Vừa qua, ngày 25/2 Thạp đồng văn hóa Đông Sơn ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 11 năm 2022. Đây là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, phân bố chủ yếu tại vùng núi trung du và đồng bằng của các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam.Thạp cao 39 cm, đường kính miệng 33 cm, nặng 5,4 kg. Toàn bộ hiện vật phủ lớp patin hơi xanh gỉ đồng ngả vàng. Căn cứ vào hình dáng, kỹ thuật chế tác và đặc biệt là hoa văn trang trí, thạp đồng này thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại cách ngày nay 2.200-2.300 năm, thuộc thế kỷ 3-2 TCN.Thạp có băng hoa văn ở giữa thân, trang trí 14 con thú trong tư thế đuổi nhau, ngược chiều kim đồng hồ. Thú có miệng dài, thân dài và cong, đuôi dài to, bốn chân có móng rõ ràng, phía sau đầu có bờm (mào) dài. Đến nay, đây là thạp đồng Đông Sơn duy nhất ở Việt Nam có trang trí băng hoa văn này. Đôi quai kép hình mui thuyền gắn nằm ngang, khác với quai dọc thân như các thạp khác. Ngoài ra có băng hoa văn vòng tròn đồng tâm, hồi văn chữ S, trám lồng (hình thoi).Theo hồ sơ bảo vật của Cục Di sản Văn hóa, thạp được công nhận bảo vật quốc gia vì là hiện vật gốc, độc bản, hoa văn sắc nét, độc đáo, được bố cục cân đối, hài hòa mang đặc trưng của văn hóa Đông Sơn.Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, hiện nay trong nước phát hiện được hơn 235 chiếc thạp đồng. Hiện vật của Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng là một trong những chiếc thạp còn nguyên vẹn. Tác phẩm được ông Nguyễn Thế Hồng - giám đốc bảo tàng - nhận chuyển nhượng lại từ nhà sưu tầm nghiên cứu cổ vật Trần Quốc Bình ngày 30/12/2021.Du khách tham quan, chụp ảnh kỷ niệm với Thạp đồng văn hóa Đông Sơn tại Bảo tàng.Bên cạnh đó, Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng còn lưu giữ cổ vật Trống đồng Đông Sơn, đây là một bức tranh lịch sử sống động, cho thấy đời sống văn hóa, tín ngưỡng, sinh hoạt nông nghiệp và nghệ thuật đúc đồng tinh xảo của người Việt cổ.Những họa tiết đặc trưng của trống đồng là Mặt Trời, nhà sàn, chim (phượng hoàng), người nông dân làm ruộng, chăn nuôi gia súc, săn bắn, đánh cá, hát hò, nhảy múa… Một phát hiện thú vị nữa của các nhà khoa học là trên mặt trống đồng còn thể hiện lịch của người Việt cổ, trong đó điển hình là ngôi sao 12 cánh tương ứng với 12 tháng trong năm.Ngoài ra, Bảo tàng tư nhân Hoàng gia Nam Hồng còn sở hữu và lưu giữ khoảng 5.000 hiện vật có giá trị về văn hóa, nghệ thuật và lịch sử. Các hiện vật được chia thành 6 bộ sưu tập gồm: Bộ sưu tập đồ đồng thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn; bộ sưu tập gốm Việt Nam qua các thời kỳ như thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn...... bộ sưu tập đồ sứ (bát, đĩa, ấm chén, khay đựng đồ, chum, thống)... ; bộ sưu tập hiện vật là các đồ gỗ dùng của các gia đình vua chúa, quan lại, địa chủ thời phong kiến của Việt Nam; bộ sưu tập được chế tác từ ngà voi; bộ sưu tập đồng hồ gồm các đồng hồ với nhiều kiểu dáng khác nhau được sản xuất từ thế kỷ XIX, XX có xuất xứ từ Pháp, Đức.>>> Mời độc giả xem thêm video Qatar biến phòng ngủ Messi thành bảo tàng nhỏ sau World Cup 2022 (Nguồn: Kienthucnet)
Vừa qua, ngày 25/2 Thạp đồng văn hóa Đông Sơn ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 11 năm 2022. Đây là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, phân bố chủ yếu tại vùng núi trung du và đồng bằng của các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam.
