Tại ngõ 60 Hàng Than có một cửa hiệu bánh cốm đã duy trì được gần một thế kỷ. Trải qua ba đời, nơi đây vẫn lưu giữ được loại bánh cốm mà người Hà Nội không thể nào quên.Đầu thế kỷ trước, hai cụ Nguyễn Đăng Sanh và Tô Thị Vĩnh mở một hiệu bánh cốm xào, bán kèm cả bánh gai mang tên Vĩnh Lộc. Nhờ vào vị ngon đặc biệt, tiệm bánh nhanh chóng thu hút rất đông khách vào thời điểm bấy giờ. Tiếng lành đồn xa, tiệm bánh không những thu hút cả khách trong nước mà còn được người Pháp lúc đó rất ưa thích.Tiếng tăm về tiệm bánh truyền đến tai vua Bảo Đại, vua đích thân xuống thưởng lãm. Sau khi ăn xong, vua tấm tắc khen. Và để giữ gìn món đặc sản độc đáo của dân tộc, Bảo Đại đã ban sắc chỉ cho tiệm bánh Vĩnh Lộc, trong đó khen hương vị "tuyệt hảo". Ngày ngay, sắc chỉ vẫn được con cháu lưu giữ và thờ một cách trang trọng như một niềm tự hào của người làm cốm Hà thành.Trải qua bao biến cố của thời gian, tiệm bánh nay chỉ còn lại một cửa hiệu trong ngõ. Nhưng con cháu vẫn duy trì nghề làm bánh cốm xào đặc biệt duy nhất chỉ có tại Hà Nội.Đến nay, nghề đã truyền đến đời thứ ba. Những bình chứa cốm khô, bông lúa mới được bài trí trang trọng như một điểm nhấn cũng như nhắc nhở về món quà quý độc đáo của người dân thủ đô.Bao bì, màu sắc hay vị bánh cũng khác hoàn toàn các tiệm bánh khác. Theo nhiều người Hà Nội gốc, đây mới chính là món bánh cốm giữ nguyên được truyền thống mà không phải người nào cũng biết.Công đoạn làm bánh rất kỳ công và trải qua rất nhiều công đoạn. Hạt cốm tươi được “quay” theo bí kíp riêng, với gia vị và các thức mà không phải ai cũng được truyền nghề.Sau khi cốm “quay” xong, mỗi mẻ cốm được đóng gói nhanh chóng để giữ nguyên được vị thơm ngon truyền thống.Nhân bánh cốm xào cũng được làm rất kỳ công từ loại đậu xanh ngon, sau đó xào với đường, nhào công phu rồi chia nhỏ cho mỗi phần bánh cốm.Người thợ làm bánh thuần thục chia nhỏ từng phần bánh cùng với nhân đỗ đã chia phần.Các phần được chia nhanh chóng rất đều tay.Cùng sự khéo léo là tình yêu nghề đặt vào từng chiếc bánh.Mỗi chiếc bánh được bọc bằng nilon để giữ được độ ẩm, độ dẻo và bảo quản được lâu hơn.Mỗi chiếc bánh bình thường bảo quản được 4-5 ngày, lâu hơn so với loại bánh cốm ở các hàng khác.Màu sắc của bánh thường vàng và nhạt hơn (bên phải) so với loại bánh cốm thông thường (bên trái). Mùi vị cũng rất thanh, không quá ngọt nên không bị ngán. Ăn bánh rất dẻo, giữ nguyên được vị thơm đặc trưng của hạt cốm tươi.Giống như các loại bánh cốm khác, nhiều người Hà Nội coi đây là món quà không thể thiếu, đặc biệt là trong các đám cưới hỏi.Ngoài ra, chủ nhân đời thứ ba của tiệm đã sáng tạo ra nhiều món mới dựa trên nguyên liệu chủ đạo là bánh cốm tươi xào. Trong hình là món chè thái cốm xào duy nhất tại phố Hàng Than. Món chè ăn thanh mát và ngon hơn hẳn nhờ vị thơm và đặc trưng của bánh cốm.Ngày nay, truyền thống của gia đình vẫn được gia chủ nâng niu và trân trọng như một tài sản vô giá. Cửa tiệm vẫn đang duy trì loại bánh cốm truyền thống nổi danh này trong nền kinh tế thị trường và sự biến tướng của nhiều loại bánh cốm khác.Cô Lương Thị Dung, cháu dâu trưởng của hai cụ Nguyễn Đăng Sanh và Tô Thị Vĩnh tự hào với cuốn lịch sử truyền thống của gia đình. Cô mong muốn nghề truyền thống của hai cụ sẽ được bảo tồn để món quà truyền thống, món bánh độc đáo của riêng người Hà Nội mãi mãi được giữ gìn.
