Khu di tích lịch sử Căng Bắc Mê tọa lạc trên sườn núi Rồng thuộc địa bàn thôn Đồn Điền (xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang). Nơi đây từng được thực dân Pháp xây dựng nhằm kiểm soát toàn bộ tuyến giao thông nối 3 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Tuyên Quang. Trong tiếng Pháp, “Căng” có nghĩa là đồn binh, trại lính.Năm 1938, khi phong trào cách mạng ở Việt Nam phát triển, thực dân Pháp biến nơi này thành địa điểm giam giữ cán bộ cách mạng, chúng chuyển một số tù nhân chính trị từ Sơn La, Hỏa Lò, Phú Thọ… lên đây giam giữ. Số lượng tù nhân bị giam giữ ở đây tính đến cuối năm 1942 là 300 người. Trong đó, nhiều người là đảng viên Đảng Cộng sản như: Xuân Thủy, Trần Cung (tức Nguyễn Ngọc Cư), Phan Bôi (tức Hoàng Hữu Nam), Nguyên Hồng, Đặng Việt Châu, Lê Giản… Một số nữ chiến sỹ cũng bị giam giữ tại đây gồm: Nguyễn Thị Thoa, Trần Thị Khánh, Nguyễn Thị Sửu, Lê Thị Sói, Hoàng Vọng Bình, Nguyễn Thị Mỳ...Căng Bắc Mê có diện tích khoảng 2.500 m2. Trước đây, quần thể di tích gồm 3 khu vực là trung tâm Căng, nhà Bang tá và khu vực kho muối.Xung quanh là hệ thống tường bao kiên cố được xây bằng đá tảng dài 190m, cao 2m, dày 40cm. Quanh tường có những lỗ châu mai hình vuông.Trung tâm Căng sẽ có hệ thống nhà giam, nhà làm việc, nhà thông tin, vọng gác, nhà kho, nhà trưng bày, nhà bia…Những dấu tích và nhiều hiện vật được nơi đây lưu giữ, bảo tồn.Hình ảnh các chiến sỹ cách mạng phải lao động khổ sai.Khu nhà tưởng niệm được xây dựng ở vị trí trung tâm của Căng Bắc Mê. Nhà dựa lưng vào núi, cửa hướng về phía dòng sông Gâm.Bên trong khu vực nhà tưởng niệm trưng bày chân dung những chiến sỹ yêu nước và cách mạng bị thực dân Pháp giam cầm ở Bắc Mê (1939 - 1942).Đến với Căng Bắc Mê, bên cạnh tham quan dấu tích lịch sử, du khách sẽ có cơ hội khám phá thông qua các ứng dụng công nghệ tại phòng trưng bày giới thiệu di tích. Nhà trưng bày có tổng diện tích 231,5 m2, được thiết kế giống như nằm sâu trong lòng núi. Phần mái được thiết kế dốc dần xuống hai bên và phủ đất, trồng cỏ khiến công trình càng hài hòa với cảnh quan.Công trình gây ấn tượng nhờ lối kiến trúc độc đáo, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và môi trường di tích cùng phần trưng bày hiện đại nhờ vận dụng công nghệ kỹ thuật 4.0. Trong ảnh là biển quét mã QR để du khách khám phá Căng Bắc Mê qua không gian mạng.Điểm nổi bật của khu trưng bày chính là hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại được trang bị cho hoạt động giáo dục di tích như: Máy chiếu, máy tính bảng phục vụ hoạt động trình chiếu; thuyết trình phim, ảnh tư liệu về di tích, tài liệu hiện vật tạo ra môi trường khám phá, thưởng thức các giá trị văn hóa, lịch sử hấp dẫn…Phần diện tích bên trong rộng 187,5 m2, là nơi trưng bày các hiện vật, tài liệu theo chủ đề.Khi tham quan tại phòng trưng bày Căng Bắc Mê, du khách có thể khám phá những cuốn sách điện tử và nghe lời chia sẻ, hồi tưởng từ chính những chiến sỹ cách mạng từng bị giam giữ tại đây.Qua năm tháng, những dấu tích và nhiều hiện vật đã được chính quyền, nhân dân huyện Bắc Mê lưu giữ, bảo tồn, trở thành địa chỉ “đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Với giá trị lịch sử to lớn và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, năm 1992, Căng Bắc Mê được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận Di tích lịch sử quốc gia.
