Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đăk Nông, đến trưa 10/8, hai hồ đập thủy điện là Đắk Kar và Đắk Sin đều đã về mức an toàn, không ảnh hưởng tới vùng hạ du. Tuy nhiên, con đường dẫn vào thủy điện Đăk Sin 1 bị vùi lấp, chưa có phương án khắc phục.Thủy điện Đắk Sin 1, tại thôn 7, xã Hưng Bình, huyện Đắk R'lấp, nơi đang có sự cố sạt lở nghiêm trọng, đến trưa nay vẫn đang bị cô lập hoàn toàn.Ông Đinh Xuân Nhơn, Giám đốc Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 cho biết: Do ảnh hưởng của tình hình mưa lũ đã khiến nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 bị tê liệt hoàn toàn. Tất cả hệ thống đường giao thông dẫn vào nhà máy bị sạt lở, đất đá khiến giao thông tê liệt, phương tiện bên ngoài không tiếp cận được nhà máy.Sạt lở đất đá đã làm vỡ một đoạn đường ống áp suất của thủy điện nên đơn vị đã dừng hoạt động nhà máy và khẩn trương tìm biện pháp khắc phục sự cố.“Tới thời điểm hiện tại toàn bộ tuyến đường dài 5km đều bị sạt lở không tiếp cận được nên chúng tôi đang giải quyết những vấn đề dễ hơn. Còn lòng hồ thủy điện thì đang an toàn, mức nước tiếp tục hạ, thượng lưu và hạ lưu đều an toàn”, ông Nhơn nói.Trước đó, do mưa lớn, lượng nước về nhiều gây vỡ đường ống áp lực, Công ty Cổ phần VRG Đắk Nông có văn bản gửi UBND tỉnh báo cáo về việc xả lũ khẩn cấp, bằng biện pháp mở cửa xả nước làm chậm gia tăng mực nước hồ để bảo đảm an toàn đập.Trước tình trạng trên Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 đã chủ động dùng máy, đóng ngắt tất cả các thiết bị điện, kịp thời đưa toàn bộ các thiết bị điện và toàn bộ ca trực vận hành ra khỏi nhà máy, các vị trí nguy hiểm.Ông Phạm Quang Vượng, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đắk R'lấp cho biết: “Hiện tại sự cố kẹt van xả vẫn chưa xử lý được, giải pháp là đang lấy Ba Lăng (tời kéo) phụ kéo lên, hoặc đưa cơ giới vào để có thể khơi rảnh bên phải đập, hiện tại mức nước đang xuống so với mặt tràn là hơn 7 mét, vẫn đang an toàn chưa có gì nguy hiểm”.Ông Lê Văn Thị, Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, mực nước tại hồ thủy điện Đắk Kar đã hạ xuống 2,5m và đạt ngưỡng an toàn. Hiện nay, các đơn vị vẫn đang khẩn trương khắc phục sự cố van xả tràn nên việc xả nước vẫn phải thực hiện bằng cách xả qua đường ống áp lực. Nếu trong những ngày tới, trời vẫn tiếp tục mưa lớn thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên.Trước đó vào chiều 9/8, ông Huỳnh Anh Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết: tỉnh đã chỉ đạo huyện Bù Đăng nhanh chóng sơ tán 5.000 hộ dân thuộc 4 xã Đồng Nai, Phước Sơn, Thống Nhất và Đăng Hà ở vùng hạ lưu thủy điện Đắk Kar. Trong đó, có 200 hộ dân và số người ở trong các chòi rẫy. Những hộ này được sắp xếp tới nhà ở các khu vực cao và nhà người quen. Hiện tại, huyện Bù Đăng đã bố trí chỗ ở tạm thời cho người dân trong quá trình chờ xử lý sự cố tại thuỷ điện Đắk Kar.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đăk Nông, đến trưa 10/8, hai hồ đập thủy điện là Đắk Kar và Đắk Sin đều đã về mức an toàn, không ảnh hưởng tới vùng hạ du. Tuy nhiên, con đường dẫn vào thủy điện Đăk Sin 1 bị vùi lấp, chưa có phương án khắc phục.
Thủy điện Đắk Sin 1, tại thôn 7, xã Hưng Bình, huyện Đắk R'lấp, nơi đang có sự cố sạt lở nghiêm trọng, đến trưa nay vẫn đang bị cô lập hoàn toàn.
Ông Đinh Xuân Nhơn, Giám đốc Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 cho biết: Do ảnh hưởng của tình hình mưa lũ đã khiến nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 bị tê liệt hoàn toàn. Tất cả hệ thống đường giao thông dẫn vào nhà máy bị sạt lở, đất đá khiến giao thông tê liệt, phương tiện bên ngoài không tiếp cận được nhà máy.
Sạt lở đất đá đã làm vỡ một đoạn đường ống áp suất của thủy điện nên đơn vị đã dừng hoạt động nhà máy và khẩn trương tìm biện pháp khắc phục sự cố.
“Tới thời điểm hiện tại toàn bộ tuyến đường dài 5km đều bị sạt lở không tiếp cận được nên chúng tôi đang giải quyết những vấn đề dễ hơn. Còn lòng hồ thủy điện thì đang an toàn, mức nước tiếp tục hạ, thượng lưu và hạ lưu đều an toàn”, ông Nhơn nói.
Trước đó, do mưa lớn, lượng nước về nhiều gây vỡ đường ống áp lực, Công ty Cổ phần VRG Đắk Nông có văn bản gửi UBND tỉnh báo cáo về việc xả lũ khẩn cấp, bằng biện pháp mở cửa xả nước làm chậm gia tăng mực nước hồ để bảo đảm an toàn đập.
Trước tình trạng trên Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 đã chủ động dùng máy, đóng ngắt tất cả các thiết bị điện, kịp thời đưa toàn bộ các thiết bị điện và toàn bộ ca trực vận hành ra khỏi nhà máy, các vị trí nguy hiểm.
Ông Phạm Quang Vượng, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đắk R'lấp cho biết: “Hiện tại sự cố kẹt van xả vẫn chưa xử lý được, giải pháp là đang lấy Ba Lăng (tời kéo) phụ kéo lên, hoặc đưa cơ giới vào để có thể khơi rảnh bên phải đập, hiện tại mức nước đang xuống so với mặt tràn là hơn 7 mét, vẫn đang an toàn chưa có gì nguy hiểm”.
Ông Lê Văn Thị, Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, mực nước tại hồ thủy điện Đắk Kar đã hạ xuống 2,5m và đạt ngưỡng an toàn. Hiện nay, các đơn vị vẫn đang khẩn trương khắc phục sự cố van xả tràn nên việc xả nước vẫn phải thực hiện bằng cách xả qua đường ống áp lực. Nếu trong những ngày tới, trời vẫn tiếp tục mưa lớn thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên.
Trước đó vào chiều 9/8, ông Huỳnh Anh Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết: tỉnh đã chỉ đạo huyện Bù Đăng nhanh chóng sơ tán 5.000 hộ dân thuộc 4 xã Đồng Nai, Phước Sơn, Thống Nhất và Đăng Hà ở vùng hạ lưu thủy điện Đắk Kar. Trong đó, có 200 hộ dân và số người ở trong các chòi rẫy. Những hộ này được sắp xếp tới nhà ở các khu vực cao và nhà người quen. Hiện tại, huyện Bù Đăng đã bố trí chỗ ở tạm thời cho người dân trong quá trình chờ xử lý sự cố tại thuỷ điện Đắk Kar.