Người có công lớn nhất là Alexandre De Rhodes (cha Đắc Lộ, sinh năm 1593, mất năm 1660), từ công trình tự thân và thành quả của những người đi trước đã hệ thống, hoàn chỉnh bộ chữ Quốc ngữ như ngày nay.Cuốn sách Phép giảng tám ngày được trưng bày tại nhà thờ Mằng Lăng. Tuy nhiên đây chỉ là phiên bản in lại, còn bản gốc được cất giữ nhằm bảo quản tốt hơn.Nhà thờ Mằng Lăng tại xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cho đến nay đã 131 năm tuổi, là một trong những nhà thờ Công giáo lâu đời nhất ở Việt Nam.Tên gọi Mằng Lăng xuất phát từ rừng mằng lăng hoa tím (cùng họ với bằng lăng) phủ kín nơi đây. Sau hơn một thế kỷ với nhiều biến động, rừng mằng lăng đã không còn. Tuy nhiên tại Mằng Lăng vẫn còn chiếc bàn được làm từ gỗ mằng lăng thủa xưa. Nhà thờ Mằng Lăng nằm trong khuôn viên rộng 5.000m², được thiết kế theo kiến trúc Gothic từng rất thịnh hành ở châu Âu. Hai bên của thập tự giá là hai lầu chuông.Trong cuốn Lịch sử chữ Quốc ngữ xuất bản năm 1972 của linh mục Đỗ Quang Chính, từ những năm 1636, trong thư gửi về Bồ Đào Nha, cha Đắc Lộ đã sử dụng chữ quốc ngữ, nhưng là các chữ rời rạc. Đến năm 1644, lần đầu tiên cha Đắc Lộ viết một dòng quốc ngữ hoàn chỉnh trong một cuốn tài liệu.Sau năm 1645, cha Đắc Lộ viết cuốn sách Quốc ngữ đầu tiên và xuất bản năm 1651 tại Rome, Italia. Đó là cuốn giáo lý Cathechismus, còn gọi là Phép giảng tám ngày. Sách có 319 trang, không đề lời tựa, mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch phân đôi từ trên xuống dưới: bên trái là chữ La tinh, bên phải là chữ Việt.Điều tuyệt vời, và may mắn, cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Việt Phép giảng tám ngày vẫn được cất giữ nguyên vẹn ở nhà thờ Mằng Lăng, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1982, là một trong những nhà thờ Công giáo lâu đời nhất ở Việt Nam. Theo truyền miệng, do ở đây khi xưa rợp bóng cây mằng lăng hoa tím, nên Mằng Lăng được lấy làm tên nhà thờ. Được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic, nhà thờ Mằng Lăng mang đậm chất châu Âu và trở thành điểm đến yêu thích của các tín hữu Công giáo cũng như du khách thập phương.Bên trong thánh đường là những hàng cột được kết nối với nhau bằng những vòm cung nhọn. Đáng tiếc là sau trận bão năm 1924, mái vòm nguyên bản bị hư hại nặng và trần được làm lại, lợp phẳng bằng gỗ.Điểm độc đáo của nhà thờ Mằng Lăng là căn mật thất nằm trong lòng quả đồi, nơi đặt tượng An Rê Phú Yên.Đây cũng là phòng truyền thống của nhà thờ.Phiên bản được in lại từ bản gốc Phép giảng tám ngày, cuốn sách bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên. Để bảo quản tốt hơn, bản gốc không được mang ra trưng bày.
Người có công lớn nhất là Alexandre De Rhodes (cha Đắc Lộ, sinh năm 1593, mất năm 1660), từ công trình tự thân và thành quả của những người đi trước đã hệ thống, hoàn chỉnh bộ chữ Quốc ngữ như ngày nay.
Cuốn sách Phép giảng tám ngày được trưng bày tại nhà thờ Mằng Lăng. Tuy nhiên đây chỉ là phiên bản in lại, còn bản gốc được cất giữ nhằm bảo quản tốt hơn.
Nhà thờ Mằng Lăng tại xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cho đến nay đã 131 năm tuổi, là một trong những nhà thờ Công giáo lâu đời nhất ở Việt Nam.
Tên gọi Mằng Lăng xuất phát từ rừng mằng lăng hoa tím (cùng họ với bằng lăng) phủ kín nơi đây. Sau hơn một thế kỷ với nhiều biến động, rừng mằng lăng đã không còn. Tuy nhiên tại Mằng Lăng vẫn còn chiếc bàn được làm từ gỗ mằng lăng thủa xưa.
Nhà thờ Mằng Lăng nằm trong khuôn viên rộng 5.000m², được thiết kế theo kiến trúc Gothic từng rất thịnh hành ở châu Âu. Hai bên của thập tự giá là hai lầu chuông.
Trong cuốn Lịch sử chữ Quốc ngữ xuất bản năm 1972 của linh mục Đỗ Quang Chính, từ những năm 1636, trong thư gửi về Bồ Đào Nha, cha Đắc Lộ đã sử dụng chữ quốc ngữ, nhưng là các chữ rời rạc. Đến năm 1644, lần đầu tiên cha Đắc Lộ viết một dòng quốc ngữ hoàn chỉnh trong một cuốn tài liệu.
Sau năm 1645, cha Đắc Lộ viết cuốn sách Quốc ngữ đầu tiên và xuất bản năm 1651 tại Rome, Italia. Đó là cuốn giáo lý Cathechismus, còn gọi là Phép giảng tám ngày. Sách có 319 trang, không đề lời tựa, mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch phân đôi từ trên xuống dưới: bên trái là chữ La tinh, bên phải là chữ Việt.
Điều tuyệt vời, và may mắn, cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Việt Phép giảng tám ngày vẫn được cất giữ nguyên vẹn ở nhà thờ Mằng Lăng, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1982, là một trong những nhà thờ Công giáo lâu đời nhất ở Việt Nam. Theo truyền miệng, do ở đây khi xưa rợp bóng cây mằng lăng hoa tím, nên Mằng Lăng được lấy làm tên nhà thờ. Được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic, nhà thờ Mằng Lăng mang đậm chất châu Âu và trở thành điểm đến yêu thích của các tín hữu Công giáo cũng như du khách thập phương.
Bên trong thánh đường là những hàng cột được kết nối với nhau bằng những vòm cung nhọn. Đáng tiếc là sau trận bão năm 1924, mái vòm nguyên bản bị hư hại nặng và trần được làm lại, lợp phẳng bằng gỗ.
Điểm độc đáo của nhà thờ Mằng Lăng là căn mật thất nằm trong lòng quả đồi, nơi đặt tượng An Rê Phú Yên.
Đây cũng là phòng truyền thống của nhà thờ.
Phiên bản được in lại từ bản gốc Phép giảng tám ngày, cuốn sách bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên. Để bảo quản tốt hơn, bản gốc không được mang ra trưng bày.