tây bắc. Ảnh: Google Maps.