Kỳ vọng là khu sinh thái nghỉ dưỡng, 10 năm trước nhiều doanh nghiệp, cá nhân ở TP HCM, Hà Nội, Gia Lai, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ngãi...đổ xô về huyện KonPlông (Kon Tum) mua đất ở Măng Đen xây biệt thự đón "làn sóng" khách du lịch. Tuy nhiên, giờ đây chúng biến thành những căn biệt thự tiền tỷ bỏ hoang.Trong vòng hai năm 2006-2007, hơn 200 nền đất biệt thự nơi đây được nhiều doanh nghiệp, cá nhân.. mua xây biệt thự. Hầu hết các biệt thự theo kiến trúc Pháp, quy mô 3-4 tầng có cửa sổ hướng ra rừng thông bạt ngàn.Theo người dân địa phương, năm 2008, 2009, khi những căn biệt thự sắp hoàn chỉnh thì các chủ biệt thự bắt đầu dừng xây dựng khiến cho công trình rơi vào tình cảnh dở dang, bỏ hoang mãi đến nay.Cỏ dại phủ kín từ phía trước cổng đến bên trong căn biệt thự bỏ hoang ở Măng Đen. Ông Nguyễn Văn Lân, Chủ tịch huyện KonPlông cho hay do suy thoái kinh tế trong nước và thế giới, các chủ đầu tư gặp khó khăn tài chính nên tạm dừng xây công trình khiến nhiều biệt thự rơi vào cảnh bỏ hoang ở Măng Đen.Dọc quốc lộ 24 qua khu du lịch Măng Đen, nhiều biệt thự bỏ hoang nhuốm màu rêu phong ẩn mình dưới rừng thông. Nhiều biệt thự thi công dở dang phần thô bỏ hoang nhiều năm qua.Theo thống kê của huyện Kon Plông, địa phương đã bán và giao cho các chủ đầu tư 204 nền biệt thự nhưng hiện có 60 nền đất chưa xây dựng hoặc mới làm phần móng, số còn lại xây dở dang hoặc đã hoàn thành. Huyện áp dụng cơ chế đối với những căn biệt thự xây dựng trên 50% mới được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở, dưới mức này thì không được cấp.Một số chủ đầu tư nhà treo băngrôn "bán nhà gấp". Một căn biệt thự nằm cặp quốc lộ 24, diện tích đất khuôn viên 600 m2, diện tích xây dựng 190 m2 kiểu Pháp ba tầng, có sổ đỏ được rao bán giá 1,5 tỷ đồng chấp nhận thua lỗ.Ông Nguyễn Văn Hà (ngụ Quảng Ngãi), thổ lộ năm 2007 tỉnh Kon Tum áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, mời gọi đầu tư vào Măng Đen. "Lúc ấy vợ chồng tôi mua đất xây biệt thự vì nghĩ vùng đất nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm được ví là Đà Lạt thứ 2 ở khu vực Bắc Tây Nguyên. Chúng tôi hy vọng vùng đất này phát triển du lịch nên mới bỏ tiền làm biệt thự kinh doanh. Tuy nhiên thời điểm đó đường đi lại khó khăn, dân cư lại thưa thớt, du khách đến chưa nhiều, nghĩ làm ăn kém hiệu quả nên tạm bỏ hoang", ông Hà chia sẻ.Để tháo gỡ vấn đề này, huyện Kon Plong đã lập tổ công tác đến TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... gặp gỡ các chủ biệt thự, lắng nghe tâm tư nhằm xử lý, hoàn thiện các căn biệt thự dở dang. "Với những biệt thự này, huyện sẽ giới thiệu người có nhu cầu thuê lại hoặc hợp tác đầu tư để hoàn thành đưa vào kinh doanh du lịch. Nếu chủ đầu tư tiếp tục hoàn thành biệt thự, tổ công tác xúc tiến đầu tư sẽ giới thiệu khách hoặc thuê lại biệt thự để đưa vào kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng.", vị chủ tịch huyện KonPlông chia sẻ.