Thạp cao 39 cm, đường kính miệng 33 cm, nặng 5,4 kg. Toàn bộ hiện vật phủ lớp patin hơi xanh gỉ đồng ngả vàng. Căn cứ vào hình dáng, kỹ thuật chế tác và đặc biệt là hoa văn trang trí, thạp đồng này thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại cách ngày nay 2.200-2.300 năm, thuộc thế kỷ 3-2 TCN.
Thạp có băng hoa văn ở giữa thân, trang trí 14 con thú trong tư thế đuổi nhau, ngược chiều kim đồng hồ. Thú có miệng dài, thân dài và cong, đuôi dài to, bốn chân có móng rõ ràng, phía sau đầu có bờm (mào) dài. Đến nay, đây là thạp đồng Đông Sơn duy nhất ở Việt Nam có trang trí băng hoa văn này. Đôi quai kép hình mui thuyền gắn nằm ngang, khác với quai dọc thân như các thạp khác. Ngoài ra có băng hoa văn vòng tròn đồng tâm, hồi văn chữ S, trám lồng (hình thoi).
Theo hồ sơ bảo vật của Cục Di sản Văn hóa, thạp được công nhận bảo vật quốc gia vì là hiện vật gốc, độc bản, hoa văn sắc nét, độc đáo, được bố cục cân đối, hài hòa mang đặc trưng của văn hóa Đông Sơn.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, hiện nay trong nước phát hiện được hơn 235 chiếc thạp đồng. Hiện vật của Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng là một trong những chiếc thạp còn nguyên vẹn. Tác phẩm được ông Nguyễn Thế Hồng - giám đốc bảo tàng - nhận chuyển nhượng lại từ nhà sưu tầm nghiên cứu cổ vật Trần Quốc Bình ngày 30/12/2021.
Du khách tham quan, chụp ảnh kỷ niệm với Thạp đồng văn hóa Đông Sơn tại Bảo tàng.
Bên cạnh đó, Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng còn lưu giữ cổ vật Trống đồng Đông Sơn, đây là một bức tranh lịch sử sống động, cho thấy đời sống văn hóa, tín ngưỡng, sinh hoạt nông nghiệp và nghệ thuật đúc đồng tinh xảo của người Việt cổ.
Những họa tiết đặc trưng của trống đồng là Mặt Trời, nhà sàn, chim (phượng hoàng), người nông dân làm ruộng, chăn nuôi gia súc, săn bắn, đánh cá, hát hò, nhảy múa… Một phát hiện thú vị nữa của các nhà khoa học là trên mặt trống đồng còn thể hiện lịch của người Việt cổ, trong đó điển hình là ngôi sao 12 cánh tương ứng với 12 tháng trong năm.
Ngoài ra, Bảo tàng tư nhân Hoàng gia Nam Hồng còn sở hữu và lưu giữ khoảng 5.000 hiện vật có giá trị về văn hóa, nghệ thuật và lịch sử. Các hiện vật được chia thành 6 bộ sưu tập gồm: Bộ sưu tập đồ đồng thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn; bộ sưu tập gốm Việt Nam qua các thời kỳ như thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn...
... bộ sưu tập đồ sứ (bát, đĩa, ấm chén, khay đựng đồ, chum, thống)... ; bộ sưu tập hiện vật là các đồ gỗ dùng của các gia đình vua chúa, quan lại, địa chủ thời phong kiến của Việt Nam; bộ sưu tập được chế tác từ ngà voi; bộ sưu tập đồng hồ gồm các đồng hồ với nhiều kiểu dáng khác nhau được sản xuất từ thế kỷ XIX, XX có xuất xứ từ Pháp, Đức.
>>> Mời độc giả xem thêm video Qatar biến phòng ngủ Messi thành bảo tàng nhỏ sau World Cup 2022 (Nguồn: Kienthucnet)