Hiện nay, tại TP.HCM có nhiều kênh, rạch, khu nhà ổ chuột ven sông trong nội thành đang bị ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị. Nhiều năm qua, TP.HCM vẫn đang đi tìm giải pháp để giải quyết vấn đề này cho tương lai, tuy nhiên vẫn chưa có phương án cụ thể.
Đầu tháng 9/2019, UBND TP.HCM đã tổ chức hội thảo quy hoạch phát triển bờ kè sông Sài Gòn và sông, kênh rạch nội thành đưa ra các giải pháp hoàn thành cơ bản hệ thống kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025.
Hiện tại, khu vực bị cho là ô nhiễm nhất TP.HCM chính là rạch Xuyên Tâm, nằm ở quận Bình Thạnh. Với chiều dài 6,2 km, khoảng 1.600 hộ dân đang sinh sống xung quanh con rạch ô nhiễm này.
Hệ thống rạch Xuyên Tâm hiện đang tải nước thải của 40% người dân quận Bình Thạnh với lượng nước thải khoảng 40.000m3/ngày chưa qua xử lý.
Ngoài ra, dọc các dòng kênh Đôi, kênh Tẻ hay những khu vực ven sông thuộc địa bàn quận 4, quận 7, quận 8… (TPHCM), không khó bắt gặp những căn nhà xập xệ, được che chắn tạm bằng những mái tôn cũ nát, những mảnh bìa các tông nham nhở, nằm vắt mình trên những chiếc cọc chống yếu ớt nổi trên mặt nước hôi thối.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân từng chia sẻ tại hội nghị rằng nhiều nước trên thế giới, đã từng gặp thất bại trong việc quy hoạch và sử dụng đất ven sông. TP.HCM phải tiếp nhận và học hỏi những kinh nghiệm mới của nhiều nước trong vấn đề này.
Liên quan tới vấn đề trên, ông Khương Văn Mười, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã nêu ra thực trạng và các vấn đề tại nhiều kênh, rạch ở TP.HCM đang làm ảnh hưởng tới môi trường và mất mỹ quan đô thị TP. Theo ông Mười, nhiều khu kênh, rạch, khu nhà ổ chuột ven sông, kênh rạch ở đang bị ô nhiễm nặng nề do rác, nước thải, làm ảnh hưởng xấu tới môi trường xã hội, điều kiện phát triển của cư dân tại đây bị ảnh hưởng lớn.
Từ đó, cư dân ở đây có thể sẽ phải đối mặt tình trạnh sức khoẻ xấu, xuất hiện nhiều tệ nạn hơn, về lâu dài sẽ để lại những hậu quả lớn cho toàn cộng đồng.
Với thực trạng trên, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề xuất áp dụng biện pháp "giải tỏa trắng" không gian dọc nhiều kênh, rạch, tuyến sông nội thành ở TP.HCM để tạo dựng lại một môi trường sống mới, đầy đủ tiện chức năng hơn.
Kiến trức sư cũng góp ý, TP.HCM nên thực hiện phương án này theo hình thức cuốn chiếu từ giai đoạn. Trong đó sẽ tổ chức tái định cư cho người dân, tạo dựng lại nếp sông an toàn về kinh tế và xã hội cho những khu vực dân cư này.
Hiện nay, tại TP.HCM có nhiều kênh, rạch, khu nhà ổ chuột ven sông trong nội thành đang bị ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị. Nhiều năm qua, TP.HCM vẫn đang đi tìm giải pháp để giải quyết vấn đề này cho tương lai, tuy nhiên vẫn chưa có phương án cụ thể.
Đầu tháng 9/2019, UBND TP.HCM đã tổ chức hội thảo quy hoạch phát triển bờ kè sông Sài Gòn và sông, kênh rạch nội thành đưa ra các giải pháp hoàn thành cơ bản hệ thống kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025.
Hiện tại, khu vực bị cho là ô nhiễm nhất TP.HCM chính là rạch Xuyên Tâm, nằm ở quận Bình Thạnh. Với chiều dài 6,2 km, khoảng 1.600 hộ dân đang sinh sống xung quanh con rạch ô nhiễm này.
Hệ thống rạch Xuyên Tâm hiện đang tải nước thải của 40% người dân quận Bình Thạnh với lượng nước thải khoảng 40.000m3/ngày chưa qua xử lý.
Ngoài ra, dọc các dòng kênh Đôi, kênh Tẻ hay những khu vực ven sông thuộc địa bàn quận 4, quận 7, quận 8… (TPHCM), không khó bắt gặp những căn nhà xập xệ, được che chắn tạm bằng những mái tôn cũ nát, những mảnh bìa các tông nham nhở, nằm vắt mình trên những chiếc cọc chống yếu ớt nổi trên mặt nước hôi thối.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân từng chia sẻ tại hội nghị rằng nhiều nước trên thế giới, đã từng gặp thất bại trong việc quy hoạch và sử dụng đất ven sông. TP.HCM phải tiếp nhận và học hỏi những kinh nghiệm mới của nhiều nước trong vấn đề này.
Liên quan tới vấn đề trên, ông Khương Văn Mười, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã nêu ra thực trạng và các vấn đề tại nhiều kênh, rạch ở TP.HCM đang làm ảnh hưởng tới môi trường và mất mỹ quan đô thị TP. Theo ông Mười, nhiều khu kênh, rạch, khu nhà ổ chuột ven sông, kênh rạch ở đang bị ô nhiễm nặng nề do rác, nước thải, làm ảnh hưởng xấu tới môi trường xã hội, điều kiện phát triển của cư dân tại đây bị ảnh hưởng lớn.
Từ đó, cư dân ở đây có thể sẽ phải đối mặt tình trạnh sức khoẻ xấu, xuất hiện nhiều tệ nạn hơn, về lâu dài sẽ để lại những hậu quả lớn cho toàn cộng đồng.
Với thực trạng trên, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề xuất áp dụng biện pháp "giải tỏa trắng" không gian dọc nhiều kênh, rạch, tuyến sông nội thành ở TP.HCM để tạo dựng lại một môi trường sống mới, đầy đủ tiện chức năng hơn.
Kiến trức sư cũng góp ý, TP.HCM nên thực hiện phương án này theo hình thức cuốn chiếu từ giai đoạn. Trong đó sẽ tổ chức tái định cư cho người dân, tạo dựng lại nếp sông an toàn về kinh tế và xã hội cho những khu vực dân cư này.