Sáng ngày 12/2 (tức mùng 8 tháng Giêng), tại sân đình Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã tưng bừng diễn ra lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm.Theo các cụ cao niên trong làng, lễ hội thổi cơm thi của làng Thị Cấm bắt nguồn từ việc tưởng nhớ công ơn của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền rằng, ông là tướng quân của Vua Hùng thứ 18, từng đóng quân ở làng Thị Cấm và thường tổ chức cho quân lính thi thổi cơm.Sau khi tướng quân Phan Tây Nhạc mất, dân làng nơi đây đã tôn ông làm Thành hoàng làng, hàng năm vào đúng ngày mùng 8 Tết dân làng Thị Cấm lại cùng nhau mở hội thi thổi cơm để nhắc nhở con cháu tưởng nhớ đến công ơn xưa.Tham gia phần thi thổi cơm, có 4 đội chơi. Mỗi đội sẽ được ban tổ chức chuẩn bị cho các đồ đạc như chày, cối, niêu cơm, rơm, diêm...4 đội tham gia thi sẽ cử ra một nam tham gia kéo lửa. Việc kéo lửa cần phải có một nắm rơm được vo nát làm bùi nhùi mồi lửa. Để kéo lửa ra, các đội cần lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi rồi dùng hai thanh tre ốp một mảng trên, một mảng dưới, sau đó giữ chắc hai đầu và kéo co cho cật giang cọ sát vào tre nhiều lần.Ngoài ra cả 4 đội thi tương ứng với 4 giáp tham gia lễ hội. Các đội phải cử ra một thiếu niên tham gia thi chạy đến bờ sông Nhuệ để lấy nước về nấu cơm...... nhưng để đảm bảo chất lượng nguồn nước ban tổ chức thường lấy nước đã chuẩn bị sẵn.Ngay khi ban tổ chức hô hiệu lệnh bắt đầu, các đội khẩn trương vào vị trí và sẵn sàng thi đấu.Những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh được cử ra cho thóc vào cối đá và giã thật mạnh, thật nhanh. Việc giã gạo đòi hỏi phải khéo léo, để làm sao tách được vỏ trấu thật sạch và hạt gạo ít vỡ.Gạo sau khi được giã sẽ đem vo sạch để loại bỏ trấu.Tiếp đó, gạo được cho vào niêu để những người khéo léo thổi cơm.Lửa thổi cơm cần phải đun đều, sau khi cơm cạn nước sẽ được đắp rơm xung quanh để ủ cho niêu cơm chín đều.Các đội thi tham gia đốt rơm xung quanh để ủ niêu cơm.Thời gian thi đấu khoảng 1h đồng hồ, sau khi kết thúc phần thi các bô lão trong làng được cử ra làm trọng tài lần lượt đi xung quanh để lấy niêu cơm của các đội thi.Cả 4 niêu cơm được đưa vào bên trong đình để đánh giá, nhận xét.Các bô lão trong làng sẽ căn cứ vào mùi thơm, độ trắng, độ dẻo của hạt cơm để đánh giá nhận xét niêu cơm ngon nhất. Sau đó, niêu cơm ngon sẽ được đưa lên bàn thờ để cúng Thành hoàng làng.Tham dự ngày hội thổi cơm, dân làng Thị Cấm ai ai cũng từng bừng phấn khởi.Nhiều cụ bà lớn tuổi trong làng cùng con cháu đến vui hội tưng bừng.
Sáng ngày 12/2 (tức mùng 8 tháng Giêng), tại sân đình Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã tưng bừng diễn ra lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm.
Theo các cụ cao niên trong làng, lễ hội thổi cơm thi của làng Thị Cấm bắt nguồn từ việc tưởng nhớ công ơn của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền rằng, ông là tướng quân của Vua Hùng thứ 18, từng đóng quân ở làng Thị Cấm và thường tổ chức cho quân lính thi thổi cơm.
Sau khi tướng quân Phan Tây Nhạc mất, dân làng nơi đây đã tôn ông làm Thành hoàng làng, hàng năm vào đúng ngày mùng 8 Tết dân làng Thị Cấm lại cùng nhau mở hội thi thổi cơm để nhắc nhở con cháu tưởng nhớ đến công ơn xưa.
Tham gia phần thi thổi cơm, có 4 đội chơi. Mỗi đội sẽ được ban tổ chức chuẩn bị cho các đồ đạc như chày, cối, niêu cơm, rơm, diêm...
4 đội tham gia thi sẽ cử ra một nam tham gia kéo lửa. Việc kéo lửa cần phải có một nắm rơm được vo nát làm bùi nhùi mồi lửa. Để kéo lửa ra, các đội cần lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi rồi dùng hai thanh tre ốp một mảng trên, một mảng dưới, sau đó giữ chắc hai đầu và kéo co cho cật giang cọ sát vào tre nhiều lần.
Ngoài ra cả 4 đội thi tương ứng với 4 giáp tham gia lễ hội. Các đội phải cử ra một thiếu niên tham gia thi chạy đến bờ sông Nhuệ để lấy nước về nấu cơm...
... nhưng để đảm bảo chất lượng nguồn nước ban tổ chức thường lấy nước đã chuẩn bị sẵn.
Ngay khi ban tổ chức hô hiệu lệnh bắt đầu, các đội khẩn trương vào vị trí và sẵn sàng thi đấu.
Những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh được cử ra cho thóc vào cối đá và giã thật mạnh, thật nhanh. Việc giã gạo đòi hỏi phải khéo léo, để làm sao tách được vỏ trấu thật sạch và hạt gạo ít vỡ.
Gạo sau khi được giã sẽ đem vo sạch để loại bỏ trấu.
Tiếp đó, gạo được cho vào niêu để những người khéo léo thổi cơm.
Lửa thổi cơm cần phải đun đều, sau khi cơm cạn nước sẽ được đắp rơm xung quanh để ủ cho niêu cơm chín đều.
Các đội thi tham gia đốt rơm xung quanh để ủ niêu cơm.
Thời gian thi đấu khoảng 1h đồng hồ, sau khi kết thúc phần thi các bô lão trong làng được cử ra làm trọng tài lần lượt đi xung quanh để lấy niêu cơm của các đội thi.
Cả 4 niêu cơm được đưa vào bên trong đình để đánh giá, nhận xét.
Các bô lão trong làng sẽ căn cứ vào mùi thơm, độ trắng, độ dẻo của hạt cơm để đánh giá nhận xét niêu cơm ngon nhất. Sau đó, niêu cơm ngon sẽ được đưa lên bàn thờ để cúng Thành hoàng làng.
Tham dự ngày hội thổi cơm, dân làng Thị Cấm ai ai cũng từng bừng phấn khởi.
Nhiều cụ bà lớn tuổi trong làng cùng con cháu đến vui hội tưng bừng.