Năm 2007, quy hoạch diện tích rừng phòng hộ tỉnh Thanh Hóa là 191.943,98 ha,. Trong đó, diện tích đã có rừng 151.474,47 ha, diện tích chưa có rừng 40.469,51 ha.Diện tích rừng phòng hộ được quy hoạch tại huyện Quảng Xương là 467,70 ha. Trong đó, diện tích hiện tại đã có rừng là 268,70 ha, diện tích chưa có rừng là 199 ha(số liệu theoQuyết định số 2755/2007/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Lợi ký ngày 12/9/2007).Năm 2017, theo Quyết định số 3230/ QĐ-UBND (phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng ở tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 -2025) do Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa - Nguyễn Đức Quyền ký ngày 29/8/2017, thì gần 300 ha rừng phòng hộ đang tồn tại trên địa bàn huyện Quảng Xương bỗng dưng biến mất một cách khó hiểu?Theo Quyết định 3230, quy hoạch rừng phòng hộ của huyện Quảng Xương chỉ còn có 64,28 ha. Trong 64,28 ha đó, không có bất cứ diện tích rừng nào còn tồn tại, tất cả đều phải trồng mới. Thực tế, rừng phòng hộ Quảng Xương vẫn còn rất nhiều. Ảnh chụp 28/11/2018.Gần 1 năm sau khi ký văn bản 3230, ngày 14/5/2018, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa - Nguyễn Đức Quyền tiếp tục ký ban hành Quyết định số 1756/QĐ-UBND về việc Phê duyệt phương án nộp tiền trồng rừng thay thế và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích xây dựng Đô thị du lịch sinh thái biển Tiên Trang.Theo Quyết định 3230, Quảng Xương không còn rừng phòng hộ ven biển, vậy khi xem những hình ảnh này, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa sẽ gọi rừng cây trong hình là gì?Vì quyết định 3230 của Thanh Hóa mà hiện giờ rừng cây phi lao ven biển đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích sụt giảm nhanh chóng.Sau khi xóa sổ rừng phòng hộ bằng văn bản, tỉnh Thanh Hóa giao công ty TNHH Soto chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với tổng diện tích 32,39 ha. Tổng kinh phí mà SoTo phải nộp tiền ủy thác trồng rừng thay thế là 1.510,99 triệu đồng ( một tỷ năm trăm mười triệu chín trăm chín mươi chín ngàn đồng).Biển Quảng Lợi, Quảng Xương được khách du lịch đánh giá sạch, đẹp. Cũng vì đó mà có dư luận cho rằng, tỉnh Thanh Hóa bất chấp ra quyết định trái luật, phá hết rừng phòng hộ để Công ty Soto thực hiện bằng được dự án du lịchQuyết định cho công ty Soto làm dự án du lịch.Nội dung Quyết định 1756 ngày 14/5/2018 do Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền ký.Ngày 27/11/2018, báo điện tử Kiến Thức đã gửi Công văn số 61/KT về việc Cung cấp thông tin xung quanh Quyết định 1756/QĐ-UBND, Quyết định 616/QĐ-UBND, và những thông tin phản ánh việc Dự án khu du lịch Tiên Trang có nhiều dấu hiệu sai phạm, gửi tới UBND tỉnh Thanh Hóa, đề nghị cung cấp các văn bản, tư liệu nhằm làm rõ những nội dung phản ánh. Đồng thời cung cấp Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về việc giao, chuyển nhượng đất tại dự án này (nếu có) nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.Trên khu vực rừng gần đây xuất hiện nhiều ngôi nhà mới mọc lên.Người dân địa phương cho biết, nhiều người còn ngang nhiên chia lô, bán đất trên đất rừng phòng hộ ven biển Quảng Xương.Giá đất tại đây cũng tăng cao, trong hình là một lô đất được ngăn lô đang rao bán.
Năm 2007, quy hoạch diện tích rừng phòng hộ tỉnh Thanh Hóa là 191.943,98 ha,. Trong đó, diện tích đã có rừng 151.474,47 ha, diện tích chưa có rừng 40.469,51 ha.
Diện tích rừng phòng hộ được quy hoạch tại huyện Quảng Xương là 467,70 ha. Trong đó, diện tích hiện tại đã có rừng là 268,70 ha, diện tích chưa có rừng là 199 ha(số liệu theoQuyết định số 2755/2007/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Lợi ký ngày 12/9/2007).
Năm 2017, theo Quyết định số 3230/ QĐ-UBND (phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng ở tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 -2025) do Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa - Nguyễn Đức Quyền ký ngày 29/8/2017, thì gần 300 ha rừng phòng hộ đang tồn tại trên địa bàn huyện Quảng Xương bỗng dưng biến mất một cách khó hiểu?
Theo Quyết định 3230, quy hoạch rừng phòng hộ của huyện Quảng Xương chỉ còn có 64,28 ha. Trong 64,28 ha đó, không có bất cứ diện tích rừng nào còn tồn tại, tất cả đều phải trồng mới. Thực tế, rừng phòng hộ Quảng Xương vẫn còn rất nhiều. Ảnh chụp 28/11/2018.
Gần 1 năm sau khi ký văn bản 3230, ngày 14/5/2018, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa - Nguyễn Đức Quyền tiếp tục ký ban hành Quyết định số 1756/QĐ-UBND về việc Phê duyệt phương án nộp tiền trồng rừng thay thế và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích xây dựng Đô thị du lịch sinh thái biển Tiên Trang.
Theo Quyết định 3230, Quảng Xương không còn rừng phòng hộ ven biển, vậy khi xem những hình ảnh này, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa sẽ gọi rừng cây trong hình là gì?
Vì quyết định 3230 của Thanh Hóa mà hiện giờ rừng cây phi lao ven biển đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích sụt giảm nhanh chóng.
Sau khi xóa sổ rừng phòng hộ bằng văn bản, tỉnh Thanh Hóa giao công ty TNHH Soto chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với tổng diện tích 32,39 ha. Tổng kinh phí mà SoTo phải nộp tiền ủy thác trồng rừng thay thế là 1.510,99 triệu đồng ( một tỷ năm trăm mười triệu chín trăm chín mươi chín ngàn đồng).
Biển Quảng Lợi, Quảng Xương được khách du lịch đánh giá sạch, đẹp. Cũng vì đó mà có dư luận cho rằng, tỉnh Thanh Hóa bất chấp ra quyết định trái luật, phá hết rừng phòng hộ để Công ty Soto thực hiện bằng được dự án du lịch
Quyết định cho công ty Soto làm dự án du lịch.
Nội dung Quyết định 1756 ngày 14/5/2018 do Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền ký.
Ngày 27/11/2018, báo điện tử Kiến Thức đã gửi Công văn số 61/KT về việc Cung cấp thông tin xung quanh Quyết định 1756/QĐ-UBND, Quyết định 616/QĐ-UBND, và những thông tin phản ánh việc Dự án khu du lịch Tiên Trang có nhiều dấu hiệu sai phạm, gửi tới UBND tỉnh Thanh Hóa, đề nghị cung cấp các văn bản, tư liệu nhằm làm rõ những nội dung phản ánh. Đồng thời cung cấp Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về việc giao, chuyển nhượng đất tại dự án này (nếu có) nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Trên khu vực rừng gần đây xuất hiện nhiều ngôi nhà mới mọc lên.
Người dân địa phương cho biết, nhiều người còn ngang nhiên chia lô, bán đất trên đất rừng phòng hộ ven biển Quảng Xương.
Giá đất tại đây cũng tăng cao, trong hình là một lô đất được ngăn lô đang rao bán.