Hầm đường bộ tại nút giao thông Kim Liên -Đại Cồ Việt là hầm chui cơ giới đầu tiên tại Hà Nội có chiều dài đường hầm 644m, rộng 18,5m, chiều cao trong hầm 6,25m. Trong tổng chiều dài hầm có 140m hầm kín, hầm hở dài 405m và 99m đường dẫn.Tổng mức đầu tư của dự án gần 400 tỉ đồng. Công trình được khởi công ngày 5/7/2006 khánh thành 16/6/2009. Hầm Kim Liên là hạng mục giao thông quan trọng của Hà Nội. Công trình đã giúp cải thiện tình trạng ùn tắc tại khu vực Đại Cồ Việt - Xã Đàn.Vào thời điểm xây dựng, công trình được xem là đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á.Hầm chui Thanh Xuân, tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) - Vành đai 3, hầm dài 980m, chiều dài của phần hầm kín là 109 m được khởi công từ tháng 6/2014 chính thức thông xe ngày 8/1/2016.Hầm có tổng mức đầu tư 551 tỷ đồng với 4 làn xe chạy, mỗi làn rộng 3,5m.Hầm chui Thanh Xuân được xây dựng theo hướng Nguyễn Trãi - Quốc lộ 6 để tách phương tiện giao thông trên đường Nguyễn Trãi khỏi khu vực giao cắt.Hầm chui Thanh Xuân được thi công song song với dự án đường sắt trên cao, hệ thống trụ đường sắt đi qua dải phân cách giữa ở hai ống hầm. Cùng với tuyến đường sắt trên cao, cao tốc trên cao và đường bộ, đây là nút giao 4 tầng đầu tiên tại Thủ đô. Hầm chui Thanh Xuân góp phần giảm tải tình trạng ùn tắc kéo dài trong nhiều năm qua và xung đột giao thông từ các hướng Trần Phú, Hà Đông, Nguyễn Xiển và Khuất Duy Tiến khi qua nút giao này.Hầm chui Trung Hòa được thông xe cùng ngày với hầm chui Thanh Xuân.Hầm chui Trung Hòa kết nối đường Trần Duy Hưng với đại lộ Thăng Long. Tổng mức đầu tư 1.087 tỷ đồng. Phần hầm kín và phần hầm hở phía đường Trần Duy Hưng gồm hai hầm riêng biệt, mỗi hầm có bề rộng 12m, gồm 3 làn xe cơ giới. Phần hầm hở phía đại lộ Thăng Long gồm 2 hầm riêng biệt, mỗi hầm có bề rộng 16,25m.Từ sau khi đưa vào sử dụng đến nay, hầm chui Trung Hoà giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông trên nút giao Vành đai 3 (Khuất Duy Tiến và đại lộ Thăng Long).Hầm chui Lê Văn Lương với vốn đầu tư 700 tỷ đồng bắt đầu thông xe, góp phần giảm ùn tắc tại nút giao với vành đai 3 được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 5/10/2022. Tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng trên 500 tỷ đồng được trích từ nguồn ngân sách thành phố, thời gian thi công 18 tháng. Tổng chiều dài hầm là 475m, trong đó hầm kín dài 95m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380m (mỗi bên dài 190m). Có hai hầm riêng biệt, mỗi hầm có bề rộng 7,75m, lưu thông mỗi chiều 2 làn xe cơ giới, mỗi làn rộng 3,5m.Sau khi hầm chui Lê Văn Lương đi vào hoạt động, nút giao thông tại đây sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại. Việc khánh thành công trình nhằm giải quyết kịp thời tình trạng xung đột giao thông tại nút giao Vành đai 3 (Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu) đã tồn tại nhiều năm qua, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông của Thủ đô.Ngày 6/10/2022, TP Hà Nội khởi công hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng dài 460m, với quy mô 4 làn xe, có tổng mức đầu tư 778 tỷ đồng. Thời gian thi công 30 tháng.Điểm đầu của hầm chui kết nối với dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A. Điểm cuối kết nối với đường Kim Đồng, cách vị trí giao cắt với Quốc lộ 1A khoảng 460m.Cùng với đó, TP Hà Nội cũng chuẩn bị đầu tư dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt dự kiến xây dựng tương tự hầm chui Thanh Xuân, Trung Hòa với 4 làn xe. Dự án có mức dự toán khoảng 700 tỷ đồng./.
