Có một chàng trai cả cuộc đời gắn chặt trên chiếc giường, không bao giờ có cơ hội bước đi bằng chính đôi chân mình, chẳng được cầm cây bút để viết lên những ước mơ. Anh tên là Đỗ Hà Cừ, sống trong một căn nhà của bố mẹ thuộc phường Trần Lãm (thành phố Thái Bình). Khi vừa sinh ra Cừ đã mang trong mình di chứng của chất độc da cam.Năm nay Cừ đã ngoài 30 mùa xuân, cái tuổi lẽ ra phải làm trụ cột chính trong gia đình, là chỗ dựa của cha mẹ thì anh vẫn chỉ như một đứa trẻ lên 3.Bệnh tật đeo đuổi, những quyền cơ bản nhất của con người như được vui chơi, được đến trường, anh đều không thể thực hiện.Khi anh ăn uống, tắm giặt, học hành Cừ đều phải nhờ đôi bàn tay của cha mẹ. Việc giao tiếp với người khác cũng là điều rất khó khăn. Mỗi lời nói ra, dường như anh phải dồn hết cả sức mình mới truyền đạt được cho mọi người hiểu.Hàng ngày thấy con nhìn theo các bạn đồng trang lứa đi học với niềm nuối tiếc, mẹ anh không khỏi đau lòng. Thương con, bà kiên nhẫn dạy anh từng từ, từng chữ, dạy anh biết đọc. Từ đấy, những cuốn sách trở thành một người bạn thân thiết với Cừ.Kể từ đó Cừ có một tình yêu cháy bỏng với sách. Anh đã mở một thư viện nho nhỏ để mọi người đến đọc miễn phí có tên “Không gian đọc Hy Vọng”.“Từ khi có sách, cuộc sống của mình bỗng trở nên rộng mở hơn, không chỉ bó hẹp trong bốn bức tường. Mình hay bình luận về sách trên mạng xã hội và nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người”, anh vừa chia sẻ vừa cố gắng lật giở một trang sách mà với anh, công sức và thời gian làm việc đó còn khó khăn hơn việc đọc. Tuy có sách nhưng anh vẫn luôn cảm thấy cô đơn, thiếu những người bạn thực sự. Vì thế anh đã nảy ra ý tưởng thành lập một tủ sách miễn phí, vừa để truyền cảm hứng đọc sách đến mọi người, vừa để giao lưu, kết thêm bạn mới.Anh và mẹ đi xin sách từ nhiều nơi, tích tiểu thành đại, dần dần số lượng sách tăng lên đáng kể, từ vài chục đến vài trăm cuốn. Đến tháng 7/2015, thư viện với tên “Không gian đọc Hy Vọng” được thành lập, đến nay đã đón nhận hơn 2.000 lượt mượn.Vì thư viện đa dạng các thể loại sách từ văn học, triết học, khoa học đến truyện tranh nên độc giả cũng có nhiều độ tuổi, từ những em học sinh cấp 1 đến những người đã về hưu. Tiếng lành đồn xa, thư viện đón nhận nhiều đầu sách được tặng từ khắp nơi, cùng nhiều bạn trẻ đến làm tình nguyện viên. Từ mô hình không gian đọc của anh, nhiều nơi cũng xây dựng các tủ sách, khôi phục văn hóa đọc.“Tủ sách trên danh nghĩa tôi là người lập ra nhưng thực chất đó là do một tay mẹ tôi lo liệu cả. Từ việc đi xin sách đến sắp xếp lên giá rồi ghi chép mọi người đến mượn. Không có mẹ, cuộc đời tôi thực sự vô nghĩa”, Cừ tâm sự.Từ ngày chăm sóc cho bệnh tình của con trai, bà Sơn (mẹ anh Cừ) chạy đôn chạy đáo khắp trong Nam ngoài Bắc để chữa trị. Ở đâu có ai mách bảo hay bài thuốc hay, bà đều tìm mọi cách để đưa Cừ đến tận nơi.Sau 10 năm đằng đẵng chạy chữa, cuối cùng bà và gia đình đành chịu chấp nhận số phận và cố gắng dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Bà không chỉ dạy Cừ biết chữ mà còn dạy anh cách dùng máy tính. Suốt 30 năm trời, bà Sơn chưa một lần than vãn, vẫn ngày ngày ở bên con, túc trực, chăm sóc. Cừ bảo bà vừa là người mẹ vừa là người bạn lớn nhất cuộc đời mình.Cuộc đời dù có buồn tủi và tăm tối đến đâu mỗi người cũng cần có một niềm tin để sống. Niềm tin ấy với chàng thủ thư đặc biệt của “Không gian đọc Hy Vọng” đến từ những cuốn sách anh say mê và từ tình mẫu tử vô bờ. Nụ cười này có lẽ không mấy khi xuất hiện trong cuộc đời kém may mắn của anh. Nhưng đó là hình ảnh Hà Cừ của hiện tại - một chàng trai trên khuôn mặt luôn tràn ngập niềm vui, thứ mà không phải ai cũng có được dù là người có hoàn cảnh may mắn hơn Cừ.