Tại ngõ 60 Hàng Than có một cửa hiệu bánh cốm đã duy trì được gần một thế kỷ. Trải qua ba đời, nơi đây vẫn lưu giữ được loại bánh cốm mà người Hà Nội không thể nào quên.
Đầu thế kỷ trước, hai cụ Nguyễn Đăng Sanh và Tô Thị Vĩnh mở một hiệu bánh cốm xào, bán kèm cả bánh gai mang tên Vĩnh Lộc. Nhờ vào vị ngon đặc biệt, tiệm bánh nhanh chóng thu hút rất đông khách vào thời điểm bấy giờ. Tiếng lành đồn xa, tiệm bánh không những thu hút cả khách trong nước mà còn được người Pháp lúc đó rất ưa thích.
Tiếng tăm về tiệm bánh truyền đến tai vua Bảo Đại, vua đích thân xuống thưởng lãm. Sau khi ăn xong, vua tấm tắc khen. Và để giữ gìn món đặc sản độc đáo của dân tộc, Bảo Đại đã ban sắc chỉ cho tiệm bánh Vĩnh Lộc, trong đó khen hương vị "tuyệt hảo". Ngày ngay, sắc chỉ vẫn được con cháu lưu giữ và thờ một cách trang trọng như một niềm tự hào của người làm cốm Hà thành.
Trải qua bao biến cố của thời gian, tiệm bánh nay chỉ còn lại một cửa hiệu trong ngõ. Nhưng con cháu vẫn duy trì nghề làm bánh cốm xào đặc biệt duy nhất chỉ có tại Hà Nội.
Đến nay, nghề đã truyền đến đời thứ ba. Những bình chứa cốm khô, bông lúa mới được bài trí trang trọng như một điểm nhấn cũng như nhắc nhở về món quà quý độc đáo của người dân thủ đô.
Bao bì, màu sắc hay vị bánh cũng khác hoàn toàn các tiệm bánh khác. Theo nhiều người Hà Nội gốc, đây mới chính là món bánh cốm giữ nguyên được truyền thống mà không phải người nào cũng biết.
Công đoạn làm bánh rất kỳ công và trải qua rất nhiều công đoạn. Hạt cốm tươi được “quay” theo bí kíp riêng, với gia vị và các thức mà không phải ai cũng được truyền nghề.
Sau khi cốm “quay” xong, mỗi mẻ cốm được đóng gói nhanh chóng để giữ nguyên được vị thơm ngon truyền thống.
Nhân bánh cốm xào cũng được làm rất kỳ công từ loại đậu xanh ngon, sau đó xào với đường, nhào công phu rồi chia nhỏ cho mỗi phần bánh cốm.
Người thợ làm bánh thuần thục chia nhỏ từng phần bánh cùng với nhân đỗ đã chia phần.
Các phần được chia nhanh chóng rất đều tay.
Cùng sự khéo léo là tình yêu nghề đặt vào từng chiếc bánh.
Mỗi chiếc bánh được bọc bằng nilon để giữ được độ ẩm, độ dẻo và bảo quản được lâu hơn.
Mỗi chiếc bánh bình thường bảo quản được 4-5 ngày, lâu hơn so với loại bánh cốm ở các hàng khác.
Màu sắc của bánh thường vàng và nhạt hơn (bên phải) so với loại bánh cốm thông thường (bên trái). Mùi vị cũng rất thanh, không quá ngọt nên không bị ngán. Ăn bánh rất dẻo, giữ nguyên được vị thơm đặc trưng của hạt cốm tươi.
Giống như các loại bánh cốm khác, nhiều người Hà Nội coi đây là món quà không thể thiếu, đặc biệt là trong các đám cưới hỏi.
Ngoài ra, chủ nhân đời thứ ba của tiệm đã sáng tạo ra nhiều món mới dựa trên nguyên liệu chủ đạo là bánh cốm tươi xào. Trong hình là món chè thái cốm xào duy nhất tại phố Hàng Than. Món chè ăn thanh mát và ngon hơn hẳn nhờ vị thơm và đặc trưng của bánh cốm.
Ngày nay, truyền thống của gia đình vẫn được gia chủ nâng niu và trân trọng như một tài sản vô giá. Cửa tiệm vẫn đang duy trì loại bánh cốm truyền thống nổi danh này trong nền kinh tế thị trường và sự biến tướng của nhiều loại bánh cốm khác.
Cô Lương Thị Dung, cháu dâu trưởng của hai cụ Nguyễn Đăng Sanh và Tô Thị Vĩnh tự hào với cuốn lịch sử truyền thống của gia đình. Cô mong muốn nghề truyền thống của hai cụ sẽ được bảo tồn để món quà truyền thống, món bánh độc đáo của riêng người Hà Nội mãi mãi được giữ gìn.