Hầm đường bộ tại nút giao thông Kim Liên -Đại Cồ Việt là hầm chui cơ giới đầu tiên tại Hà Nội có chiều dài đường hầm 644m, rộng 18,5m, chiều cao trong hầm 6,25m. Trong tổng chiều dài hầm có 140m hầm kín, hầm hở dài 405m và 99m đường dẫn.
Tổng mức đầu tư của dự án gần 400 tỉ đồng. Công trình được khởi công ngày 5/7/2006 khánh thành 16/6/2009. Hầm Kim Liên là hạng mục giao thông quan trọng của Hà Nội. Công trình đã giúp cải thiện tình trạng ùn tắc tại khu vực Đại Cồ Việt - Xã Đàn.
Vào thời điểm xây dựng, công trình được xem là đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á.
Hầm chui Thanh Xuân, tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) - Vành đai 3, hầm dài 980m, chiều dài của phần hầm kín là 109 m được khởi công từ tháng 6/2014 chính thức thông xe ngày 8/1/2016.
Hầm có tổng mức đầu tư 551 tỷ đồng với 4 làn xe chạy, mỗi làn rộng 3,5m.
Hầm chui Thanh Xuân được xây dựng theo hướng Nguyễn Trãi - Quốc lộ 6 để tách phương tiện giao thông trên đường Nguyễn Trãi khỏi khu vực giao cắt.
Hầm chui Thanh Xuân được thi công song song với dự án đường sắt trên cao, hệ thống trụ đường sắt đi qua dải phân cách giữa ở hai ống hầm. Cùng với tuyến đường sắt trên cao, cao tốc trên cao và đường bộ, đây là nút giao 4 tầng đầu tiên tại Thủ đô. Hầm chui Thanh Xuân góp phần giảm tải tình trạng ùn tắc kéo dài trong nhiều năm qua và xung đột giao thông từ các hướng Trần Phú, Hà Đông, Nguyễn Xiển và Khuất Duy Tiến khi qua nút giao này.
Hầm chui Trung Hòa được thông xe cùng ngày với hầm chui Thanh Xuân.
Hầm chui Trung Hòa kết nối đường Trần Duy Hưng với đại lộ Thăng Long. Tổng mức đầu tư 1.087 tỷ đồng. Phần hầm kín và phần hầm hở phía đường Trần Duy Hưng gồm hai hầm riêng biệt, mỗi hầm có bề rộng 12m, gồm 3 làn xe cơ giới. Phần hầm hở phía đại lộ Thăng Long gồm 2 hầm riêng biệt, mỗi hầm có bề rộng 16,25m.
Từ sau khi đưa vào sử dụng đến nay, hầm chui Trung Hoà giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông trên nút giao Vành đai 3 (Khuất Duy Tiến và đại lộ Thăng Long).
Hầm chui Lê Văn Lương với vốn đầu tư 700 tỷ đồng bắt đầu thông xe, góp phần giảm ùn tắc tại nút giao với vành đai 3 được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 5/10/2022. Tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng trên 500 tỷ đồng được trích từ nguồn ngân sách thành phố, thời gian thi công 18 tháng. Tổng chiều dài hầm là 475m, trong đó hầm kín dài 95m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380m (mỗi bên dài 190m). Có hai hầm riêng biệt, mỗi hầm có bề rộng 7,75m, lưu thông mỗi chiều 2 làn xe cơ giới, mỗi làn rộng 3,5m.
Sau khi hầm chui Lê Văn Lương đi vào hoạt động, nút giao thông tại đây sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại. Việc khánh thành công trình nhằm giải quyết kịp thời tình trạng xung đột giao thông tại nút giao Vành đai 3 (Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu) đã tồn tại nhiều năm qua, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông của Thủ đô.
Ngày 6/10/2022, TP Hà Nội khởi công hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng dài 460m, với quy mô 4 làn xe, có tổng mức đầu tư 778 tỷ đồng. Thời gian thi công 30 tháng.
Điểm đầu của hầm chui kết nối với dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A. Điểm cuối kết nối với đường Kim Đồng, cách vị trí giao cắt với Quốc lộ 1A khoảng 460m.
Cùng với đó, TP Hà Nội cũng chuẩn bị đầu tư dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt dự kiến xây dựng tương tự hầm chui Thanh Xuân, Trung Hòa với 4 làn xe. Dự án có mức dự toán khoảng 700 tỷ đồng./.