Sông Bưởi chia cắt xóm Mặc và chợ Lâm Hóa (xã Vũ Lâm, Lạc Sơn, Hòa Bình). Để tiện đi lại người dân thiết kế hai chiếc bè đơn sơ có chiều dài 9 m kết từ những thân tre, luồng để vượt sông thay vì phải đi vòng con đường khác với chiều dài trên 10 km.Sợi dây được buộc cố định ở hai bên bờ. Khi điều khiển, sẽ có một người níu vào sợi dây thừng để đưa khách qua sông. Luân phiên mỗi gia đình ở Xóm Mặc đảm nhiệm công việc này đã hơn một năm. Độ sâu trung bình của con sông qua khu vực này từ 8 đến 10 m.Người dân cho biết, đã có nhiều vụ tai nạn do sơ ý và ngã xuống sông. Tuy nhiên, trên hai chiếc bè đưa người qua sông không hề có thiết bị cứu nạn hỗ trợ nào.Những ngày chợ phiên (thứ 2,4,6 hàng tuần), người qua sông tấp nập khiến người điều khiển bè phải liên tục làm việc. Có những thời điểm, hai chiếc bè vượt sông bằng bè tự chế cùng lúc.Ngoài việc chở người, những chiếc bè tự chế này còn chở các phương tiện khác như xe máy, xe đạp.Mùa mưa lũ, nước sông Bưởi dâng cao, ngập cả hai bãi trồng hoa màu cạnh con sông.Không ít lần người dân và xe máy cùng ngã xuống sông.Năm nay, gia đình ông Bùi Văn Sất đảm nhiệm việc đưa đón. Giá vé mỗi lượt qua sông là 1.000 đồng/người, xe máy là 5.000 đồng/lượt.Phải liên tục vịn dây đưa bè sang sông giữa tiết trời nắng nóng, khiến hai bàn tay của ông bỏng rát. Nhiều thời điểm đông người, ông phải gọi thêm vợ và con ra để trợ giúp.Chiếc bè với chiều dài 9 m, chiều rộng hơn 1 m có thể chở nhiều nhất 12 người. "Nếu chở quá số người trên, bè sẽ nghiêng về một bên và chìm từ từ", ông Sất nói.Nhiều em nhỏ cũng đi trên những chiếc bè tự tạo. Phần lớn trẻ ở xóm Mặc đều biết bơi nên các phụ huynh cũng đỡ lo hơn.Những giờ rảnh rỗi không có khách, ông Sất vẫn kéo bè đi lại để kiểm tra độ an toàn. Ông cho biết, sơ sẩy một chút thôi cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra nên tốt nhất là mình cứ làm hết mức có thể để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Sông Bưởi chia cắt xóm Mặc và chợ Lâm Hóa (xã Vũ Lâm, Lạc Sơn, Hòa Bình). Để tiện đi lại người dân thiết kế hai chiếc bè đơn sơ có chiều dài 9 m kết từ những thân tre, luồng để vượt sông thay vì phải đi vòng con đường khác với chiều dài trên 10 km.
Sợi dây được buộc cố định ở hai bên bờ. Khi điều khiển, sẽ có một người níu vào sợi dây thừng để đưa khách qua sông. Luân phiên mỗi gia đình ở Xóm Mặc đảm nhiệm công việc này đã hơn một năm. Độ sâu trung bình của con sông qua khu vực này từ 8 đến 10 m.
Người dân cho biết, đã có nhiều vụ tai nạn do sơ ý và ngã xuống sông. Tuy nhiên, trên hai chiếc bè đưa người qua sông không hề có thiết bị cứu nạn hỗ trợ nào.
Những ngày chợ phiên (thứ 2,4,6 hàng tuần), người qua sông tấp nập khiến người điều khiển bè phải liên tục làm việc. Có những thời điểm, hai chiếc bè vượt sông bằng bè tự chế cùng lúc.
Ngoài việc chở người, những chiếc bè tự chế này còn chở các phương tiện khác như xe máy, xe đạp.
Mùa mưa lũ, nước sông Bưởi dâng cao, ngập cả hai bãi trồng hoa màu cạnh con sông.
Không ít lần người dân và xe máy cùng ngã xuống sông.
Năm nay, gia đình ông Bùi Văn Sất đảm nhiệm việc đưa đón. Giá vé mỗi lượt qua sông là 1.000 đồng/người, xe máy là 5.000 đồng/lượt.
Phải liên tục vịn dây đưa bè sang sông giữa tiết trời nắng nóng, khiến hai bàn tay của ông bỏng rát. Nhiều thời điểm đông người, ông phải gọi thêm vợ và con ra để trợ giúp.
Chiếc bè với chiều dài 9 m, chiều rộng hơn 1 m có thể chở nhiều nhất 12 người. "Nếu chở quá số người trên, bè sẽ nghiêng về một bên và chìm từ từ", ông Sất nói.
Nhiều em nhỏ cũng đi trên những chiếc bè tự tạo. Phần lớn trẻ ở xóm Mặc đều biết bơi nên các phụ huynh cũng đỡ lo hơn.
Những giờ rảnh rỗi không có khách, ông Sất vẫn kéo bè đi lại để kiểm tra độ an toàn. Ông cho biết, sơ sẩy một chút thôi cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra nên tốt nhất là mình cứ làm hết mức có thể để đảm bảo an toàn cho mọi người.