Đường ngang dân sinh là một trong những nơi có nguy cơ gây mất an toàn đường sắt cao nhất. Hiện nay, ngoài các điểm có gác chắn tự động, gác chắn điều khiển vẫn còn nhiều nơi chỉ có gác chắn thô sơ thậm chí không có, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giữa các phương tiện với tàu hỏa. Ảnh: Tùng Đinh.Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có 85 đường ngang hợp pháp, trong đó, 33 đường có gác chắn, 23 đường có cảnh báo tự động và 29 đường có biển báo. Tại khu vực đường sắt đi qua cầu Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa có 2 gác chắn ở 2 đầu cầu. Trong đó, điểm gác phía Bắc (Km167+980) được lựa chọn là nơi lắp đặt thí điểm hệ thống radar cảnh báo chướng ngại vật đường ngang đầu tiên của cả nước. Ảnh: Tùng Đinh.Hệ thống này hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có nhiều điểm ưu việt hơn các hệ thống tín hiệu đường sắt từ trước đến nay. Trong ảnh là một phần tủ xử lý dữ liệu của hệ thống, thông tin từ các radar bên ngoài được truyền vào khu vực này. Ảnh: Tùng Đinh.Theo đơn vị chủ đề tài nghiên cứu, lắp đặt hệ thống radar - Công ty cổ phần thông tín hiệu đường sắt Vinh (thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam), hệ thống radar phát hiện khi tàu đang đến qua bộ cảm biến tiếp cận, đèn và chuông trên cột tín hiệu đường bộ tự động cảnh báo. Ảnh: Tùng Đinh.Hệ thống kiểm tra chướng ngại vật sẽ tự động bắt đầu giám sát xem trong khu vực đường ngang có chướng ngại vật hay không. Nếu có, bộ phận xử lý thông tin sẽ phát tín hiệu cảnh báo (đèn đỏ) cho tàu từ khoảng cách 100m trước đường ngang để chủ động giảm tốc độ hoặc phanh, tránh xảy ra va chạm. Ảnh: Tùng Đinh.Anh Lê Ngọc Giang, người làm nhiệm vụ tại đường ngang Km167+980 cho biết, hệ thống radar được lắp đặt từ 20/5, hoạt động tốt nhưng chưa ghi nhận chướng ngại vật nào trên đường ngang khi các đoàn tàu đi qua. Theo anh Giang, việc bổ sung các hệ thống hiện đại sẽ giúp người vận hành được hỗ trợ rất nhiều, giảm nguy cơ sai lầm do yếu tố con người trong việc duy trì an ninh, trật tự tại điểm gác. Ảnh: Tùng Đinh.Phía bên ngoài đường ngang, hệ thống được trang bị 4 radar, trong đó các radar nhãn vàng chuyên quét các chướng ngại vật động. Bán kính làm việc của các radar này có thể điều chỉnh tùy theo bề rộng đường ngang, từ 15-30m. Ảnh: Tùng Đinh.Trong khi đó, hệ thống radar quét chướng ngại vật tĩnh có nhã màu đen, hoạt động tương tự. Ảnh: Tùng Đinh.Sau khi hệ thống radar này chạy thử nghiệm, dự kiến đến thág 11/2019, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam sẽ đánh giá hiệu quả để có thể triển khai trên diện rộng ở các đường ngang dân sinh qua đường sắt. Ảnh: Tùng Đinh.
Đường ngang dân sinh là một trong những nơi có nguy cơ gây mất an toàn đường sắt cao nhất. Hiện nay, ngoài các điểm có gác chắn tự động, gác chắn điều khiển vẫn còn nhiều nơi chỉ có gác chắn thô sơ thậm chí không có, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giữa các phương tiện với tàu hỏa. Ảnh: Tùng Đinh.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có 85 đường ngang hợp pháp, trong đó, 33 đường có gác chắn, 23 đường có cảnh báo tự động và 29 đường có biển báo. Tại khu vực đường sắt đi qua cầu Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa có 2 gác chắn ở 2 đầu cầu. Trong đó, điểm gác phía Bắc (Km167+980) được lựa chọn là nơi lắp đặt thí điểm hệ thống radar cảnh báo chướng ngại vật đường ngang đầu tiên của cả nước. Ảnh: Tùng Đinh.
Hệ thống này hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có nhiều điểm ưu việt hơn các hệ thống tín hiệu đường sắt từ trước đến nay. Trong ảnh là một phần tủ xử lý dữ liệu của hệ thống, thông tin từ các radar bên ngoài được truyền vào khu vực này. Ảnh: Tùng Đinh.
Theo đơn vị chủ đề tài nghiên cứu, lắp đặt hệ thống radar - Công ty cổ phần thông tín hiệu đường sắt Vinh (thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam), hệ thống radar phát hiện khi tàu đang đến qua bộ cảm biến tiếp cận, đèn và chuông trên cột tín hiệu đường bộ tự động cảnh báo. Ảnh: Tùng Đinh.
Hệ thống kiểm tra chướng ngại vật sẽ tự động bắt đầu giám sát xem trong khu vực đường ngang có chướng ngại vật hay không. Nếu có, bộ phận xử lý thông tin sẽ phát tín hiệu cảnh báo (đèn đỏ) cho tàu từ khoảng cách 100m trước đường ngang để chủ động giảm tốc độ hoặc phanh, tránh xảy ra va chạm. Ảnh: Tùng Đinh.
Anh Lê Ngọc Giang, người làm nhiệm vụ tại đường ngang Km167+980 cho biết, hệ thống radar được lắp đặt từ 20/5, hoạt động tốt nhưng chưa ghi nhận chướng ngại vật nào trên đường ngang khi các đoàn tàu đi qua. Theo anh Giang, việc bổ sung các hệ thống hiện đại sẽ giúp người vận hành được hỗ trợ rất nhiều, giảm nguy cơ sai lầm do yếu tố con người trong việc duy trì an ninh, trật tự tại điểm gác. Ảnh: Tùng Đinh.
Phía bên ngoài đường ngang, hệ thống được trang bị 4 radar, trong đó các radar nhãn vàng chuyên quét các chướng ngại vật động. Bán kính làm việc của các radar này có thể điều chỉnh tùy theo bề rộng đường ngang, từ 15-30m. Ảnh: Tùng Đinh.
Trong khi đó, hệ thống radar quét chướng ngại vật tĩnh có nhã màu đen, hoạt động tương tự. Ảnh: Tùng Đinh.
Sau khi hệ thống radar này chạy thử nghiệm, dự kiến đến thág 11/2019, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam sẽ đánh giá hiệu quả để có thể triển khai trên diện rộng ở các đường ngang dân sinh qua đường sắt. Ảnh: Tùng Đinh.