Có một chàng trai cả cuộc đời gắn chặt trên chiếc giường, không bao giờ có cơ hội bước đi bằng chính đôi chân mình, chẳng được cầm cây bút để viết lên những ước mơ. Anh tên là Đỗ Hà Cừ, sống trong một căn nhà của bố mẹ thuộc phường Trần Lãm (thành phố Thái Bình). Khi vừa sinh ra Cừ đã mang trong mình di chứng của chất độc da cam.
Năm nay Cừ đã ngoài 30 mùa xuân, cái tuổi lẽ ra phải làm trụ cột chính trong gia đình, là chỗ dựa của cha mẹ thì anh vẫn chỉ như một đứa trẻ lên 3.
Bệnh tật đeo đuổi, những quyền cơ bản nhất của con người như được vui chơi, được đến trường, anh đều không thể thực hiện.
Khi anh ăn uống, tắm giặt, học hành Cừ đều phải nhờ đôi bàn tay của cha mẹ. Việc giao tiếp với người khác cũng là điều rất khó khăn. Mỗi lời nói ra, dường như anh phải dồn hết cả sức mình mới truyền đạt được cho mọi người hiểu.
Hàng ngày thấy con nhìn theo các bạn đồng trang lứa đi học với niềm nuối tiếc, mẹ anh không khỏi đau lòng. Thương con, bà kiên nhẫn dạy anh từng từ, từng chữ, dạy anh biết đọc. Từ đấy, những cuốn sách trở thành một người bạn thân thiết với Cừ.
Kể từ đó Cừ có một tình yêu cháy bỏng với sách. Anh đã mở một thư viện nho nhỏ để mọi người đến đọc miễn phí có tên “Không gian đọc Hy Vọng”.
“Từ khi có sách, cuộc sống của mình bỗng trở nên rộng mở hơn, không chỉ bó hẹp trong bốn bức tường. Mình hay bình luận về sách trên mạng xã hội và nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người”, anh vừa chia sẻ vừa cố gắng lật giở một trang sách mà với anh, công sức và thời gian làm việc đó còn khó khăn hơn việc đọc. Tuy có sách nhưng anh vẫn luôn cảm thấy cô đơn, thiếu những người bạn thực sự. Vì thế anh đã nảy ra ý tưởng thành lập một tủ sách miễn phí, vừa để truyền cảm hứng đọc sách đến mọi người, vừa để giao lưu, kết thêm bạn mới.
Anh và mẹ đi xin sách từ nhiều nơi, tích tiểu thành đại, dần dần số lượng sách tăng lên đáng kể, từ vài chục đến vài trăm cuốn. Đến tháng 7/2015, thư viện với tên “Không gian đọc Hy Vọng” được thành lập, đến nay đã đón nhận hơn 2.000 lượt mượn.
Vì thư viện đa dạng các thể loại sách từ văn học, triết học, khoa học đến truyện tranh nên độc giả cũng có nhiều độ tuổi, từ những em học sinh cấp 1 đến những người đã về hưu. Tiếng lành đồn xa, thư viện đón nhận nhiều đầu sách được tặng từ khắp nơi, cùng nhiều bạn trẻ đến làm tình nguyện viên. Từ mô hình không gian đọc của anh, nhiều nơi cũng xây dựng các tủ sách, khôi phục văn hóa đọc.
“Tủ sách trên danh nghĩa tôi là người lập ra nhưng thực chất đó là do một tay mẹ tôi lo liệu cả. Từ việc đi xin sách đến sắp xếp lên giá rồi ghi chép mọi người đến mượn. Không có mẹ, cuộc đời tôi thực sự vô nghĩa”, Cừ tâm sự.
Từ ngày chăm sóc cho bệnh tình của con trai, bà Sơn (mẹ anh Cừ) chạy đôn chạy đáo khắp trong Nam ngoài Bắc để chữa trị. Ở đâu có ai mách bảo hay bài thuốc hay, bà đều tìm mọi cách để đưa Cừ đến tận nơi.
Sau 10 năm đằng đẵng chạy chữa, cuối cùng bà và gia đình đành chịu chấp nhận số phận và cố gắng dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Bà không chỉ dạy Cừ biết chữ mà còn dạy anh cách dùng máy tính. Suốt 30 năm trời, bà Sơn chưa một lần than vãn, vẫn ngày ngày ở bên con, túc trực, chăm sóc. Cừ bảo bà vừa là người mẹ vừa là người bạn lớn nhất cuộc đời mình.
Cuộc đời dù có buồn tủi và tăm tối đến đâu mỗi người cũng cần có một niềm tin để sống. Niềm tin ấy với chàng thủ thư đặc biệt của “Không gian đọc Hy Vọng” đến từ những cuốn sách anh say mê và từ tình mẫu tử vô bờ. Nụ cười này có lẽ không mấy khi xuất hiện trong cuộc đời kém may mắn của anh. Nhưng đó là hình ảnh Hà Cừ của hiện tại - một chàng trai trên khuôn mặt luôn tràn ngập niềm vui, thứ mà không phải ai cũng có được dù là người có hoàn cảnh may mắn hơn Cừ.