Kỳ vọng là khu sinh thái nghỉ dưỡng, 10 năm trước nhiều doanh nghiệp, cá nhân ở TP HCM, Hà Nội, Gia Lai, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ngãi...đổ xô về huyện KonPlông (Kon Tum) mua đất ở Măng Đen xây biệt thự đón "làn sóng" khách du lịch. Tuy nhiên, giờ đây chúng biến thành những căn biệt thự tiền tỷ bỏ hoang.
Trong vòng hai năm 2006-2007, hơn 200 nền đất biệt thự nơi đây được nhiều doanh nghiệp, cá nhân.. mua xây biệt thự. Hầu hết các biệt thự theo kiến trúc Pháp, quy mô 3-4 tầng có cửa sổ hướng ra rừng thông bạt ngàn.
Theo người dân địa phương, năm 2008, 2009, khi những căn biệt thự sắp hoàn chỉnh thì các chủ biệt thự bắt đầu dừng xây dựng khiến cho công trình rơi vào tình cảnh dở dang, bỏ hoang mãi đến nay.
Cỏ dại phủ kín từ phía trước cổng đến bên trong căn biệt thự bỏ hoang ở Măng Đen. Ông Nguyễn Văn Lân, Chủ tịch huyện KonPlông cho hay do suy thoái kinh tế trong nước và thế giới, các chủ đầu tư gặp khó khăn tài chính nên tạm dừng xây công trình khiến nhiều biệt thự rơi vào cảnh bỏ hoang ở Măng Đen.
Dọc quốc lộ 24 qua khu du lịch Măng Đen, nhiều biệt thự bỏ hoang nhuốm màu rêu phong ẩn mình dưới rừng thông. Nhiều biệt thự thi công dở dang phần thô bỏ hoang nhiều năm qua.
Theo thống kê của huyện Kon Plông, địa phương đã bán và giao cho các chủ đầu tư 204 nền biệt thự nhưng hiện có 60 nền đất chưa xây dựng hoặc mới làm phần móng, số còn lại xây dở dang hoặc đã hoàn thành. Huyện áp dụng cơ chế đối với những căn biệt thự xây dựng trên 50% mới được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở, dưới mức này thì không được cấp.
Một số chủ đầu tư nhà treo băngrôn "bán nhà gấp". Một căn biệt thự nằm cặp quốc lộ 24, diện tích đất khuôn viên 600 m2, diện tích xây dựng 190 m2 kiểu Pháp ba tầng, có sổ đỏ được rao bán giá 1,5 tỷ đồng chấp nhận thua lỗ.
Ông Nguyễn Văn Hà (ngụ Quảng Ngãi), thổ lộ năm 2007 tỉnh Kon Tum áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, mời gọi đầu tư vào Măng Đen. "Lúc ấy vợ chồng tôi mua đất xây biệt thự vì nghĩ vùng đất nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm được ví là Đà Lạt thứ 2 ở khu vực Bắc Tây Nguyên. Chúng tôi hy vọng vùng đất này phát triển du lịch nên mới bỏ tiền làm biệt thự kinh doanh. Tuy nhiên thời điểm đó đường đi lại khó khăn, dân cư lại thưa thớt, du khách đến chưa nhiều, nghĩ làm ăn kém hiệu quả nên tạm bỏ hoang", ông Hà chia sẻ.
Để tháo gỡ vấn đề này, huyện Kon Plong đã lập tổ công tác đến TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... gặp gỡ các chủ biệt thự, lắng nghe tâm tư nhằm xử lý, hoàn thiện các căn biệt thự dở dang. "Với những biệt thự này, huyện sẽ giới thiệu người có nhu cầu thuê lại hoặc hợp tác đầu tư để hoàn thành đưa vào kinh doanh du lịch. Nếu chủ đầu tư tiếp tục hoàn thành biệt thự, tổ công tác xúc tiến đầu tư sẽ giới thiệu khách hoặc thuê lại biệt thự để đưa vào kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng.", vị chủ tịch huyện KonPlông chia sẻ.