Khu di tích lịch sử Căng Bắc Mê tọa lạc trên sườn núi Rồng thuộc địa bàn thôn Đồn Điền (xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang). Nơi đây từng được thực dân Pháp xây dựng nhằm kiểm soát toàn bộ tuyến giao thông nối 3 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Tuyên Quang. Trong tiếng Pháp, “Căng” có nghĩa là đồn binh, trại lính.
Năm 1938, khi phong trào cách mạng ở Việt Nam phát triển, thực dân Pháp biến nơi này thành địa điểm giam giữ cán bộ cách mạng, chúng chuyển một số tù nhân chính trị từ Sơn La, Hỏa Lò, Phú Thọ… lên đây giam giữ. Số lượng tù nhân bị giam giữ ở đây tính đến cuối năm 1942 là 300 người. Trong đó, nhiều người là đảng viên Đảng Cộng sản như: Xuân Thủy, Trần Cung (tức Nguyễn Ngọc Cư), Phan Bôi (tức Hoàng Hữu Nam), Nguyên Hồng, Đặng Việt Châu, Lê Giản… Một số nữ chiến sỹ cũng bị giam giữ tại đây gồm: Nguyễn Thị Thoa, Trần Thị Khánh, Nguyễn Thị Sửu, Lê Thị Sói, Hoàng Vọng Bình, Nguyễn Thị Mỳ...
Căng Bắc Mê có diện tích khoảng 2.500 m2. Trước đây, quần thể di tích gồm 3 khu vực là trung tâm Căng, nhà Bang tá và khu vực kho muối.
Xung quanh là hệ thống tường bao kiên cố được xây bằng đá tảng dài 190m, cao 2m, dày 40cm. Quanh tường có những lỗ châu mai hình vuông.
Trung tâm Căng sẽ có hệ thống nhà giam, nhà làm việc, nhà thông tin, vọng gác, nhà kho, nhà trưng bày, nhà bia…
Những dấu tích và nhiều hiện vật được nơi đây lưu giữ, bảo tồn.
Hình ảnh các chiến sỹ cách mạng phải lao động khổ sai.
Khu nhà tưởng niệm được xây dựng ở vị trí trung tâm của Căng Bắc Mê. Nhà dựa lưng vào núi, cửa hướng về phía dòng sông Gâm.
Bên trong khu vực nhà tưởng niệm trưng bày chân dung những chiến sỹ yêu nước và cách mạng bị thực dân Pháp giam cầm ở Bắc Mê (1939 - 1942).
Đến với Căng Bắc Mê, bên cạnh tham quan dấu tích lịch sử, du khách sẽ có cơ hội khám phá thông qua các ứng dụng công nghệ tại phòng trưng bày giới thiệu di tích. Nhà trưng bày có tổng diện tích 231,5 m2, được thiết kế giống như nằm sâu trong lòng núi. Phần mái được thiết kế dốc dần xuống hai bên và phủ đất, trồng cỏ khiến công trình càng hài hòa với cảnh quan.
Công trình gây ấn tượng nhờ lối kiến trúc độc đáo, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và môi trường di tích cùng phần trưng bày hiện đại nhờ vận dụng công nghệ kỹ thuật 4.0. Trong ảnh là biển quét mã QR để du khách khám phá Căng Bắc Mê qua không gian mạng.
Điểm nổi bật của khu trưng bày chính là hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại được trang bị cho hoạt động giáo dục di tích như: Máy chiếu, máy tính bảng phục vụ hoạt động trình chiếu; thuyết trình phim, ảnh tư liệu về di tích, tài liệu hiện vật tạo ra môi trường khám phá, thưởng thức các giá trị văn hóa, lịch sử hấp dẫn…
Phần diện tích bên trong rộng 187,5 m2, là nơi trưng bày các hiện vật, tài liệu theo chủ đề.
Khi tham quan tại phòng trưng bày Căng Bắc Mê, du khách có thể khám phá những cuốn sách điện tử và nghe lời chia sẻ, hồi tưởng từ chính những chiến sỹ cách mạng từng bị giam giữ tại đây.
Qua năm tháng, những dấu tích và nhiều hiện vật đã được chính quyền, nhân dân huyện Bắc Mê lưu giữ, bảo tồn, trở thành địa chỉ “đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Với giá trị lịch sử to lớn và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, năm 1992, Căng Bắc Mê được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận Di tích lịch sử quốc gia.